Luận Văn Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại chi nhánh công ty liên doanh hóa chất Mosf

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề Tài : Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại chi nhánh cty liên doanh hóa chất Mosfly Việt Nam ( MOSFLY)


    LỜI NÓI ĐẦU


    Trong những năm qua do sự chuyển đổi của cơ chế quản lý tập chung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường nên hoạt động sản xuất kinh doanh hầu hết các doanh nghiệp đều gặp khó khăn. Nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế tham gia dẫn đến sự cạnh tranh quyết liệt. Để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải đề ra các biện pháp hiệu quả nâng cao năng xuất lao động đổi mới công nghệ tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng phù hợp với yêu cầu thị hiếu của thị trường và đạt được nhiều mục đích thu lại lợi nhuận cao.

    Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thì một trong những công tác quan trọng của Công ty là quản lý tốt được nguồn nguyên liệu của mình. Điều này có nghĩa là bất cứ lúc nào nhà quản lý cũng có thể biết hiện Công ty có những loại nguyên vật liệu noà, số lượng, giá cả, bao nhiêu có đảm bảo sản xuất được kịp thời hay không có hiện tượng thiếu hoặc dư thừa nguyên vật liệu , công cụ, dụng cụ, nếu có hiện tượng thiếu hoặc thừa thì nhà quản lý phải xác định được đó là loại nào với số lượng, giá cả ra sao để từ đó có quản lý thích hợp.

    Trong thời gian qua, em đã được học và nghiên cứu các môn học về kinh tế, tài chính , kế toán tại trường Đại học Thương Mại chính những kiến thức học được từ giảng đường Đại học đã giúp em có được những hiểu biết về kinh tế, tài chính , đặc biệt là những kiến thức chuyên môn về chuyên ngành kế toán . Vì vậy giai đoạn thực tập là giai đoạn em được đi vào thực tế ở công ty để xem xét, thâm nhập thực tế, và cũng là điều kiện để có thể thực hành và áp dụng những kiến thức mình đã học vào thực tế. Trong thời gian thực tập tại công ty, được sự giúp đỡ của các anh chị trong phòng tài vụ của công ty, cũng như được sự giúp đỡ, chỉ bảo rất tận tình của Giáo viên hướng dẫn, em đã chọn nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện phương pháp kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng cấp thoát nước và hạ tầng kỹ thuật trong điều kiện vận dụng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam” để làm đề tài tốt nghiệp.

    Mục đích nghiên cứu của đề tài này là nhằm khoả sát thực tế công tác kế toán NVL tại công ty, từ đó đưa ra một số ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán nói chung và kế toán NVL nói riêng.

    Phạm vi nghiên cứu của đề tài : Công tác hạch toán NVL tại công ty được xem xét, đánh giá trong điều kiện vận dụng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam.

    Ngoài lời mở đầu và kết luận thì chuyên đề gồm 3 phần.

    Phần I: Cơ sở lý luận chung về kế toán nguyên vật liệu - tại công ty xây dựng cấp thoát nước và hạ tầng kỹ thuật.

    Phần II: thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng cấp thoát nước và hạ tầng kỹ thuật.

    Phần III: Phương pháp hoàn thiện tổ chức Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng cấp thoát nước và hạ tầng kỹ thuật.

    PHẦN I

    CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG CẤP THOÁT NƯỚC VÀ HẠ TẦNG KỸ THUẬT



    1.1- NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGUYÊN VẬT LIỆU:

    1.1.1. Khái niệm, đặc điểm nguyên vật liệu :

    1.1.1.1. Khái niệm:

    - Nguyên vật liệu: là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh tham gia thường xuyên và trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm.NVL là những đối tượng lao động đã được thể hiện dới dạng vật hoá, tài sản lưu động có thời gian luân chuyển thành tiền nhanh , thường được huy động bằng nguồn vốn ngắn hạn.

