Chuyên Đề Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành công trình tại Tổng Công ty Cổ phần xây dựng Than

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành công trình tại Tổng Công ty Cổ phần xây dựng Thanh Hóa

    LỜI NÓI ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của chuyên đề:
    Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất tạo cơ sở và tiền đề phát triển cho nền kinh tế quốc dân. Hàng năm, ngành xây dựng cơ bản thu hút gần 30% tổng số vốn đầu tư của cả nước. Với nguồn đầu tư lớn như vậy cùng với đặc điểm sản xuất của ngành là thời gian thi công kéo dài và thường trên qui mô lớn. Vấn đề đặt ra ở đây là quản lý vốn tốt, khắc phục tình trạng thất thoát và lãng phí trong sản xuất thi công, giảm chi phí giá thành, tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp.
    2. Mục đích nghiên cứu:
    Hạch toán kinh tế là một phạm trù kinh tế khách quan gắn liền với quan hệ hàng hoá - tiền tệ, là một phương pháp quản lý kinh tế, đồng thời là một yếu tố khách quan. Đặc biệt, trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang phát triển theo cơ chế thị trường thì hoạt động kinh doanh phải có lãi, lấy thu nhập để bù đắp chi phí. Song trên thực tế, tỷ lệ thất thoát vốn đầu tư xây dựng cơ bản còn tương đối cao do chưa quản lý tốt chi phí sản xuất. Vì thế, ngoài vấn đề quan tâm ký được các hợp đồng xây dựng, doanh nghiệp còn quan tâm đến vấn đề hạ thấp chi phí sản xuất đến mức cần thiết nhằm hạ giá thành sản phẩm xây lắp trong quá trình kinh doanh, tất nhiên doanh nghiệp phải thông qua công tác kế toán, một công cụ có hiệu quả nhất trong quản lý kinh tế. Trong đó, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp luôn được xác định là khâu trọng tâm của công tác kế toán trong doanh nghiệp xây dựng.
    Nếu tổ chức các vấn đề khác tốt mà thiếu đi việc tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp khoa học, hợp lý thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khó có thể đạt được hiệu quả cao. Chính vì vậy, việc hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp có ý nghĩa hết sức quan trọng đốii với doanh nghiệp xây dựng.
    3. Đối tượng nghiên cứu:
    Trong các doanh nghiệp xây dựng thì đối tượng tính giá thành chính là các công trình, hạng mục công trình vì vậy giá thành sản phẩm xây lắp là chỉ tiêu chất lượng quan trọng trong kinh doanh, qua chỉ tiêu này có thể đánh giá được trình độ quản lý kinh doanh, tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp. Quản lý tốt giá thành sản phẩm xây lắp nhằm phấn đấu hạ thấp chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh là nhiệm vụ hàng đầu của các doanh nghiệp xây dựng. Bởi vậy giá thành sản phẩm xây lắp và lợi nhuận là các chỉ tiêu có quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
    4. Những đóng góp chính của chuyên đề:
    Sau 02 tháng thực tập tại Tổng công ty cổ phần xây dựng Thanh Hoá, được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô, các chú, các anh các chị ở Xí nghệp xây lắp 10, Phòng Kế toán Tài chính của Công ty, kết hợp với kiến thức đã học ở nhà trường, em đã chọn chuyên đề:
    ”Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành công trình tại Tổng Công ty Cổ phần xây dựng Thanh Hóa” làm Báo cáo tốt nghiệp.
    5. Phương pháp nghiên cứu:
    Để hoàn thành tốt việc nghiên cứu chuyên đề này, em đã sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích tổng hợp.
    6. Bố cục báo cáo:
    * Chương I: Lý luận chung về tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại các doanh nghiệp xây dựng cơ bản
    * Chương II: Thực trạng tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành hạng mục công trình tại Tổng công ty cổ phần Xây dựng Thanh Hoá
    * Chương III: Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành hạng mục công trình tại Tổng công ty cổ phần Xây dựng Thanh Hoá
    Trong quá trình nghiên cứu chuyên đề, em đã cố gắng tiếp cận với những kiến thức mới nhất về chế độ kế toán do Nhà nước ban hành kết hợp với những kiến thức đã học tập trong trường. Nhưng vì thời gian thực tập có hạn, nhận thức còn nặng tính lý thuyết, chưa nắm bắt được nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên chắc chắn chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các cán bộ kế toán và tất cả những người quan tâm đến chuyên đề để nhận thức của em ngày càng hoàn thiện hơn.
    Chuyên đề này được hoàn thành với sự học tập, nghiên cứu nghiêm túc của em trong quá trình thực tập cộng với sự hướng dẫn nhiệt tình của Cô giáo Lê Thị Hạnh và toàn thể thầy, cô giáo Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Trường Đại Học Hồng Đức - Thanh Hoá; và các cán bộ ở Xí nghiệp xây lắp 10, Phòng Kế toán - tài chính Tổng công ty cổ phần Xây dựng Thanh Hoá.


     
Đang tải...