Luận Văn Tổ chức kế toán bảo hiểm và XĐKQ kinh doanh tại nhà máy TB Bưu Điện

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tổ chức kế toán bảo hiểm và XĐKQ kinh doanh tại nhà máy TB Bưu Điện
    Mở đầu
    Trong lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh thì tiêu thụ hàng hoá chính là mối quan tâm hàng đầu của mọi doanh nghiệp . Nhất là trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nước ta hiện nay cũng như trên toàn cầu, nó là điều bức xúc khiến những người làm kinh tế phải quan tâm.
    Những năm gần đây, sự hình thành nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN , sự phát triển nhanh chóng của cung cầu trên thị trường làm cho khối lượng hàng hoá cung ứng đã vượt quá nhu cầu của thị thường, đồng thời sự phát triển phong phú đa dạng của nhu cầu làm cho cung trở nên lạc hậu. Cho nên tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm mà cả đối với nền kinh tế quốc dân.
    Hiện nay các doanh nghiệp phải tự chủ trong sản xuất kinh doanh và đều bình đẳng, cạnh tranh hợp pháp, liên doanh tự nguyện, phải tự mình lựa chọn hướng sản xuất kinh doanh và làm sao đề ra phương án tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Đơn vị kinh tế nào tổ chức tốt nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá, tiết kiệm chi phí bán hàng, đảm bảo sản phẩm có chất lượng cao, được người tiêu dùng chấp nhận là cơ sở quan trọng nhất để tạo uy tín cho nhãn hiệu hàng hoá sẽ có điều kiện tồn tại và phát triển. Ngược lại đơn vị nào không bán được hàng hoá của mình và xác định không chính xác kết quả kinh doanh sẽ dẫn đến tình trạng "lỗ thật, lãi giả". dần dần sẽ đưa doanh nghiệp tới tình trạng hoạt động kinh doanh kém hiệu quả và đi tới phá sản. Thực tế nền kinh tế quốc dân đã và đang cho thấy điều đó.
    Là một đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập, thuộc Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam, Nhà máy Thiết bị Bưu điện, trong guồng quay sôi động của thị thường, cũng coi vấn đề tiêu thụ sản phẩm là vấn đề quan trọng hàng đầu. Một trong những công cụ giúp cho công tác tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả cao là kế toán nói chung và kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh nói riêng.
    Xuất phát từ vai trò vị trí tầm quan trọng của bán hàng và xác định kết quả kinh doanh, trong thời gian thực tập tại Nhà máy Thiết bị Bưu Điện, nhằm bổ sung kiến thức thực tế, được sự giúp đỡ tận tình của các anh chị phòng kế toán thống kê và của thầy cô giáo hướng dẫn, tôi đã tìm hiểu đề tài "Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Nhà máy Thiết Bị Bưu điện".
    Luận văn gồm 3 chương
    - Chương 1 : Những lý luận cơ bản về kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong doanh nghiệp sản xuất.
    - Chương 2 : Tình hình thực tế về công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở nhà máy Thiết Bị Bưu Điện.
    - Chương 3 : Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Nhà máy Thiết bị bưu điện.

    Tôi xin chân thành cám ơn thầy giáo - Phó giáo sư, tiến sĩ Ngô Thế Chi, cô giáo Nguyễn Thu Hoài và các anh chị ở phòng Kế toán thống kê - nhà máy Thiết bị Bưu điện đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian thực tập để hoàn thành luận văn này.





    CHƯƠNG 1.
    LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG

    I- Sự cần thiết phải tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng.
    1/ Các khái niệm .
    Bán hàng: Là việc thực hiện quan hệ trao đổi, trong đó doanh nghiệp chuyển quyền sở hữu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, lao vụ cho khách hàng và nhận được quyền thu tiền hoặc thu được tiền từ khách hàng.
    Xét về mặt chu chuyển vốn thì bán hàng là quá trình chuyển từ vốn thành phẩm hàng hóa sang vốn bằng tiền. Như vậy, quá trình bán hàng là quá trình vận động ngược chiều của hàng và tiền (H-T). Kết thúc quá trình này khách hàng có được hàng để thoả mãn nhu cầu của mình còn doanh nghiệp thu được tiền để tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Như vậy, quá trình bán hàng là khâu cuối cùng của chu kỳ sản xuất, nơi diễn ra quá trình trao đổi để thực hiện giá trị của sản phẩm hàng hóa.
    Doanh thu bán hàng.
    Đối với doanh nghiệp áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì doanh thu bán hàng là toàn bộ số tiền bán sản phẩm, hàng hóa cung ứng lao vụ dịch vụ chưa có thuế GTGT và các khoản phụ thu, phí thu thêm ngoài giá bán mà doanh nghiệp được hưởng.
    Đối với doanh nghiệp áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu bán hàng là toàn bộ số tiền bán sản phẩm, hàng hóa hoặc cung ứng lao vụ dịch vụ ( tổng giá thanh toán ) và các khoản phụ thu, phí thu thêm ngoài giá bán mà doanh nghiệp được hưởng.
    Kết quả bán hàng : Là chênh lệch giữa doanh thu tiêu thụ của số hàng đã bán sau khi trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu với chi phí bỏ ra (giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp ) của số hàng đó, biểu hiện bằng số tiền lãi hay lỗ. Kết quả bán hàng là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp .
    Kết quả bán hàng được tạo ra từ quá trình bán hàng. Giữa kết quả bán hàng và quá trình bán hàng có mối quan hệ chặt chẽ. Tổ chức tốt quá trình bán hàng là cơ sở tạo ra kết quả bán hàng cao và ngược lại.
    2/ Ý nghĩa, vai trò của quá trình bán hàng và kết quả bán hàng.
    Bán hàng không phải chỉ mới xuất hiện khi có các nhà buôn mà mầm mống của nó có từ thời Công xã nguyên thuỷ khi xuất hiện sự trao đổi, dấu hiệu của nền sản xuất hàng hoá. Từ đó cho tớí nay, bán hàng tồn tại cùng với sự phát triển của sản xuất hàng hoá như một cách thức để thoả mãn nhu cầu và duy trì sản xuất. Nói đúng hơn là thoả mãn nhu cầu để duy trì sản xuất và duy trì sản xuất để thoả mãn nhu cầu. Vậy, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bán hàng có ý nghĩa gì, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp , những tế bào của nền kinh tế?
    Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiểu theo nghĩa chung nhất là tổ chức kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận. Lợi nhuận là mục tiêu cao nhất của doanh nghiệp . Để tạo ra lợi nhuận, doanh nghiệp phải tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trên cơ sở giải quyết tốt các vấn đề cơ bản của sản xuất là : sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? và sản xuất cho ai? Khác hẳn cơ chế sản xuất theo kế hoạch của Nhà nước trong nền kinh tế kế hoạch hoá, nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt đòi hỏi doanh nghiệp phải "bán thứ thị trường cần chứ không phải bán cái mình có". Điều đó cũng có nghĩa là đòi hỏi doanh nghiệp phải coi thị trường là khâu quan trọng nhất của quá trình tái sản xuất hàng hoá, mọi hoạt động
    Các Tags thường tìm kiếm:
     
Đang tải...