    1.1.1.2. Đặc điểm của nguyên vật liệu :

    Là đối tượng lao động nên NVL có 3 đặc diểm cơ bản sau: tham gia vào chu kỳ sản xuất, thay đổi hình dạng ban đầu sau quá trình sử dụng và chuyển toàn bộ giá trị vào giá trị của sản phẩm được xuất ra. Trong quá trình sản xuất , NVL tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau ở các giai đoạn sản xuất khác nhau:

    -Giai đoạn chuẩn bị sản xuất: NVL ở hình tháI ban đầu chưa chịu sự tác dộng của quy trình sản xuất nào cả.

    -Các giai đoạn sản xuất khác nhau : NVL là sản phẩm dở dang, bán thành phẩm được tiếp tục đưa vào sản xuất,ché biến để tạo thành thực thể sản phẩm.Vật liệu cũng chịu sự tác động của môi trường vật chất , chịu sự tác động của các đặc tính lý hoá.

    1.1.1.3. Vị trí của NVL trong quá trình sản xuất kinh doanh

    Thông thường , trong cấu tạo của giá thành sản phẩm thì chi phí về vật liệu chiếm ty trọng lớn , chỉ cần một sự biến động nhỏ của NVL cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ tiêu giá thành và chỉ tiêu lợi nhuận , do đó việc sử dụng tiết kiệm vật liệu và sử dụng đúng mục đích , đúng kế hoạch có ý nghĩa quan trọng trong việc hạ thấp giá thành sản phẩm và thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh.

    1.1.2. Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu :

    1.1.2.1. Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu :

    Quản lý nguyên vật liệu phải được thực hiện đồng thời ở cả 3 khâu:

    - Khâu thu mua: Mỗi loại NVL có tính chất lý hoá khác nhau, công dụng khác nhau, mức độ tỷ lệ tiêu hao khác nhau, do đó việc thu mua phải đảm bảo đúng chủng loại,đủ số lượng, phẩm chất tốt, giá cả hợp lý, chỉ cho phép hao hụt trong địng mức, đặc biệt quan tâm đến chi phí thu mua nhằm tiết kiệm chi phí NVL một cách hợp lý.

    - Khâu bảo quản, dự trữ: phải xác địng được mức dự trữ hợp lý đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh bình thường không bị ngưng trệ hay bị gián đoạn do cung cấp không kịp thời hoặc tình trạng ứ đọng vốn do dự trữ quá nhiều.

    -Khâu sử dụng: cần sử dụng vật liệu tiết kiệm, hợp lý trên cơ sở định mức và dự toán chi phí NVL điều này có ý nghĩa quan trọng trong hạ thấp giá thành , tăng lợi nhuận, tăng tích luỹ cho doanh nghiệp . Bên cạnh đó phải tổ choc quản lý việc sử dụng vật liệu và ghi chép tình hình xuất ding, sử dụng vật liệu một cách sát sao.

    1.1.2.2. Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu

    Quản lý chặt chẽ tình hình cung cấp , bảo quản , dự trữ và sử dụng vật liệu là một rong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý hoạt động SXKD ở doanh nghiệp .Để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả quản ký vật liệu, kế toán vật liệu cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

    -Phản ánh chính xác kịp thời và kiểm tra chặt chẽ tình hình cung cấp vật liệu trên các mặt: số lượng, chất lượng, chủng loại, giá trị và thời gian cung cấp.

    -Tính toán và phân bổ chính xác, kịp thời trị giá vật liệu xuất dùng cho các đối tượng khác nhau, kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện định mức tiêu hao vật liệu phát hiện kịp thời và ngăn chặn những trường hợp sử dụng vật liệu sai mục đích, lãng phí.

    -Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện định mức dự trữ vật liệu phát hiện kịp thời các loại vật liệu ứ đọng, kém phẩm chất, chưa cần dùng và có biện pháp giải phóng để thu hồi vốn nhanh chóng, hạn chế các thiệt hại.

