Tiến Sĩ Tổ chức hoạt động nhận thức tích cưc, tự lực cho học sinh trong dạy học một số kiến thức cơ học, điệ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Phí Lan Dương, 23/11/13
    Last edited by a moderator: 15/8/14
    Luận án tiến sĩ năm 2011
    Đề tài: Tổ chức hoạt động nhận thức tích cưc, tự lực cho học sinh trong dạy học một số kiến thức cơ học, điện học vật lý lớp 10, 11 nâng cao với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin
    Định dạng file word



    Mục lục
    Trang
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài . 1
    2. Mục đích nghiên cứu 3
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
    4. Giả thuyết khoa học . 3
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
    6. Phương pháp nghiên cứu . 4
    7. Cấu trúc và nội dung của luận án 5
    8. Đóng góp của luận án 5
    TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 7
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC
    TÍCH CỰC, TỰ LỰC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ NHỜ SỰ HỖ
    TRỢ CỦA CNTT . 10
    1.1. Tính tích cực và tự lực nhận thức của HS 10
    1.1.1. Tính tích cực nhận thức của học sinh 10
    1.1.1.1. Quan niệm về tính tích cực . 10
    1.1.1.2. Quan niệm về tính tích cực nhận thức 10
    1.1.1.3. Những biểu hiện của tính tích cực nhận thức . 12
    1.1.1.4. Các cấp độ đạt được của tính tích cực 13
    1.1.1.5. Các biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức của HS 13
    1.1.2. Tính tự lực nhận thức trong học tập của học sinh . 14
    1.1.2.1. Bản chất của tính tự lực 14
    1.1.2.2. Những biểu hiện của tính tự lực 14
    1.1.3. Mối quan hệ giữa tính tích cực và tự lực . 15
    1.2. Cơ sở lý luận của việc tổ chức quá trình hoạt động nhận thức của HS một cách tích cực và tự lực 16
    1.2.1. Tâm lý học phát triển là nền tảng trong việc tổ chức quá trình hoạt động nhận thức của HS một cách tích cực và tự lực . 16
    1.2.2. Vận dụng lý thuyết phát triển nhận thức của Jean Piaget và Lev Vygotsky trong việc tổ chức quá trình hoạt động nhận thức của HS một cách tích cực và tự lực 18
    1.2.3. Các luận điểm khoa học xuất phát trong nghiên cứu chiến lược dạy học phát triển hoạt động tự lực tìm tòi giải quyết vấn đề và tư duy khoa học của HS 20
    1.3. Tổ chức hoạt động nhận thức của HS trong dạy học vật lý . 23
    1.3.1. Quá trình nhận thức khoa học trong vật lý học . 23
    1.4.6. Tổ chức hoạt động nhận thức tích cực và tự lực của HS trong dạy học vật lý .
    Định hướng về đổi mới phương pháp dạy học vật lý THPT
    Tổ chức hoạt động học tập mang tính tìm tòi nghiên cứu của HS
    Đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học
    Dạy HS phương pháp tự học .
    Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề .
    Bồi dưỡng các phương pháp nhận thức đặc thù của vật lý cho HS
    PPDH hướng vào việc tổ chức HĐHT tích cực và tự lực của HS
    1.5. Tổ chức hoạt động nhận thức tích cực và tự lực của HS với sự hỗ trợ của CNTT . 30
    1.5.1. Đổi mới PPDH theo quan điểm của CNTT . 30
    1.5.2. Những căn cứ cho việc ứng dụng CNTT trong dạy học vật lý ở trường phổ thông 31
    1.5.3. Những quan điểm ứng dụng CNTT trong dạy học vật lý 33
    1.5.4. Một số giải pháp nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT trong trường phổ thông . 35
    1.5.5. Sự hỗ trợ của CNTT trong việc tổ chức hoạt động nhận tích tích cực và tự lực cho HS trong dạy học Vật lý 36
    1.5.5.1. Sự hỗ trợ của CNTT đối với TN vật lý thực . 38
    1.5.5.2. CNTT trong việc mô phỏng các hiện tượng, quá trình vật lý và thiết kế TN ảo trong dạy học vật lý . 39
    1.5.5.3. CNTT với vấn đề tăng cường tính trực quan trong TN 42
    1.5.5.4. Sử dụng các mô phỏng và TN ảo trong dạy học vật lý . 42
