Tiến Sĩ Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học Lịch sử ở trường THPT

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2013
    Đề tài: Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học Lịch sử ở trường THPT (Vận dụng qua dạy học lịch sử thế giới từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XVI lớp 10, chương trình chuẩn)


    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 4
    4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4
    5. Đóng góp của luận án . 5
    6. Giả thuyết khoa học của đề tài 5
    7. Bố cục của luận án . 5
    Chương 1 : TỔNG QUAN 7
    1.1. Tình hình nghiên cứu TCHĐN trên thế giới 7
    1.1.1. Tình hình nghiên cứu TCHĐN trên thế giới thời kì trước năm 1945 . 7
    1.1.2. Tình hình nghiên cứu TCHĐN trên thế giới thời kì từ 1945 đến nay . 10
    1.2. Tình hình nghiên cứu TCHĐN ở Việt Nam . 21
    1.2.1. Tình hình nghiên cứu TCHĐN của tâm lý, giáo dục học Việt Nam 21
    1.2.2. Tình hình nghiên cứu TCHĐN trong DHLS . 25
    Chương 2 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT
    ĐỘNG NHÓM TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG . 30
    2.1. Cơ sở lí luận 30
    2.1.1. Những quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về đổi mới GD PT . 30
    2.1.2. Một số quan niệm về tổ chức hoạt động nhóm . 32
    2.1.3. Lí luận dạy học hiện đại làm cơ sở cho TCHĐN 35
    2.1.4. Đặc điểm tâm lí của HS THPT với việc TCHĐN . 37
    2.1.5. Đặc trưng của KTLS với việc TCHĐN . 40
    2.1.6. Vai trò, ý nghĩa của việc TCHĐN trong DHLS ở trường THPT . 42
    159
    2. 2. Cơ sở thực tiễn . 49
    2.2.1. Điều tra, khảo sát thực tiễn TCHĐN trong DHLS hiện nay ở trường THPT 49
    2.2.2. Kết quả khảo sát 49
    2.2.3. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc TCHĐN trong DHLS hiện
    nay ở trường THPT 55
    Chương 3 : THIẾT KẾ MỘT SỐ DẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
    NHÓM TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT 60
    (Vận dụng qua dạy học lịch sử thế giới từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XVI
    lớp 10, chương trình chuẩn) . 60
    3.1. Mục tiêu phần Lịch sử thế giới từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XVI 60
    3.1.1. Chủ đề xã hội nguyên thủy . 60
    3.1.2. Chủ đề xã hội cổ đại . 61
    3.1.3. Chủ đề Xã hội phong kiến . 62
    3.2. Thiết kế một số dạng TCHĐN trong DHLS 65
    3.2.1. TCHĐN theo bàn để giải quyết nhiệm vụ học tập thống nhất 65
    3.2.2. TCHĐN có sử dụng kĩ thuật dạy học để giải quyết các nhiệm vụ học
    tập khác biệt . 71
    3.2.3. TCHĐN để giải quyết các nhiệm vụ học tập theo bậc thang kiến thức 79
    Chương 4 : CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM . 94
    TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN
    GIỮA THẾ KỈ XVI LỚP 10 THPT (chương trình chuẩn) . 94
    THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM . 94
    4.1. Một số yêu cầu khi tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử 94
    4.1.1. Đảm bảo tính cơ bản 94
    4.1.2. Đảm bảo tính hệ thống, tính cụ thể . 95
    4.1.3. Đảm bảo tính vừa sức . 96
    160
    4.1.4. Đảm bảo tính thực tiễn 97
    4.1.5. Đảm bảo tính linh hoạt, sáng tạo . 98
    4.1.6. Đảm bảo sự tham gia của tất cả các thành viên nhóm 99
    4.2. Các biện pháp tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học phần lịch sử
    thế giới từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XVI lớp 10, chương trình chuẩn 100
    4.2.1. Xác định đúng nhiệm vụ học tập để thiết kế các loại bài tập khi tiến
    hành TCHĐN . 100
    4.2.2. Vận dụng linh hoạt, khoa học quy trình TCHĐN . 107
    4.2.3. Kết hợp nhuần nhuyễn tổ chức hoạt động nhóm với các dạng tổ
    chức dạy học khác . 113
    4.2.4. Tổ chức hiệu quả các phương pháp báo cáo kết quả học tập nhóm 118
    4.2.5. GV tổ chức đánh giá kết quả hoạt động nhóm 125
    4.3. Thực nghiệm . 131
    4.3.1. Mục đích, nhiệm vụ thực nghiệm 131
    4.3.2. Nguyên tắc thực nghiệm 132
    4.3.3. Trường thực nghiệm và đối tượng thực nghiệm . 132
    4.3.4. Phương pháp thực nghiệm . 133
    4.3.5. Nội dung thực nghiệm . 133
    4.3.6. Tổ chức thực nghiệm . 134
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 148
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
    PHỤ LỤC


    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Ngày nay, với sự phát triển theo cấp số nhân của các tiến bộ khoa học công
    nghệ hiện đại, khối lượng tri thức mới tăng lên ngày càng nhanh và do vậy chu kì
    đổi mới của công nghệ và tri thức ngày càng được rút ngắn. Kiến thức học trong
    nhà trường trở nên ít ỏi, nhanh chóng lạc hậu và không đủ dùng trong suốt cuộc đời.
