Báo Cáo Tổ chức hoạt động từ thiện có chất lượng trong trường tiểu học Thành Công

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài
    - Làm từ thiện trong nhà trường là một hoạt động thiện nguyện, có tổ chức, có chương trình, mà đã là chương trình thì phải có nhiều người thực hiện, tham gia. Nếu không xác định được rõ thì sẽ không thể tổ chức được những chương trình thiết thực và mang tính lâu dài.
    - Tất cả mọi người tham gia từ thiện đều mang tinh thần tình nguyện vì cộng đồng, hướng vào yếu tố tình cảm. Vì vậy quan trọng nhất là sự chia sẻ tình cảm giữa con người với con người. Không ai phân biệt mình giàu hay nghèo vì những mảnh đời bất hạnh, các hoàn cảnh khó khăn đã và đang chờ chúng ta giúp đỡ. Từ đó xã hội ngày một tốt đẹp hơn.
    Như vậy, bên cạnh nhiệm vụ học tập chủ yếu thì hoạt động tập thể trong nhà trường đóng vai trò rất quan trọng, trong đó không thể không kể tới vai trò của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, vì đó là một tổ chức quần chúng rộng lớn của thiếu nhi do Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách. Đối với một nhà trường, Đội thiếu niên là tổ chức không thể thiếu được và có nhiều đóng góp to lớn trong việc xây dựng nhân cách của người học sinh. Hoạt động Đội vô cùng phong phú và có sức hút mạnh mẽ đối với lứa tuổi thiếu nhi nếu như chúng ta tổ chức một cách phù hợp. Một trong số các hoạt động đó chính là hoạt động xã hội tình nguyện mang tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau.
    - Trên thực tế, hoạt động xã hội tình nguyện của trường Tiểu học Thành Công B có nhiều hoạt động đạt hiệu quả cao, có những đóng góp tích cực vào phong trào chung của Liên đội.
    Tuy nhiên, vì đó là hoạt động mang tính nhân văn nên tôi muốn hình thức này được chất lượng và nhân rộng hơn nữa.
    - Từ việc giáo dục các em lòng nhân ái và hình thành nhân cách từ nhỏ, đến việc đổi mới phong trào của Đội trong nhà trường để phù hợp với mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh. Tôi đã chọn đề tài "Tổ chức hoạt động từ thiện có chất lượng trong trường Tiểu học Thành Công B". Qua đó giáo dục học sinh lòng nhân ái biết yêu thương, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh của xã hội.
    2. Mục đích nghiên cứu:
    Trên cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động xã hội từ thiện ở trường Tiểu học Thành Công B chỉ ra nguyên nhân, xác định những biện pháp để nâng cao chất lượng hơn nữa hoạt động xã hội tại Liên Đội.
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.
    3.1. Khách thể nghiên cứu:
    Quá trình tổ chức hoạt động xã hội từ thiện ở trường Tiểu học Thành Công B.
    3.2. Đối tượng nghiên cứu:
    Biện pháp tổ chức hoạt động từ thiện có chất lượng hoạt động xã hội từ thiện ở trường Tiểu học Thành Công B.
    4. Giả thuyết khoa học.
    Trong những năm vừa qua, Liên Đội trường Tiểu học Thành Công B có nhiều hoạt động xã hội từ thiện có chất lượng đáng kể. Tuy nhiên cần phải có chương trình thiết thực, cụ thể hơn thì hoạt động này sẽ có hiệu quả cao hơn nữa.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu
    5.1. Nghiên cứu chủ trương, đường lối, các nghị quyết của Đảng và Nhà nước, của Đoàn thanh niên để làm rõ cơ sở lý luận của biện pháp hoạt động xã hội từ thiện trong Liên Đội trường Tiểu học Thành Công B.
    5.2. Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động xã hội tình nguyện của Liên đội trường Tiểu học Thành Công B.
    5.3. Đề xuất biện pháp hoạt động xã hội từ thiện ở Liên đội trường Tiểu học Thành Công B.