    1.5.6. Quy trình chung của việc sử dụng CNTT hỗ trợ tổ chức hoạt động nhận thức tích cực và tự lực của HS trong dạy học vật lý . 43
    1.6. Kết luận chương 1 . 46
    CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC DẠY HỌC MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ HỌC, ĐIỆN HỌC (VẬT LÝ LỚP 10, 11 THPT NC) THEO HƯỚNG TĂNG CƯỜNG TÍNH TÍCH CỰC, TỰ LỰC TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HS VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA CNTT 48
    2.1. Nội dung chương trình cơ học, điện học vật lý 10,11 THPT (NC) 48
    2.1.1. Mục tiêu của vật lý học THPT 48
    2.1.2. Nội dung chương trình cơ học lớp 10 49
    2.1.3. Nội dung chương trình điện học lớp 11 50
    2.2. Xây dựng một số TN phần cơ học trên đệm khí với sự hỗ trợ của Camera và Máy vi tính . 51
    2.2.1. Giới thiệu chung về bộ TN 51
    2.2.1.1 Bộ đệm không khí . 51
    2.2.1.2. Camera quan sát chuyển động (VideoCom) . 53
    2.2.1.3. Nguyên tắc hoạt động của các thiết bị 54
    2.2.1.4. Cách sử dụng các thiết bị 56
    2.2.2. Các TN cơ học xây dựng được với camera quan sát chuyển động 57
    2.2.2.1. TN 1: TN về chuyển động thẳng đều 57
    2.2.2.2. TN 2: TN về chuyển động thẳng biến đổi đều 61
    2.2.2.3. TN 3: TN về định luật II Niutơn 64
    2.2.2.4. TN 4: TN về định luật III Niutơn 66
    2.2.2.5. TN 5: TN về định luật bảo toàn động lượng . 72
    2.3. Xây dựng một số TN ảo nhờ phần mềm Crocodile Physics hỗ trợ dạy học phần điện học, Vật lý 11 . 78
    2.3.1. Giới thiệu phần mềm Crocodile Physics . 78
    2.3.2. Các phương án khai thác phần mềm Crocodile Physics trong dạy học vật lý 78
    2.3.3. Quy trình thiết kế một TN trên Crocodile Physics 80
    2.3.4. Các TN đã được xây dựng nhờ phần mềm Crocodile Physics . 82
    2.3.4.1. TN 1: Minh hoạ định luật Ôm đối với toàn mạch . 82
    2.3.4.2. TN 2: Minh hoạ định luật Ôm đối với đoạn mạch có chứa nguồn . 83
    2.3.4.3. TN 3: Minh hoạ định luật Ôm đối với đoạn mạch có chứa máy thu 84
    2.3.4.4. TN 4: Minh hoạ định luật Ôm cho đoạn mạch có chứa nguồn và máy thu . 84
    2.3.4.5. TN 5: Đo suất điện động và điện trở trong của nguồn điện (TN thực hành) 85
    2.3.4.6. TN 6: Khảo sát đường đặc trưng vôn – ampe của dây tóc bóng đèn . 87
    2.3.4.7. TN 7: Khảo sát đường đặc trưng vôn – ampe của điện trở khi nhiệt độ không đổi . 88
    2.3.4.8. TN 8:Khảo sát đặc tính chỉnh lưu của điốt bán dẫn (TN thực hành) 89
    2.3.4.9. TN 9: Khảo sát đặc tính khuếch đại của Tranzitor (TN thực hành) 91
    2.4. Khai thác một số TN mô phỏng, TN ảo sử dụng trong dạy học phần Điện học lớp 11 . 93
    2.4.1. TN Mô phỏng sự nhiễm điện do tiếp xúc, do hưởng ứng . 93
    2.4.2. TN mô phỏng về sự phân cực của điện môi trong điện trường . 93
    2.4.3. TN mô phỏng về đường sức của các điện tích khác nhau . 94
    2.4.4. TN mô phỏng về cường độ điện trường 95
    2.5. Thiết kế tiến trình dạy học một số kiến thức phần Cơ học - Điện học vật lý lớp 10, 11 (NC) với sự hỗ trợ của CNTT theo hướng tăng cường hoạt động nhận thức tích cực và tự lực cho HS . 96
    2.5.1. Quy trình thiết kế tiến trình dạy học . 96
    2.5.2. Tiến trình dạy học bài “Khảo sát thực nghiệm chuyển động thẳng“ (Bài 3 Vật lý 10 NC) 98
    2.5.3. Tiến trình dạy học bài “ Định luật III Niutơn“ ( Vật lý 10 NC) 102
    2.5.4. Tiến trình dạy học bài “ Điện trường“ ( Vật lý 11 NC) . 108
    2.5.5. Tiến trình dạy học bài “Định luật Ôm đối với toàn mạch” (Vật lý 11 NC) 115
    2.6. Kết luận chương 2 122
    CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 124
    3.1. Mục đích, nhiệm vụ và đối tượng của thực nghiệm sư phạm . 124
    3.1.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm . 124
    3.1.2. Đối tượng và nội dung của thực nghiệm sư phạm 124