    Để thích ứng với những thay đổi này, hầu hết các nước trên thế giới đã thực hiện
    đổi mới giáo dục dựa trên quan điểm phát huy tính tích cực của học sinh (HS), đề
    cao vai trò tự học của HS, kết hợp với sự hướng dẫn của giáo viên (GV) được áp
    dụng rộng rãi. Phương pháp giáo dục này đã làm thay đổi không chỉ cách giảng dạy
    mà còn thay đổi cả việc tổ chức quá trình dạy học.
    Trong xu thế hội nhập quốc tế và khu vực, với sự phát triển mạnh mẽ của
    nền kinh tế tri thức, hơn bao giờ hết đổi mới giáo dục (GD) trở thành vấn đề cấp
    thiết đặt ra cho tất cả các ngành học, cấp học thuộc hệ thống GD phổ thông (PT)
    nước ta trong những năm đầu của thế kỉ XXI. Ở nước ta hiện nay, tuy có cải cách
    giáo dục cho sự phát triển kinh tế, xã hội nhưng sự thay đổi này còn quá chậm so
    với các nước trên thế giới. Điều này đặt ra cho nền giáo dục Việt Nam phải đẩy
    mạnh đổi mới giáo dục một cách toàn diện, cấp bách.
    Đổi mới GD đòi hỏi phải đổi mới đồng bộ các yếu tố cơ bản của quá trình dạy
    học (QTDH) như: mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, phương tiện dạy học, môi trường
    dạy học, kiểm tra đánh giá. Tuy nhiên, sự đổi mới nội dung và phương pháp dạy học
    (PPDH) chỉ thực sự có ý nghĩa và mang tính khả thi khi được tiến hành đồng bộ với việc
    đổi mới các hình thức dạy học. Nói cách khác, phải tạo ra được các hình thức tổ chức
    dạy học (HTTCDH) phong phú có đủ khả năng để thể hiện và chuyển tải nội dung và
    PPDH. Một trong những hình thức dạy học hiện nay đang được các giáo viên PT quan
    tâm sử dụng là tổ chức hoạt động nhóm (TCHĐN). Dưới sự điều khiển của GV các hoạt
    động riêng biệt của từng cá nhân HS được liên kết hữu cơ với nhau trong một hoạt động
    chung nhằm giải quyết những nhiệm vụ cụ thể của nhóm học tập.
    2
    Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực trong độc
    lập nhận thức của HS hiện nay đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu, đặc biệt đối
    với giáo viên bộ môn lịch sử vì hiện nay thực trạng chất lượng môn lịch sử qua các
    kì thi tốt nghiệp, cao đẳng và đại học còn thấp. Môn lịch sử bị đưa lên bàn cân, là đề
    tài tranh luận sôi nổi về: Nguyên nhân nào dẫn tới chất lượng học tập môn lịch sử
    thấp? Câu hỏi làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học môn lịch sử cũng đã
    được Bộ Giáo dục và Đào tạo, các nhà giáo dục, các giáo viên lịch sử và cả xã hội
    quan tâm. TCHĐN trong dạy học lịch sử đã và đang được coi là một trong những
    nhân tố quan trọng góp phần đổi mới phương pháp dạy học lịch sử hiện nay ở
    trường THPT. Bởi vì, TCHĐN góp phần phát huy năng lực nhận thức độc lập, tạo hứng
    thú học tập cho HS, nâ ng cao hiệu quả bài học lịch sử. Hiện nay, việc TCHĐN đã được
    GV sử dụng trong dạy học lịch sử (DHLS) ở trường THPT.
