Luận Văn Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả trong doanh nghiệp thương mại – Khảo sát thực tế tại Cô

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word dài 115 trang


    Lời nói đầu



    Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của toàn nhân loại,

    dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đang từng ngày,

    từng giờ khắc phục mọi khó khăn, quyết tâm hoàn thành đổi mới nền kinh

    tế đất nước, nhằm nhanh chóng phát triển kinh tế Việt Nam sớm hoà nhập

    cùng kinh tế các quốc gia trong khu vực.

    Thực tế sau nhiều năm thực hiện sự chuyển dịch từ nền kinh tế kế

    hoạch sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đến nay, bộ

    mặt của nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều thay đổi tó lớn và trở thành một

    nền kinh tế có tốc độ phát triển cao.

    Tổ chức công tác bán hàng và xác định kết quả là mối quan tâm

    hàng đầu của mọi doanh nghiệp. Ngoài việc liên quan tới công tác quản trị

    doanh nghiệp nó còn có ảnh hưởng tới nguồn tài chính quốc gia: thuế, các

    khoản nộp ngân sách khác

    Kế toán là một môn khoa học quản lý, là kỹ thuật ghi chép, phân

    loại, tập hợp cung cấp số liệ về hoạt động sản xuất kinh doanh, về tình

    hình tài chính của doanh nghiệp và giúp nhà quản lý đưa ra các quyết định

    thích hợp. Hạch toán kế toán là một hệ thống thông tin và kiểm tra hoạt

    động sản xuất kinh doanh , là quá trình quan sát và ghi nhận, hệ thống hoá

    và xử lý các hiện tượng kinh tế phát sinh trên góc độ tiền tệ, hạch toán kế

    toán trong quản lý hoạt động của doanh nghiệp chỉ thực hiện tốt khi công

    tác kinh tế được tổ chức khoa học và hợp lý.

    Để quản lý được tốt nghiệp vụ bán hàng thì kế toán với tư cách là

    một công cụ quản lý kinh tế cũng phải được thay đổi và hoàn thiện cho

    phù hợp với tình hình mới. Trong thời gian học tập tại trường và thực tập

    tại Công ty TNHH STM, qua tìm hiểu thực tế nhận thấy rõ tầm quan trọng

    của công tác bán hàng, em chọn đề tài “ Tổ chức kế toán bán hàng và xác

    định kết quả trong doanh nghiệp thương mại – Khảo sát thực tế tại Công

    ty TNHH STM”.

    Đ ề tài này được chia làm 3 phần:

    Phần 1: Lý luận chung về kế toán bán hàng và xác định kết qr.

    Phần 2: Tình hình thực tế về kế toán bán hàng và xác định kết quả.

    Phần 3: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán

    hàng và xác định kết quả tại Công ty TNHH STM.


    Phần i

    Cơ sở lý luận chung về kế toán bán hàng và

    xác định kết quả


    I. bán hàng, xác định kết quả và yêu cầu quản lý
    1. Vai trò, vị trí của bán hàng và xác định kết quả trong doanh

    nghiệp:

    a. Hàng hoá:

    Là loại vật tư, sản phẩm có hình thái vật chất, doanh nghiệp mua về

    với mục đích để bán (bán buôn hoặc bán lẻ).

    Trong doanh nghiệp hàng hoá được biểu hiện trên hai mặt: hiện vật

    và giá trị

    - Hiện vật được cụ thể bởi khối lượng hay số lượng và chất lượng.

    - Giá trị chính là giá thành của hàng hoá nhập kho hay giá vốn của

    hàng hoá đem bán.

    b. Bán hàng

    Là việc chuyển quyền sở hữu về hàng hoá, thành phẩm, dịch vụ cho

    khách hàng, doanh nghiệp thu tiền hay được quyền thu tiền. Đó chính là

    quá trình vận động của vốn kinh doanh từ vốn thành phẩm hàng hoá sang

    vốn bằng tiền và xác định kết quả.