    3.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 125
    3.2.1 Quan sát giờ học 125
    3.2.2 Thăm dò ý kiến HS . 127
    3.2.2.3 Phương pháp thống kê toán học 127
    3.3. Chuẩn bị thực nghiệm . 126
    3.3.1. Biên soạn giáo án thực nghiệm . 126
    3.3.2. Lựa chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 127
    3.3.3. Lựa chọn giáo viên dạy thực nghiệm và tập huấn 127
    3.3.4. Tài liệu thực nghiệm sư phạm 128
    3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm 128
    3.4.1. Thực nghiệm sư phạm vòng 1 128
    3.4.1.1. Nội dung thực nghiệm sư phạm vòng 1 128
    3.4.1.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm vòng 1 129
    3.4.2. Thực nghiệm sư phạm vòng 2 133
    3.4.2.1. Đánh giá định tính thực nghiệm sư phạm vòng 2 . 134
    3.4.2.2. Đánh giá định lượng thực nghiệm sư phạm vòng 2 142
    3.5. Kết luận chương 3 . 151
    KẾT LUẬN CHUNG . 153
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 155
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 156
    PHỤ LỤC . 162




    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Mục tiêu giáo dục của nước ta giai đoạn hiện nay đã được xác định rõ tại Nghị quyết của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt nam lần thứ 2 (khoá 8). Trong đó có mục tiêu quan trọng là giáo dục cho thế hệ trẻ những phẩm chất và năng lực sau: “Có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại. Có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật cao”.
    Mục tiêu này là kim chỉ nam chỉ đạo việc biên soạn chương trình, kế hoạch dạy học và giáo dục; chỉ đạo việc lựa chọn nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học và giáo dục.
    Nhà trường phổ thông có nhiều điều kiện thuận lợi, có khả năng rất to lớn và có nhiệm vụ cụ thể trong việc thực hiện những mục tiêu này. Điều này được thể hiện rõ trong Luật Giáo dục của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam, ban hành năm 1998. Trong chương I, những điều quy định chung, điều 4 ghi: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Điều 24 về nội dung và phương pháp giáo dục phổ thông khẳng định lại: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú cho HS”.
    Để đạt được mục tiêu đó, đòi hỏi nhà trường phải đổi mới mạnh mẽ nội dung và phương pháp đào tạo, như Nghị quyết Hội nghị TW lần thứ II của Đảng nhấn mạnh: "Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục- đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy - học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, ” [68].
    Phương tiện dạy học là một thành tố cấu trúc của quá trình dạy học, nó có quan hệ mật thiết với các thành tố khác đặc biệt là phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Vì vậy phương tiện dạy học hữu hiệu sẽ có tác dụng kích thích tính tích cực, độc lập và sáng tạo của người học.
    Ngày nay, ứng dụng Công nghệ thông tin(CNTT) trong giáo dục và đào tạo đã trở thành phổ biến trên toàn thế giới. Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục các nước thành viên Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) đã vạch rõ: giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc định hình một xã hội học tập, ứng dụng CNTT và truyền thông trong giáo dục nhằm mở ra một tiềm năng rộng lớn trong việc chuẩn bị tuơng lai cho HS, cung cấp cơ hội học tiếp cho những người lớn tuổi, đổi mới về cách dạy và cách học, tạo điều kiện cho việc hợp tác nghiên cứu khoa học và đào tạo từ xa. UNESCO cũng chính thức đưa ra vấn đề này thành chương trình trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI. Nhiều quốc gia trên thế giới đã thành công trong việc ứng dụng CNTT và truyền thông vào công tác giáo dục và đào tạo dưới những hình thức khác nhau.