    Tuy nhiên, chất lượng và hiệu quả của việc TCHĐN chưa cao, còn rất nhiều hạn
    chế chủ yếu nặng về hình thức. Thực tế khi GV chia nhóm, HS được giao nhiệm vụ hoạt
    động cùng nhau song các em chưa hứng thú với việc đó. Hoặc nhận nhiệm vụ hoạt động
    cùng nhau nhưng không sôi nổi, tồn tại tư tưởng dựa dẫm, các em yếu kém lười nhác tìm
    kiếm sự giúp đỡ từ những em khá, giỏi trong nhóm. Do đó tuy kết quả của hoạt động
    nhóm cao hơn song các em khá, giỏi cảm thấy bị lợi dụng, ít hứng thú với việc học
    nhóm, thích hoạt động cá nhân hơn. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này chủ
    yếu là do GV chia nhóm không hợp lý, lựa chọn hình thức TCHĐN không phù hợp với
    nội dung bài học, các nhiệm vụ giao cho HS không phù hợp với hoạt động nhóm, thời
    gian trên lớp ít, lớp học đông, . Để hoạt động nhóm có hiệu quả thì điều quan trọng có
    tính chất quyết định là phải kích thích, thu hút được HS sẵn sàng nhận nhiệm vụ và thích
    thú với hoạt động nhóm. Các em sẽ thấy rằng sự thành công của mình phụ thuộc vào kết
    quả của toàn bộ thành viên trong nhóm. Thực tế cho thấy có những dạng TCHĐN sẽ làm
    tăng chất lượng giờ học nhưng cũng sẽ có một số dạng nhóm lại cản trở việc học. Vấn đề
    đặt ra là GV sẽ TCHĐN như thế nào để đạt hiệu quả và làm thế nào để khắc phục được
    những hạn chế trong TCHĐN hiện nay. Từ những vấn đề lí luận và thực tiễn trên, chúng
    tôi cho rằ ng cùng với các PPDH khác, TCHĐN là một trong những biện pháp quan trọng
    3
    để nâng cao chất lượng dạy học (DH). Nó góp phần trang bị đầy đủ tri thức để thế hệ trẻ
    bước vào tương lai, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, văn minh sánh ngang tầm
    các nước trong khu vực và trên thế giới.
    TCHĐN trong DHLS ở trường PT là một đề tài có ý nghĩa cả về mặt khoa học và
    thực tiễn. Từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài TCHĐN trong dạy học Lịch sử ở
    trường THPT (Vận dụng qua dạy học lịch sử thế giới từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XVI
    lớp 10, chương trình chuẩn) để nghiên cứu với mong muốn góp phần tìm ra biện p háp
    thích hợp TCHĐN có hiệu quả cho HS nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
    2.1. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở khẳng định vai trò, ý nghĩa của TCHĐN trong DHLS ở trường
    THPT, luận án đề xuất các dạng TCHĐN theo hướng phát huy tính tích cực của HS.
    Đồng thời luận án cũng đưa ra một số yêu cầu nhằm thực hiện tốt những dạng TCHĐN
    và các biện pháp đã nêu trong dạy học phần lịch sử thế giới từ nguồn gốc đến giữa thế
    kỉ XVI lớp 10, nhằm góp phần nâng cao chất lượng DHLS ở trường THPT.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Để đạt được mục đích nêu trên, luận án sẽ tập trung giải quyết những nhiệm vụ
    sau:
    - Nghiên cứu tài liệu về giáo dục học và giáo dục lịch sử để làm rõ những
    vấn đề lí luận về TCHĐN trong DHLS ở THPT.
    - Khảo sát, điều tra thực tiễn TCHĐN trong DHLS ở trường THPT.
    - Xác định mục tiêu về kiến thức, kĩ năng phần lịch sử thế giới từ nguồn gốc
    đến giữa thế kỉ XVI trong chương trình, sách giáo khoa (SGK) Lịch sử lớp 10
    THPT (chương trình chuẩn) để làm căn cứ cho việc TCHĐN.
    - Đề xuất các dạng TCHĐN cho HS trong DHLS ở trường THPT.
    - Lựa chọn các biện pháp thực hiện các dạng TCHĐN trong DHLS phần lịch
    sử thế giới từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XVI.
