Thạc Sĩ Tổ chức hoạt động phong trào cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm thái bình

Thảo luận trong 'Khoa Học Xã Hội' bắt đầu bởi Củ Đậu Đậu, 6/4/14.

  1. Củ Đậu Đậu

    Bài viết:
    991
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU . 1
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Mục đích nghiên cứu 2
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2
    4. Giả thuyết khoa học 3
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu . 3
    6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu . 3
    7. Phương pháp nghiên cứu 3
    8. Đóng góp của luận văn . 5
    9. Cấu trúc của luận văn . 5
    Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
    PHONG TRÀO CHO SINH VIÊN TRONG TRƯỜNG CAO ĐẲNG
    1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6
    1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài 6
    1.1.2 Các nghiên cứu trong nước 9
    1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài . 12
    1.2.1 Khái niệm tổ chức . 12
    1.2.2 Khái niệm HĐPT . 12
    1.2.3 Khái niệm tổ chức HĐPT 15
    1.3 HĐPT với sự phát triển nhân cách cho sinh viên trong trường cao đẳng . 16
    1.3.1 Những đặc điểm cơ bản trong sự phát triển tâm lý của sinh viên . 16
    1.3.2 Vai trò của HĐPT đối với sự phát triển nhân cách của sinh viên . 29
    1.3.3 Nhiệm vụ của HĐPT . 39
    1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức HĐPT trong trường đại học 40
    1.4.1 Yêu cầu đổi mới giáo dục đại học liên quan đến HĐPT . 40
    1.4.2 Nhận thức của các lực lượng giáo dục . 42
    1.4.3 Năng lực của người tổ chức HĐPT 42
    1.4.4 Nội dung chương trình của HĐPT . 43
    1.4.5 Hình thức tổ chức HĐPT . 43
    1.4.6 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả của HĐPT 43
    1.4.7 Các điều kiện để tổ chức HĐPT đạt hiệu quả . 44
    Chương 2. THỰC TRẠNG CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HĐPT CHO SINH
    VIÊN TRONG TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM THÁI BÌNH
    2.1 Mục đích, đối tượng, nội dung và phương pháp khảo sát 46
    2.1.1 Mục đích khảo sát 46
    2.1.2 Đối tượng khảo sát 46
    2.1.3 Nội dung khảo sát 47
    2.1.4 Tiêu chí đánh giá và thang đo 47
    2.2 Vài nét về quá trình trưởng thành và phát triển của trường CĐSP TB 48
    2.3 Thực trạng HĐPT cho sinh viên trường CĐSPTB 51
    2.3.1 Đánh giá về mức độ tổ chức các HĐPT cho sinh viên trong trường
    CĐSPTB 52
    2.3.2 Đánh giá về quy mô tổ chức các HĐPT cho SV trong trường CĐSPTB 59
    2.3.3 Đánh giá về hình thức tổ chức HĐPT cho SV trong trường CĐSPTB . 63
    2.3.4 Thực trạng các lực lượng tổ chức HĐPT cho SV trong trường CĐSPTB . 67
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
    2.3.5 Tìm hiểu mức độ tham gia của SV vào các HĐPT do nhà trường tổ chức 69
    2.4 Khảo sát thực trạng biện pháp tổ chức HĐPT cho SV trong trường
    CĐSPTB 71
    2.4.1 Nhận thức của các lực lượng về tính cần thiết sử dụng biện pháp tổ chức 71
    2.4.2 Đánh giá về mức độ sử dụng các biện pháp tổ chức HĐPT . 75
    2.4.3 Đánh giá về ưu, nhược điểm của các biện pháp tổ chức HĐPT trong
    trường CĐSPTB . 77
    2.4.4 Những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả triển khai các biện pháp tổ
    chức HĐPT 78
    2.5 Đánh giá chung thực trạng và nguyên nhân 80
    2.5.1 Đánh giá chung về thực trạng 80
    2.5.2 Nguyên nhân của thực trạng 81
    Chương 3. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HĐPT CHO SINH VIÊN TRONG
    TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM THÁI BÌNH
    3.1 Những nguyên tắc xây dựng các biện pháp . 83
    3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo thực hiện mục tiêu của giáo dục đại học . 83
    3.1.2 Nguyên tắc tổ chức HĐPT phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý SV 84
    3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo sự huy động các chủ thể cùng tham gia . 84
    3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính xung kích, chủ động sáng tạo . 85
    3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi của biện pháp tổ chức HĐPT . 85
    3.1.6. Đảm báo tính giáo dục cao . 85
    3.2. Đề xuất một số biện pháp tổ chức HĐPT cho sinh viên . 86
    3.2.1 Biện pháp 1: Tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng của sinh viên 86
    3.2.2 Biện pháp 2: Xây dựng nội dung, hình thức tổ chức hoạt động 88
    3.2.3 Biện pháp 3: Chuẩn bị các điều kiện cho công tác tổ chức HĐPT . 92
    3.2.4 Biện pháp 4: Xây dựng quy chế khen thưởng cho sinh viên tích cực . 93
    3.2.5 Biện pháp 5: Bồi dưỡng, tập huấn năng lực cho cán bộ tổ chức HĐPT 95
    3.2.6 Biện pháp 6: Tuyên truyền kế hoạch hoạt động đến các lực lượng 96
    3.2.7 Biện pháp 7: Phát huy tính tích cực và chủ động của sinh viên 98
    3.2.8 Biện pháp 8: Xã hội hoá HĐPT cho sinh viên 99
    3.2.9 Biện pháp 9: Chương trình hoá, Đa dạng hoá hình thức tổ chức HĐPT 100
    3.3 Khảo nghiệm các biện pháp tổ chức HĐPT 106
    3.3.1 Mục đích khảo nghiệm 106
    3.3.2 Nội dung khảo nghiệm 106
    3.3.3 Đối tượng khảo nghiệm . 106
    3.3.4 Tiến trình khảo nghiệm 106
    3.3.5 Kết quả khảo nghiệm . 107
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
    I. Kết luận 115
    II. Kiến nghị . 116
    1. Đối với trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình . 116
    2. Đối với các khoa, bộ môn . 116
    3. Đối với các lớp, chi đoàn, chi hội . 117
    4. Đối với cán bộ phong trào 117
    5. Đối với giảng viên 117
    6. Đối với sinh viên 117
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Đảng và Nhà nước đã xác định: "Giáo dục là quốc sách hàng đầu", là
    con đường cơ bản để công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Vai trò của
    giáo dục, trong đó có giáo dục đại học là nhân tố quan trọng góp phần quyết
    định tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục góp phần vào công tác đào tạo
    nguồn nhân lực cho đất nước. Để đào tạo ra được những con người có kiến
    thức, có các phẩm chất, năng động, thích ứng với sự phát triển của xã hội cần
    có sự đóng góp của các lực lượng giáo dục và phải được tiến hành thông qua
    nhiều hoạt động. Một số nhà nghiên cứu đã khẳng định: "Nhà trường ngày
    nay là nhà trường hoạt động Phương pháp giáo dục bằng hoạt động hoạt
    động cùng nhau, hoạt động hợp tác giữa thầy và trò, hoạt động hợp tác giữa
    trò - trò có một tác dụng lớn”.
    Sinh viên là những người đang học tập, nghiên cứu tại các trường cao
    đẳng, đại học. Phần lớn các em sinh viên, học sinh đã và đang sinh hoạt tại các tổ
    chức Đoàn TNCSHCM, Hội học sinh, sinh viên trong trường h ọc. Trong những
    năm qua công tác Đoàn và phong trào thanh niên trường học đã có những chuyển
    biến tích cực, đạt kết quả tốt. Tuy nhiên, hiện nay nhiều trường còn lúng túng
    trong việc đưa ra các mô hình hoạt động phù hợp, chưa đưa ra được các biện pháp
    tổ chức hoạt động phong trào nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục trong trường.
    Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình tiền thân là trường Trung cấp Sư
    phạm, ra đời tháng 10 - 1959. Đây là trường trung cấp chuyên nghiệp đầu tiê n
    của tỉnh. Nhiệm vụ của trường là: đào tạo giáo viên cấp 2, bồi dưỡng kiến
    thức văn hoá phổ thông cho cán bộ các ngành của tỉnh. Hơn 50 năm xây dựng
    và phát triển, nhà trường đã tích cực phấn đấu trở thành trung tâm đào tạo, bồi
    dưỡng văn hoá cho các cán bộ trong tỉnh, đã và đang góp phần tích cực vào sự
    nghiệp nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
    Bên cạnh việc giáo dục hành vi văn hoá, bồi dưỡng kiến thức cho sinh
    viên, trong những nă m qua tổ chức Đoàn trong Trường Cao đẳng Sư phạm
    Thái Bình đã thường xuyên tổ chức các hoạt động phong trào thu hút nhiề u
    sinh viên tham gia. Qua các hoạt động đã tạo nên môi trường sư phạm lành
    mạnh, góp phần tích cực vào quá trình đổi mới công tác giáo dục, đào tạo của
    nhà trường. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, đổi mới giáo
    dục đòi hỏi các tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên phải có những biện
    pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả cho hoạt động phong trào trong
    trường. Thực tế, những hoạt động phong trào của nhà trường mới chỉ tập
    trung ở một số nội dung nhất định, hình thức còn đơn điệu, quy trình và cách
    thức tổ chức còn hạn chế, dẫn đến tác dụng của các hoạt động này tới công tác
    giáo dục đào tạo chưa nhiều. Việc xây dựng và hoàn thiện các biện pháp tổ
    chức hoạt động phong trào cho sinh viên trong trường Cao đẳng Sư phạm
    Thái Bình là hết sức cần thiết. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa
    chọn đề tài: "Tổ chức hoạt động phong trào cho sinh viên trường Cao đẳng Sư
    phạm Thái Bình" để nghiên cứu.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Hoàn thiện các biện pháp tổ chức HĐPT cho sinh viên trường Cao đẳng Sư
    phạm Thái Bình, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục - đào tạo của nhà trường.
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    3.1 Khách thể nghiên cứu
    Lý luận và thực tiễn tổ chức các HĐPT cho sinh viên trong trường Cao
    đẳng sư phạm.
    3.2. Đối tượng nghiên cứu
    Biện pháp tổ chức HĐPT cho sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình.
    4. Giả thuyết khoa học
    HĐPT trong trường Cao đẳng Sư phạm bị chế ước và chi phối bởi
    nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau. Nếu thiết lập đ ược các biện
    pháp tổ chức hợp lý, phát huy tốt các yếu tố tích cực, hạn chế, khắc phục
    những khó khăn trở ngại thì hiệu quả hoạt động HĐPT của sinh viên trong
    trường Cao đẳng Sư phạm sẽ được nâng cao.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu
    5.1. Hệ thống hoá cơ sở lý luận của vấn đề tổ chức HĐPT cho sinh viên
    trong trường đại học, cao đẳng.
    5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng các biện pháp tổ chức HĐPT cho
    sinh viên trong trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình.
    5.3. Hoàn thiện các biện pháp tổ chức HĐPT cho sinh viên trong
    trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình và tiến hành khảo nghiệm tính khả thi
    và mức độ phù hợp của biện pháp này.
    6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
    Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu nhằm hoàn thiện các biện pháp tổ
    chức HĐPT cho sinh viên của các đoàn thể, đặc biệt là Đoàn Thanh niên
    CSHCM trong trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình.
     
Đang tải...