Luận Văn Tổ chức kế toán bán hàng và kết quả bán hàng trong doanh nghiệp

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CUỐI KHÓA
    Đề tài : TỔ CHỨC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ KẾT QUẢ BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP.


    Chương 1 : Lý luận cơ bản về tổ chức kế toán bán hàng và kết quả bán hàng trong Doanh nghiệp.
    1.1. Sự cần thiết tổ chức kế toán bán hàng và kết quả bán hàng trong doanh nghiệp.
    1.1.1. Quá trình bán hàng và kết quả bán hàng

    Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh tạo ra các loại sản phẩm và cung cấp dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường với mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Để thực hiện mục tiêu đó, doanh nghiệp phải thực hiện được giá trị sản phẩm, hàng hóa thông qua hoạt động bán hàng. Bán hàng là việc chuyển đổi quyền sở hữu sản phẩm hàng hóa gắn với phần lớn lợi ích và rủi ro cho khách hàng đồng thời được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Bán hàng là giai đoạn cuối cùng của qui trình sản xuất kinh doanh, đây là quá trình chuyển hóa vốn từ hình thái vốn sản phẩm, hàng hóa sang hình thái vốn tiền tệ hoặc vốn trong thanh toán. Vì vậy đẩy nhanh quá trình bán hàng đồng nghĩa với việc rút ngắn chu kì sản xuất kinh doanh, tăng nhanh vòng quay của vốn, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
    Để thực hiện được quá trình bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp phải phát sinh các khoản chi phí làm giảm lợi ích kinh tế trong kì dưới hình thức các khoản tiền đã chi ra, các khoản khấu trừ vào tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ làm giảm vốn chủ sở hữu. Đồng thời doanh nghiệp cũng thu được các khoản doanh thu và thu nhập khác, đó là tổng giá trị các lợi ích kinh tế thu được trong kỳ phát sinh từ hoạt động góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
    Kết quả bán hàng là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau một thời kỳ nhất định, được biểu hiện bằng số tiền lãi hoặc lỗ, được xác định trên cơ sở so sánh doanh thu, thu nhập với chi phí của hoạt động, phần chênh lệch giữa tổng doanh thu từ hoạt động bán hàng với tổng chi phí liên quan tới họạt động bán hàng là kết quả đạt được của hoạt động.
    1.1.2. Yêu cầu quản lý quá trình bán hàng, kết quả bán hàng
    Quản lý quá trình bán hàng là một yêu cầu xuất phát từ thực tiện trên cơ sở mục tiêu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quản lý tốt khâu bán hàng thì mới đảm bảo hoàn thành các kế hoạch, chỉ tiêu trong tiêu thụ thành phẩm đã đề ra và từ đó mới đánh giá được chính xác hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như năng lực thực sự của doanh nghiệp. Do vậy vấn đề đặt ra cho mỗi doanh nghiệp trong quản lý quá trình bán hàng là:
    * Yêu cầu quản lý hàng hoá:
    - Quản lý về mặt số lượng: Để đảm bảo về mặt số lượng hàng hóa, kế toán hàng hóa và tiêu thụ thành phẩm trong doanh nghiệp phải phản ánh giá trị và giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, tình hình nhập xuất tồn kho, doanh nghiệp dự trữ sản phẩm kịp thời, và đề ra các biện pháp xử lý hàng hoá tồn kho lâu ngày, tránh ứ đọng vốn.
    -Quản lý về mặt chất lượng: Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, với nhu cầu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng đòi hỏi chất lượng hàng hoá,dịch vụ ngày càng phải được nâng cao nhằm đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Để làm được điều đó đòi hỏi bộ phận kế hoạch cũng như bộ phận kế toán bán hàng và nhà lãnh đạo doanh nghiệp ngày càng phải chú ý hơn nữa tới việc nghiên cứu để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
    * Yêu cầu quản lý quá trình bán hàng và xác định kết quả bán hàng:
    Xuất phát từ ý nghĩa của quá trình bán hàng và xác định kết quả bán hàng mà việc quản lý quá trình này cần bám sát các yêu cầu cơ bản sau:
    - Nắm bắt và theo dõi chặt chẽ từng phương thức bán hàng, từng phương thức thanh toán, và từng khách hàng, để đảm bảo thu hồi nhanh chóng tiền vốn.
    - Tính toán, xác định đúng đắn kết quả của từng loại hoạt động và thực hiện nghiêm túc cơ chế phân phối lợi nhuận.
    Trong quá trình bán hàng doanh nghiệp có thể phải chi ra những khoản chi phí phục vụ cho quá trình bán hàng gọi là chi phí bán hàng, ngoài ra còn phát sinh những khoản làm giảm trừ doanh thu như giảm giá hàng bán hoặc hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ Thực hiện tốt quá trình bán hàng sẽ đảm bảo thu hồi nhanh chóng tiền vốn, tăng vòng quay của vốn lưu động đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp. Với ý nghĩa quan trọng đó để thực hiện tốt khâu bán hàng, kế toán cần phải theo dõi chặt chẽ từng phương thức bán hàng, phương thức thanh toán, đặc điểm của từng khách hàng để có thể có biện pháp đôn đốc thanh toán thu hồi vốn đầy đủ, đúng hạn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...