    6. Phương pháp nghiên cứu.
    6.1. Nhóm phương pháp lý luận: Đọc, nghiên cứu tài liệu liên quan như:
    - Chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước
    - Điều lệ Đội
    - Luật giáo dục
    - Nghị quyết trung ương Đoàn
    6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
    - Quan sát: Tiến hành quan sát hoạt động và kết quả hoạt động của các em khi tham gia hoạt động xã hội từ thiện.
    - Lấy ý kiến của học sinh, phụ trách chi để thu thập, đánh giá đối với chất lượng hoạt động xã hội từ thiện.
    - Thông qua việc hỏi - đáp giữa Tổng phụ trách với phụ trách chi để xác định được những nhận thức về nội dung và cách thức tiến hành hoạt động xã hội từ thiện. Từ đó phát hiện ra những ưu - khuyết điểm trong khi triển khai hoạt động này để có biện pháp điều chỉnh kịp thời mang lại hiệu quả cao.
    - Trao đổi, xin ý kiến những người có nhiều kinh nghiệm trong các hoạt động Đội như: Đồng chí Hiệu trưởng Phạm Thị Yến Trường Tiểu học Thành Công B, chị Phạm Ngọc Lan Ban thường vụ Hội cha mẹ học sinh nhà trường và các đồng chí tổng phụ trách trường bạn . để đánh giá thực trạng hoạt động và đề xuất biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động xã hội từ thiện.
    6.3. Nhóm phương pháp thống kê để xử lý số liệu điều tra khảo sát.
    7. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu.
    7.1. Giới hạn về nội dung: Biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động xã hội từ thiện.
    7.2. Giới hạn về không gian năm học: 2011 - 2012
    7.3. Giới hạn về thời gian: Liên đội trường Tiểu học Thành Công B.

    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI TỪ THIỆN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

    1. Quan điểm của Nhà nước, Đoàn thanh niên, ngành giáo dục về hoạt động xã hội từ thiện.
    2. Lý luận về hoạt động xã hội từ thiện và tổ chức hoạt động xã hội từ thiện.
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI TỪ THIỆN Ở LIÊN ĐỘI TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH CÔNG B.

    1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu.
    * Thuận lợi:
    * Khó khăn:
    2. Thực trạng hoạt động xã hội từ thiện ở trường Tiểu học Thành Công B.
    2.1. Nội dung
    2.2. Kế hoạch
    a. Hoạt động theo kế hoạch
    b. Hoạt động đột xuất
    2.3. Nguyên tắc tiến hành hoạt động.

    a. Xây dựng tiêu chí chấm thi đua.
    b. Hình thức hoạt động
    c. Ý thức của học sinh tham gia các hoạt động xã hội từ thiện.
    d. Kỹ năng hoạt động.
    CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
    HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI TỪ THIỆN Ở LIÊN ĐỘI TIỂU HỌC THÀNH CÔNG B.
    3.1. Tổ chức tuyên truyền về các hoạt động:
    3.1.1. Mục tiêu
    3.2.2. Nội dung
    3.3.3. Cách tiến hành:
    3.2. Phối hợp với phụ trách chi xây dựng, hướng dẫn Ban chỉ huy đội lên kế hoạch hoạt động:
    3.2.1. Mục tiêu
    3.2.2. Nội dung:
    3.2.3. Cách thức tiến hành: 3.3. Bồi dưỡng kỹ năng hoạt động cho các thành viên phụ trách hoạt động.
    3.3.1. Bồi dưỡng theo định kỳ (học kỳ 1 và Học kỳ 2)
    3.3.2. Thiết lập cơ chế, giám sát giữa cán bộ lớp và ban chỉ huy liên đội.
    3.4. Tăng cường kiểm tra, giám sát của Tổng phụ trách đối với hoạt động xã hội từ thiện.
    3.5. Phối hợp Ban thiếu nhi, chi đoàn nhà trường và tổng phụ trách trong hoạt động xã hội tình nguyện.
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
    1. Kết luận:
    1.1. Về lý luận:
    1.2. Về thực trạng
    1.3. Về đề xuất và thực nghiệm biện pháp.
    2. Khuyến nghị
    2.1. Đối với Hội đồng đội cấp Quận
    2.2. Đối với nhà trường.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...