    Trong Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 của Chính phủ đã nhận định: Sự đổi mới và phát triển giáo dục đang diễn ra ở quy mô toàn cầu tạo cơ hội tốt để giáo dục Việt nam nhanh chóng tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới, những cơ sở lý luận, phương thức tổ chức, nội dung giảng dạy hiện đại và tận dụng các kinh nghiệm quốc tế để đổi mới và phát triển. Chỉ thị số 58-CT/TW của Bộ chính trị (Khoá VIII) khẳng định: ứng dụng và phát triển CNTT là nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, là phương tiện chủ lực để đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước đi trước[68]. Mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng đều phải ứng dụng CNTT để phát triển.
    CNTT là một phần tất yếu của cuộc sống chúng ta. Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT về tăng cường dạy học, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành Giáo dục nêu rõ: CNTT và đa phương tiện sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong hệ thống quản lý giáo dục, trong chuyển tải nội dung chương trình đến người học, thúc đẩy cuộc cách mạng về phương pháp dạy và học.
    Một trong những điểm yếu của HS, SV Việt nam là khả năng làm việc độc lập, năng lực tự học, tự nghiên cứu. Những điểm yếu này còn tồn tại bởi nhiều lý do: Văn hoá học tập thụ động theo kiểu tái hiện đã tồn tại từ lâu, những PPDH mới, những phương tiện dạy học được trang bị chưa đáp ứng đủ nhu cầu của hoạt động dạy học, phương pháp học chưa phù hợp
    Để hội nhập với sự phát triển chung của khu vực và thế giới, trong nhà trường của xã hội thông tin, HS phải học được các phương pháp, phải được tiếp cận với các phương tiện dạy học hiện đại bên cạnh việc học các nội dung tri thức khoa học. Thực tế dạy học còn đòi hỏi phải có những thay đổi có tính chiến lược về PPDH ở phổ thông mới có thể đáp ứng được nhiệm vụ mà đại hội Đảng lần thứ VIII đã chỉ ra: "Xác định rõ hơn mục tiêu, thiết kế nội dung, chương trình, đổi mới phương pháp giáo dục-đào tạo, lựa chọn những nội dung có tính cơ bản, hiện đại từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào các quá trình đào tạo"[68].
    Vì vậy, việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh trong dạy học, trong đó có dạy học vật lý với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin nhằm thực hiện tốt mục tiêu dạy học đang là một bước đi mang tính hiện đại, thực tiễn và phù hợp với môn học mang tính thực nghiệm này.
    Theo hướng nghiên cứu này đã có những cơ sở chung về tâm lý và giáo dục học. Tuy nhiên việc nghiên cứu cơ sở lý luận và ứng dụng cho từng môn học, từng kiến thức cụ thể còn chưa được thống nhất và chưa đầy đủ, như sử dụng CNTT trong dạy học như thế nào, dạng bài nào, nội dung nào nên hay không nên ứng dụng CNTT . Chính vì vậy chúng tôi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài: Tổ chức hoạt động nhận thức tích cực, tự lực cho HS trong dạy học một số kiến thức Cơ học, Điện học Vật lý lớp 10, 11 (NC) với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Nâng cao chất lượng dạy học vật lý ở trường THPT thông qua việc nghiên cứu tổ chức hoạt động nhận thức tích cực, tự lực của HS với sự hỗ trợ của CNTT.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu:
    - Quá trình dạy học bộ môn vật lý ở trường THPT;
    - Sự hỗ trợ của CNTT trong việc tổ chức hoạt động nhận thức tích cực, tự lực của HS khi dạy học vật lý;
    Phạm vi nghiên cứu:
    - Nội dung và PPDH phần Cơ học, Điện học Vật lý 10, 11-THPT (nâng cao);
    - CNTT hỗ trợ dạy học vật lý.