    - Thiết kế kế hoạch bài học và thực nghiệm sư phạm (TNSP) toàn phần để
    kiểm chứng các biện pháp sư phạm, trên cơ sở đó rút ra kết luận về tính khả thi của
    4
    các biện pháp sư phạm được tiến hành trong luận án.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình TCHĐN trong DHLS ở trường
    THPT.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    Luận án không đi sâu vào tìm hiểu tất cả các dạng TCHĐN, căn cứ vào đặc
    trưng và tính đặc thù, sự phù hợp với bộ môn lịch sử chúng tôi chỉ tập trung vào
    một số dạng TCHĐN mà chúng tôi cho là có tính khả thi áp dụng được trong dạy
    học bộ môn.
    Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu là TCHĐN trong bài hình thành kiến
    thức mới.
    Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi chọn 5 trường THPT để thực
    nghiệm toàn phần là: Trường THPT Phù Ninh (tỉnh Phú Thọ), Trường THPT
    Chuyên Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ - Đại diện khối trường chuyên), Trường THPT
    Cầm Bá Thước (Thanh Hóa), Trường THPT Lạc Long Quân (tỉnh Hòa Bình),
    Trường THPT Nguyễn Khuyến (tỉnh Nam Định), Trường THPT Quang Trung (Hà
    Đông – Hà Nội)
    Nội dung thực nghiệm là các biện pháp TCHĐN vận dụng trong dạy học
    phần lịch sử thế giới từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XVI lớp 10 (chương trình chuẩn).
    4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
    4.1. Phương pháp luận
    Cơ sở phương pháp luận của đề tài dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác
    - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm đường lối của Đảng, Nhà nước về công tác
    GD và những vấn đề liên quan đến lí luận và phương pháp dạy học nói chung, lí luận và
    phương pháp dạy học bộ môn lịch sử nói riêng.
    4.2. Phương pháp nghiên cứu
    Là một công trình nghiên cứu thuộc chuyên ngành Lý luận và PPDH môn
    lịch sử, luận án của tôi đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về phương pháp của một luận
    5
    án Giáo dục học chuyên ngành Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn lịch sử
    trong đó coi trọng phương pháp nghiên cứu điều tra khảo sát và TNSP. Phương
    pháp nghiên cứu tác động (action research) để xử lý thông tin từ đó khẳng định biện
    pháp luận án đưa ra có mang tính khả thi và có áp dụng đại trà được không.
    5. Đóng góp của luận án
    5.1. Tiếp tục khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc TCHĐN trong dạy học nói chung
    môn lịch sử ở trường PT nói riêng ở trường THPT. Luận án sẽ góp phần làm phong
    phú thêm lí luận dạy học bộ môn về vấn đề TCHĐN trong DHLS.
    5.2. Cung cấp thêm những số liệu điều tra, khảo sát về TCHĐN trong DHLS ở
    trường PT. Đánh giá đúng thực trạng việc TCHĐN ở trường PT hiện nay.
    5.3. Thiết kế được một số dạng tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử ở
    trường THPT.
    5.4. Đề xuất được một số biện pháp TCHĐN trong DHLS ở trường PT. Luận án
    giúp cho tác giả, đồng nghiệp biết cách vận dụng các dạng TCHĐN trong DHLS ở
    trường THPT. Đây là tài liệu tham khảo bổ ích cho các Nghiên cứu sinh, học viên
    Cao học, GV THPT, cho sinh viên các trường cao đẳng và đại học sư phạm.
    6. Giả thuyết khoa học của đề tài
    Nếu thực hiện một cách linh hoạt các biện pháp TCHĐN trong dạy học lịch
    sử ở trường THPT mà tác giả đề xuất trong luận án cộng với việc đảm bảo các yêu
    cầu khi TCHĐN thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường
    THPT.
    7. Bố cục của luận án
    Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và phần Phụ lục, luận án
    được cấu tạo thành 4 chương.
    Chương 1: Tổng quan
    Chương 2: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tổ chức hoạt động nhóm trong
    dạy học lịch sử ở trường phổ thông
    Chương 3: Thiết kế một số dạng tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch
    sử ở trường THPT (Vận dụng qua dạy học lịch sử thế giới từ nguồn gốc đến giữa
    thế kỉ XVI lớp 10 chương trình chuẩn)
    Chương 4: Các biện pháp tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử thế giới
    từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XVI lớp 10 chương trình chuẩn. Thực nghiệm sư phạm


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tiếng Việt
    1. Đặng Đức An (chủ biên) (2009), Đại cương lịch sử thế giới trung đại - tập I: Phương
    Tây, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    2. Ban Khoa giáo Trung ương (2002), GD và đào tạo trong thời kì đổi mới,
    NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    3. Nguyễn Ngọc Bảo, Phát huy tính tích cực, tính tự lực của HS trong quá trình dạy
    học, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 1993-1996 cho GV.
