Tiểu Luận Tổ chức học sinh làm thí nghiệm trong giờ vật lý (phần điện học)

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I-LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
    1/ Lý do khách quan:
    Nhằm đảm bảo tốt việc thực hiện mục tiêu đào tạo môn Vật lý ở trường trung học cơ sở (THCS) cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông cơ bản, có hệ thống và tương đối toàn diện.
    Rèn luyện cho học sinh những kỹ năng cơ bản như: kỹ năng vận dụng các kiến thức Vật lý để giải thích những hiện tượng Vật lý đơn giản, những ứng dụng trong đời sống, kỹ năng quan sát.
    Vật lý học là cơ sở của nhiều ngành kỹ thuật quan trọng, sự phát triển của khoa học Vật lý gắn bó chặt chẽ và có tác động qua lại, trực tiếp với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Vì vậy, những hiểu biết và nhận thức Vật lý có giá trị lớn trong đời sống và trong sản xuất, đặc biệt trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
    Ngày nay việc nâng cao chất lượng giáo dục là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong xã hội.Trong bối cảnh tòan ngành Giáo Dục và Đào Tạo đang nổ lực đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong họat động học tập mà phương pháp dạy học là cách thức họat động của giáo viên trong việc chỉ đạo,tổ chức họat động học tập nhằm giúp học sinh chủ động đạt các mục tiêu dạy học.
    Nghị quyết Trung ương 2 khóa VII đã khẳng định “phải đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo ,khắc phục lối truyền thụ một chiều ,rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại của quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh ”
    Luật Giáo dục, điều 24.2 “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với từng đặc điểm của từng lớp học, môn học ;bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
    Yêu cầu đổi mới PPDH đối với môn Vật lý còn có một sắc thái riêng, phải huớng tới việc tạo điều kiện cho học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức thông qua họat động thực nghiệm và cao hơn nữa, cho học sinh tập dượt giải quuyết một số vấn đề Vật lý trong thực tế. Vì vậy việc tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm trong giờ học Vật lý cũng không kém phần quan trọng trong việc đổi mới PPDH nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS.
    2/ Lý do chủ quan :
    Bản thân là giáo viên dạy môn Vật lý cho nên việc tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm trong giờ học Vật lý là vấn đề cần thiết trong việc học nhóm của HS nhằm để nâng cao chất lượng giáo dục.
    Qua việc nghiên cứu giảng dạy trên lớp cũng như những kinh nghiệm của giáo viên khác nhằm đưa ra những phương pháp thích hợp trong việc tổ chức cho HS làm thí nghiệm trong giờ Vật lý.
    Như vậy, với những lý do nêu trên và từ tình hình thực tế của việc dạy và học Vật lý ở trường THCS hiện nay. Là giáo viên dạy môn Vật lý tôi quyết định nghiên cứu việc tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm trong giờ học Vật lý (Phần Điện học) để tìm hiểu và đóng góp một phần nhỏ của mình vào việc nâng cao chất lượng giáo dục và cũng nhằm rút kinh nghiệm cho bản thân để việc giảng dạy môn Vật lý được tốt hơn trong việc đổi mới PPDH ở trường phổ thông THCS.
    II- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :
    Nghiên cứu việc làm thí nghiệm Vật lý nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức , từ đó học sinh nắm chắc kiến thức hơn, nâng cao chất lượng dạy và học.

    III- NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU :
    Xây dựng hệ thống thí nghiệm, qua đó làm nổi bật mối liên hệ giữa các kiến thức với nhau, giúp học sinh vận dụng kiến thức nhiều lần để các em nhớ kỹ và hiểu kiến thức vững chắc, sâu sắc hơn.

    IV- ĐỐI TƯỢNG VÀ CƠ SỞ NGHIÊN CỨU:
    Giáo viên giảng dạy môn Vật lý khối lớp 7, 9.
    Học sinh khối 7, 9.
    Thái độ học của học sinh trong khi làm thí nghiệm Vật lý.
    Chương trình sách giáo khoa lớp 9 .
    Hệ thống các bài thí nghiệm về điện trong giờ Vật lý.

    V- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
    1. Phương pháp nghiên cứu chương trình nội dung sách giáo khoa Vật lý và tài liệu liên quan .
    a.Mục đích :
    Hệ thống các thí nghiêm.
    Tiến hành xây dựng hệ thống thí nghiệm.
    b.Tài liệu :
    Sách giáo khoa vật lý.
    Bảng phân phối chương trình Vật lý.
    Sách giáo viên, sách bài tập, sách tham khảo .
    c. Cách tiến hành :
    Thu thập các tư liệu có liên quan đến đề tài: sách giáo khoa Vật lý , các bài học có làm thí nghiệm.
    Cần nghiên cứu kỹ kiến thức khi làm thí nghiệm.
    2.Phương pháp trò chuyện phỏng vấn :
    a.Mục đích :
    Tìm hiểu tình hình học và làm thí nghiệm Vật lý của học sinh.
    Những khó khăn và thuận lợi khi xây dựng làm thí nghiệm phần điện học.
    b.Đối tượng :
    Giáo viên bộ môn.
    Học sinh khối 7, 9.
    c.Nội dung :
    Đặt câu hỏi để tìm hiểu việc làm thí nghiệm của giáo viên và học sinh.
    d.Cách tiến hành :
    Xác định mục đích và đối tượng cần trò chuyện .
    Xây dựng bảng hệ thống câu hỏi phỏng vấn ( xem phần phụ lục ).
    Thực hiện phỏng vấn – ghi nhận kết quả .
    3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động :
    a.Mục đích :
    Nắm được thực trạng việc tổ chức làm thí nghiệm Vật lý của giáo viên và của học sinh
    b.Đối tượng :
    Giáo án của giáo viên .
    Kế hoạch giảng dạy của giáo viên .
    c.Cách tiến hành :
    Xác định mục đích yêu cầu .
    Liệt kê những sản phẩm cần nghiên cứu .
    Mô tả có phê phán lại quá trình hoạt động đưa đến sản phẩm đó .
    4.Phương pháp quan sát :
    a.Mục đích :
    Nắm được phương pháp giảng dạy của giáo viên .
    Nắm được tinh thần thái độ học tập của học sinh .
    b.Nội dung :
    Quan sát cách dạy của giáo viên .
    Quan sát cách làm thí nghiệm của học sinh .
    Quan sát tất cả các hoạt động trên lớp của giáo viên và học sinh khi làm thí nghiệm.
    c.Cách tiến hành :
    Chuẩn bị mục đích, nội dung, cách quan sát và tiêu chuẩn đánh giá .
    Sau khi quan sát cần ghi chép kết quả và có sự thống nhất của những người cùng quan sát .
    Tóm lại :
    Qua việc nghiên cứu bằng các phương pháp nêu trên, ta cần rút ra những kinh nghiệm tiên tiến và tìm ra những biện pháp thực hiện tốt nhiệm vụ của vấn đề .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...