Luận Văn Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cơ khí Hà Nội

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    169
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cơ khí Hà NộiChương một :
    MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
    SẢN XUẤT.


    1. Một số vấn đề chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
    1.1 Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất.
    Chi phí sản xuất của một doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định.(tháng, quý, năm)
    Chi phí sản xuất của doanh nghiệp phát sinh thường xuyên và liên tục trong suốt quá trình tồn tại và hoạt động cuả doanh nghiệp . Để tiến hành sản xuất hàng hoá, người sản xuất phải bỏ chi phí về thù lao lao động, về tư liệu lao động và đối tượng lao động.
    Ở đây cần phân biệt giữa chi phí và chi tiêu bởi lẽ doanh nghiệp chỉ được tính là chi phí của kỳ hạch toán những hao phí về tài sản và lao động có liên quan đến khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ chứ không phải mọi khoản chi ra trong kỳ hạch toán. Còn chi tiêu là sự giảm đi đơn thuần các loại vật tư tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp bất kể nó được dùng vào mục đích gì trong suốt các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh. Như vậy, chi tiêu là cơ sở phát sinh của chi phí , không có chi tiêu thì không có chi phí . Chi phí và chi tiêu không những khác nhau về lượng mà còn khác nhau về thời gian, có những khoản chi tiêu kỳ này nhưng chưa được tính vào chi phí và có những khoản tính vào chi phí kỳ này nhưng thực tế chưa chi tiêu.Sở dĩ có sự khác biệt này là do đặc điểm, tính chất vận độngvà phương thức chuyển dịch giá trị của từng loại tài sản vào quá trình sản xuất và yêu cầu kỹ thuật hạch toán chúng.
    Trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, chi phí bao gồm nhiều loại và được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau do đó công tác quản lý cũng như công tác kế toán đối với từng loại chi phí cũng khác nhau. Để phục vụ cho công tác quản lý chi phí cần thiết phải phân loại chi phí sản xuất theo các tiêu thức thích hợp.
    1.1.1 Phân loại chi phí theo nội dung, tính chất kinh tế.
    Những chi phí chi ra theo cùng nội dung, tính chất kinh tế được xếp cùng vào một loại không phân biệt chi phí đó phát sinh ở đâu, vận động ra sao. Theo tiêu thức này, chi phí sản xuất được chia thành các yếu tố sau:
    -Chi phí nguyên vật liệu : Là toàn bộ chi phí về đối tượng lao động như: nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, vật liệu thiết bị xây dựng cơ bản .
    -Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương theo quy định của toàn bộ công nhân viên trong doanh nghiệp .
    -Chi phí khấu hao TSCĐ: Là tổng số trích khấu hao trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ.
    -Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất như điện, nước, điện thoại .
    - Chi phí khác bằng tiền: Là toàn bộ chi phí bằng tiền doanh nghiệp chi ra để hoạt động ngoài các yếu tố chi phí kể trên.
    ý nghĩa: Phân loại theo tiêu thức này cho phép hiểu rõ cơ cấu, tỷ trọng của từng yếu tố chi phí , là cơ sở phân tích và đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí trong kỳ. Cách phân loại này cũng thuận lợi cho việc lập thuyết minh báo cáo tài chính theo các yếu tố chi phí .
    1.1.2 Phân loại theo mục đích, công dụng của chi phí .
    Theo tiêu thức này, chi phí gồm các khoản mục sau:
    - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí về các NVL chính, NVL phụ, nhiên liệu, .sử dụng trực tiếp vào sản xuất chế tạo sản phẩm. Không tính vào khoản mục này những chi phí NVL dùng vào mục đích phục vụ sản xuất chung hay dùng cho các hoạt động nằm ngoài mục đích sản xuất.
    - Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm chi phí về tiền lương, phụ cấp phải trả, các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất theo quy định.
    Không tính vào khoản mục này những chi phí về tiền lương của nhân viên phân xưởng, nhân viên bán hàng, nhân viên quản lý doanh nghiệp hay nhân viên khác.
    - Chi phí sản xuất chung: Là chi phí dùng cho hoạt động quản lý và phục vụ sản xuất chung tại bộ phận sản xuất. Khoản mục này gồm các chi phí như:
    + Chi phí nhân viên: Gồm lương, thưởng .và các khoản trích theo lương của nhân viên phục vụ và quản lý phân xưởng.
    + Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ: Chi phí về vật liệu, công cụ dụng cụ dùng chung cho sản xuất và quản lý tại phân xưởng.
    + Chi phí khấu hao TSCĐ: Chi phí trích khấu hao cho TSCĐ dùngvào sản xuất của doanh nghiệp .
    + Chi phí dịch vụ mua ngoài.
    + Chi phí bằng tiền khác.
    ý nghĩa : Cách phân loại này phục vụ cho yêu cầu quản lý chi phí theo định mức, là cơ sở để kế toán mở sổ tài khoản, tập hợp chi phí và tính giá thành theo khoản mục, là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và định mức chi phí cho sản xuất kỳ sau.
    1.1.3 Phân loại chi phí trong quan hệ với khối lượng sản phẩm.
    Căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ sản xuất trong kỳ, chi phí sản xuất được chia thành:
    - Chi phí khả biến( biến phí): Là những chi phí sẽ thay đổi tỉ lệ thuận với khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ.
    - Chi phí cố định( Định phí): Chi phí này không thay đổi về tổng số chi phí khi có sự thay đổi trong mức độ hoạt động của sản xuất hoặc khối lượng sản phẩm, dịch vụ trong kỳ.
    ý nghĩa : Cách phân loại này có ý nghĩa quan trọng thiết kế, xây dựng các mô hình chi phí trong mối quan hệ giữa chi phí , sản lượng và lợi nhuận, xác định điểm hoà vốn và ra các quyết định quan trọng trong sản xuất kinh doanh. Việc phân loại này còn giúp cho lãnh dạo doanh nghiệp xác định đúng hướng để hạ giá thành sản phẩm nhằm nâng cao hiệu qủa chi phí .
    1.1.4 Phân loại chi phí theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí .
    Theo tiêu thức phân loại này, chi phí sản xuất bao gồm:
    - Chi phí trực tiếp: Là những chi phí sản xuất liên quan đến việc sản xuất nhiều loại sản phẩm, nhiều công việc, hợp đồng.
    - Chi phí gián tiếp: Là những chi phí liên quan đến việc sản xuất nhiều loại sản phẩm, nhiều công việc.
    ý nghĩa: Cách phân loại này có ý nghĩa đặc biệt đối với công tác hạch toán chi phí . Trường hợp chi phí trực tiếp, kế toán lấy số liệu từ chứng từ kế toán và ghi trực tiếp cho đối tượng chịu chi phí . Đối với chi phí gián tiếp, kế toán phải tập hợp và áp dụng phương pháp phân bổ theo tiêu thức hợp lý cho từng đối tượng chịu chi phí .
    1.1.5 Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung cấu thành của chi phí .
    Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được chia thành 2 loại:
    -Chi phí đơn nhất.
    -Chi phí tổng hợp.
    ý nghĩa:Cách phân loại này giúp cho việc nhận thức vị trí của từng loại chi phí trong việc hình thành giá thành sản phẩm và tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất thích hợp cho từng loại.
    Ngoài các cách phân loại trên, chi phí sản xuất còn được phân loại theo đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh thành: chi phí ban đầu và chi phí luân chuyển nội bộ; hoặc phân loại căn cứ vào mối quan hệ của chi phí với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và quy trình kinh doanh thành: chi phí cơ bản và chi phí sản xuất chung.
     
Đang tải...