    4. Nguyễn Ngọc Bảo, Hà Thị Đức (2000), Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ
    sở, NXB Giáo dục, Hà Nội, tr. 11- 157.
    5. Lê Khánh Bằng (1993), Tổ chức quá trình dạy học ở trường PT, Bộ GD và Đào tạo,
    Hà Nội, tr. 4- 157.
    6. Berhard Muszynsky (2005), Con đường nâng cao chất lượng cải cách các cơ sở đào
    tạo GV, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
    7. Bernd Meirer, Nguyễn Văn Cường (2005), Phát triển năng lực thông qua phương
    pháp và phương tiện dạy học mới, (Tài liệu hội thảo - tập huấn), Bộ GD và Đào tạo
    - Dự án Phát triển GD THPT.
    8. Bernd Meirer, Nguyễn Văn Cường (2009), Lí luận dạy học hiện đại, Potsdam – Hà Nội.
    9. Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường (2009), Lý luận dạy học hiện đại - Một số vấn đề
    đổi mới PPDH, Potsdam - Hà Nội.
    10. Nguyễn Thanh Bình (2008), GD Việt Nam trong thời kì đổi mới, NXB Đại học Sư
    phạm, Hà Nội.
    11. Bobbi Deporter, Mike Hernaki (2011), Phương pháp học tập siêu tốc, NXB Lao
    động - Xã hội, Hà Nội.
    12. Bộ GD và Đào tạo, Dự án Việt - Bỉ (2010), Dạy và học tích cực - Một số phương
    pháp và kĩ thuật dạy học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
    13. Nguyễn Hữu Châu và các tác giả (2007), Đổi mới nội dung và phương pháp đào
    tạo GV trung học cơ sở theo chương trình CĐSP, Hà Nội.
    153
    14. Nguyễn Thị Côi (2008), Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch
    sử ở trường PT, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
    15. Nguyễn Thị Côi (chủ biên) (1995), Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm môn Lịch sử,
    Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (in lần 2 có bổ sung).
    16. Nguyễn Nghĩa Dân (1997), “Mô hình PPDH”, Tạp chí GD và thời đại, tháng
    11/1997.
    17. Dự án Việt – Bỉ, Tài liệu tập huấn dạy và học tích cực, Hà Nội, tháng 5/2005.
    18. Dự án Việt - Bỉ đào tạo GV các trường sư phạm 7 tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam, Áp
    dụng dạy và học tích cực trong môn Lịch sử, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
    19. Vũ Cao Đàm (1998), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và
    kĩ thuật.
    20. Phạm Văn Đồng (1994), “PPDH và phát huy tính tích cực. Một phương pháp vô
    cùng quý báu”, Tạp chí Nghiên cứu GD, số 12, tr. 1-2.
    21. Đặng Văn Đức - Nguyễn Thu Hằng (2008), PPDH Địa lí theo hướng tích cực,
    NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
    22. Geoffrey Petty (2002), Hướng dẫn thực hành dạy học ngày nay, NXB
    StanleynThornes, United Kingdom.
    23. Giselle O. Martin-Kniep (2011), Tám đổi mới để trở thành người GV giỏi, NXB
    GD Việt Nam, Hà Nội.
    24. Gmy Palmade (1999), Các phương pháp sư phạm, NXB Thế giới, Hà Nội.
    25. Goleman, D (1998), Điều gì tạo nên người lãnh đạo? (What make a leader?),
    Harward Business Review, tháng 11-12, tr. 93-102.
    26. Bùi Minh Hiền (2004), Lịch sử GD Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm.
    27. Trần Bá Hoành (2001), Đổi mới PPDH ở THCS, Hà Nội 2001.
    28. Trần Bá Hoành (2005), Dạy học lấy HS làm trung tâm, Hà Nội.
    29. Trần Bá Hoành (2007), Đổi mới PPDH, chương trình và sách giáo khoa, NXB Đại
    học Sư phạm.
    30. Đào Thị Hồng (2007), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III (2004-2007) cho
    GV Lịch sử cấp THCS, NXB GD, Hà Nội.
     
Đang tải...