    Bán hàng là một chức năng chủ yếu của doanh nghiệp, bên cạnh đó

    nó còn nhiều chức năng khác nhau như: mua hàng, dự trự hàng Bất kỳ

    một doanh nghiệp thương mại cũng phải thực hiện hai chức năng mua và

    bán. Hai chức năng này có sự liên hệ với nhau mua tốt sẽ tạo điều kiện cho

    bán tốt. Để thực hiện tốt các nghiệp vụ trên đòi hỏi phải có sự tổ chức hợp

    lý các hoạt động, đồng thời tổ chức nghiên cứu thị trường, nghiên cứu nhu

    cầu người tiêu dùng. Như vậy tiêu thụ sản phẩm là tổng thể các biện pháp

    về mặt tổ chức và nắm bắt nhu cầu của thị trường .
    Chỉ có thông qua việc bán hàng – giá trị sản phẩm dịch vụ mới được

    thực hiện do đó mới có điều kiện để thực hiện mục đích của nền sản xuất

    hàng hoá và tái sản xuất kinh doanh không ngừng được mở rộng. Doanh

    thu bán hàng sẽ bù đắp được các chi phí bỏ ra, đồng thời kết quả bán hàng

    sẽ quyết định hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

    Bán hàng tự thân bó không phải là một quá trình sản xuất kinh

    doanh nhưng nó lại là một khâu cần thiết của tái sản xuất xã hội. Vì vậy

    bán hàng góp phần nâng cao năng suất lao động, phục vụ sản xuất tiêu

    dùng và đời sống xã hội. Nhờ có hoạt động bán hàng, hàng hoá sẽ được

    đưa đến tay người tiêu dùng và thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng về số

    lượng và cơ cấu chất lượng hàng hoá , việc tiêu thu hàng hoá góp phần cân

    đối giữa sản xuất và tiêu dùng.

    Kết quả cuối cùng của thương mại tính bằng mức lưu chuyển hàng

    hoá mà việc mức lưu chuyển hàng hoá lại phụ thuộc vào mức bán hàng

    nhanh hay chậm. Doanh nghiệp càng tiêu thụ được nhiều hàng hoá thì sức

    mạnh của doanh nghiệp càng tăng lên. Như vậy bán hàng sẽ quyết định sự

    sống còn của doanh nghiệp, có bán được hàng hoá thì doanh nghiệp mới có

    khả năng tái sản xuất .

    Tiêu thụ hàng hoá có ý nghĩa trong nền kinh tế quốc dân nói chung

    và với doanh nghiệp nói riêng.

    Nền kinh tế quốc dân thực hiện bán hàng là tiền đề cân đối giữa sản

    xuất và tiêu dùng, giữa tiền – hàng trong lưu thông. Đặc biệt là đảm bảo

    cân đối giữa các ngành, các khu vực trong nền kinh tế . Các đơn vị trong

    nền kinh tế thị trường không thể tồn tại và phát triển một cách độc lập mà

    giữa chúng có mối quan hệ qua lại khăng khítt với nhau. Quá trình bán sản

    phẩm có ảnh hưởng trực tiếp tới quan hệ cân đối sản xuất giữa các ngành,

    các đơn vị với nhau nó tác động đến quan hệ cùng cầu trên thị trường.
    Bản thân doanh nghiệp, thực hiện tốt khâu bán hàng là phương pháp

    gián tiếp thúc đẩy sản xuất phát triển ,tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, tạo

    điều kiện mở rộng tái sản xuất .

    Trong doanh nghiệp kế toán sử dụng như một công cụ sắc bén và có

    hiệu lực nhất để phản ánh khách quan và giám đốc toàn diện mọi hoạt động

    sản xuất của SXKD của một đơn vị. Kế toán bán hàng là một trong những

    nội dung chủ yếu của kế toán trong doanh nghiệp thương mại.

    Qua những điều trên ta thấy rằng bán hàng có vai trò vô cùng quan

    trọng. Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển đều không

    thể thiếu đi chức năng này.

    2. Sự cần thiết quản lý hàng hoá và các yêu cầu quản lý

    Việc quản lý hàng hoá trong doanh nghiệp ở tất cả các khâu như thu

    mua, bảo quản, dự trữ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hạ thấp giá

    thành nhập kho của hàng hoá. Để tổ chức tốt công tác quản lý hàng hoá đòi

    hỏi các doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu sau:

    - Phân loại từng chủng loại hàng hoá , sắp xếp trật tự gọn gàng có

    khoa học để thuận tiện cho việc nhập – xuất tồn kho được dễ dàng.

    - Hệ thống kho tàng đầy đủ, phải được trang bị các phương tiện bảo

    quản, cân, đong, đo đếm cần thiết để hạn chế việc hao hụt mất mát hàng

    hoá trong toàn doanh nghiệp.

    - Phải quy định chế độ trách nhiệm vật chất cho việc quản lý hàng

    hoá toàn doanh nghiệp.

    Kế toán nói chugn và kế toán hàng hoá nói riêng là công cụ đắc lực

    để quản lý tài chính và quản lý hàng hoá. Kế toán hàng hoá cung cấp kịp

    thời chính xác thông tin về tình hình mua, bảo quản, dự trự và sử dụng

    hàng hoá.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...