    -Thực hiện kiểm kê vật liệu theo yêu cầu quản lý, lập các báo cáo về vật liệu, tham gai công tác phân tích việc thực hiện kế hoạch thu mua, dự trữ, sử dụng vật liệu

    1.1.3. Nội dung kế toán nguyên vật liệu qui định trong hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam

    1.1.3.1.Chuẩn mực kế toán Việt Nam (CMKTVN) số 01 “Chuẩn mực chung”(trích đoạn 05-07)

    Giá gốc: Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoả tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận.Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mục kế toán cụ thể.

    Phù hợp: Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan dến việc tạo ra doanh thu đó.Chi phí tương ứng cới doanh thu gồm chi phí cua rkỳ tạo ra doanh thu và chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó.

    Nhất quán: Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong kỳ kế toán năm. Trường hợp thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính .

    1.1.3.2 Chuẩn mực kế toán Việt Nam (CMKTVN) số 02 “Hàng tồn kho”

    Xác định giá trị hàng tồn kho

    Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá trị gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được.

    Giá gốc hàng tồn kho

    *Giá gốc hàng tồn kho bao gồm : chi phí thu mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.

    *Chi phí mua hàng tồn kho bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho.Các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng phẩm chất, quy cách được trừ khỏi chi phí mua.

    Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho

    *Việc tính giá trị hàng tồn kho được áp dụng theo một trong các phương pháp sau:

    (a)Phương pháp tính theo giá đích danh

    (b)Phương pháp bình quân gia quyền

    (c)Phương pháp nhập trước,xuất trước

    (d)Phương pháp nhập sau, xuất trước

    Giá trị thuần có thể thực hiện được và lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

    *Nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ dự trữ để sử dụng cho mục đích sản xuất sản phẩm không được đánh giá thấp hơn giá gốc nếu sản phẩm do chúng góp phần tạo nên sẽ được bán bằng hoặc cao hơn giá thành sản xuất của sản phẩm. Khi có sự giảm giá của NVL-CCDC mà giá thành sản phẩm cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được thì NVL-CCDC tồn kho được đánh giá giảm xuống bằng với giá trị thuần có thể thực hiện được chúng.

    Ghi nhận chi phí

    *Khi bán hàng tồn kho, giá gốc của hàng tồn kho đã bán được ghi nhận là chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ phù hợp với doanh thu liên quan đến chúng được ghi nhận.Tất cả các khoản chênh lệch giữa khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối niên độ kế toán năm trước,các khoản hao hụt, mất mát hàng tồn kho ,sau khi trừ đi phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra và chi phí sản xuất chung không phân bổ,được ghi nhận là chi phí SXKD trong kỳ. Trờng hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập ở cuối niên độ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối niên độ kế toán năm trước, thì số chênh lệch lớn hơn phải được hoàn nhập ghi giảm chi phí SXKD.

    *Ghi nhận giá trị hàng tồn kho đã bán vào chi trong kỳ phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa chi phí và doanh thu .

    Trình bầy báo cáo tài chính

    *Trình bầy chi phí về hàng tồn kho trên báo cáo kết quả SXKD được phân loại chi phí theo chức năng.

    Phân loại chi phí theo chức năng là hàng tồn kho được trình bày khoản mục “Giá vốn hàng bán” trong báo cáo kết quả kinh doanh gồm giá gốc của hàng tồn kho đã bán, khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, các khoản mất mát, hao hụt cảu hàng tồn kho sau khi trừ đi phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra, chi phí sản xuất chung không được phân bổ.

    1.1.3.3 Chuẩn mực kế toán Việt Nam (CMKTVN) số 16 “Chi phí đi vay” (trích từ đoạn 04-12)

    Chi phí đi vay bao gồm:

    Lãi tiền vay ngắn hạn, lãi tiền vay dài hạn, kể cả lãi tiền vay trên các khoản thấu chi; Phần phân bổ các khoản chiết khấu hoặc phụ trội phát sinh liên quan đến những khoản vay do phát hành trái phiếu; Phần phân bổ các
     
Đang tải...