    - Dạy học một số kiến thức cơ học, điện học Vật lý lớp 10,11 (nâng cao) với sự hỗ trợ của CNTT cụ thể là Camera quan sát chuyển động và các phần mềm dạy học như VideoCom, Crocodile Physics,
    4. Giả thuyết khoa học
    Nếu ứng dụng CNTT làm phương tiện hỗ trợ dạy học phần Cơ học, Điện học Vật lý lớp 10, 11 (NC) một cách hợp lý thì sẽ đưa học sinh tham gia tích cực, tự lực vào tiến trình xây dựng kiến thức nhờ đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học Cơ học, Điện học, Vật lý 10, 11 (NC) nói riêng, Vật lý THPT nói chung.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu
    + Nghiên cứu vận dụng cơ sở lý luận dạy học hiện đại đối với việc thiết kế các tiến trình dạy học vật lý theo hướng tổ chức và định hướng hoạt động học tích cực, tự lực của HS;
    + Ứng dụng CNTT theo định hướng hoạt động học tích cực, tự lực của HS trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức;
    + Phân tích nội dung kiến thức phần cơ học, Điện học ở vật lý lớp 10, 11 THPT (nâng cao);
    + Nghiên cứu sử dụng một số TN phần cơ học lớp 10 với sự hỗ trợ của camera quan sát chuyển động với phần mềm VideoCom hỗ trợ dạy học các kiến thức cụ thể;
    + Nghiên cứu sử dụng một số phần mềm dạy học (Crocodile Physics, Flash, ) để thiết kế, sưu tầm một số TN mô phỏng và TN ảo hỗ trợ việc dạy học các kiến thức cụ thể phần điện học (Vật lý 11) đảm bảo việc thực hiện tiến trình dạy học này đạt hiệu quả;
    +Soạn thảo một số tiến trình dạy học các kiến thức cụ thể trong phần Cơ học, Điện học vật lý lớp 10, 11 THPT (nâng cao) với sự hỗ trợ của CNTT theo hướng tăng cường tính tích cực, tự lực cho HS;
    + Thực nghiệm sư phạm, đánh giá hiệu quả các tiến trình dạy học nói trên;
    6. Phương pháp nghiên cứu
    - PP nghiên cứu lý luận
    + Nghiên cứu những văn kiện của Đảng và Nhà nước cũng như của Bộ Giáo dục và đào tạo về việc nâng cao chất lượng giáo dục và về vấn đề ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường phổ thông;
    + Nghiên cứu các tài liệu giáo dục học, tâm lý học và phương pháp dạy học vật lý cho việc xây dựng tiến trình dạy học và ứng dụng CNTT hỗ trợ hoạt động nhận thức tích cực, tự lực cho HS;
    + Nghiên cứu kinh nghiệm và kết quả của các nước tiên tiến trên thế giới trong việc ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo.
    - PP điều tra thực tế:
    + Điều tra thông qua đàm thoại với giáo viên, các nhà quản lý về vấn đề ứng dụng CNTT hỗ trợ dạy và học trong nhà trường phổ thông;
    + Sử dụng các phiếu điều tra để thăm dò thái độ của HS đối với việc ứng dụng CNTT trong dạy học và hiệu quả của các giờ học có sự hỗ trợ của CNTT.
    - PP thực nghiệm sư phạm
    Tiến hành thực nghiệm sư phạm có đối chứng để đánh giá hiệu quả của việc ứng dụng CNTT hỗ trợ hoạt động nhận thức tích cực, tự lực của HS.
    - PP thống kê toán học
    Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và thống kê kiểm định để trình bày kết quả thực nghiệm sư phạm và kiểm định giả thiết thống kê về sự khác biệt trong kết quả học tập của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm.
    7. Cấu trúc và nội dung của luận án
    Luận án gồm phần mở đầu, phần nội dung với ba chương, phần kết luận và phụ lục.
    Chương 1: Cơ sở lý luận của việc ứng dụng CNTT hỗ trợ tổ chức hoạt động nhận thức tích cực, tự lực của HS trong dạy học vật lý. Chương 1 gồm 44 trang, 7 hình vẽ.
    Chương 2: Tổ chức dạy học một số kiến thức cơ học, điện học (Vật lý lớp 10, 11 NC) theo hướng tăng cường tính tích cực, tự lực trong hoạt động nhận thức của HS với sự hỗ trợ của CNTT. Chương 2 gồm 76 trang, 20 bảng biểu và 59 hình vẽ.
    Chương 3: Thực nghiệm sư phạm. Chương 3 gồm 26 trang, 12 bảng biểu và 6 hình vẽ.
    Luận án có sử dụng 90 tài liệu tham khảo và Website trên mạng Internet.
    8. Đóng góp của luận án
    · Về lý luận:
    - Luận án đã hệ thống hoá và phát triển lý luận về ứng dụng CNTT trong dạy học. Cụ thể là làm sáng tỏ được việc ứng dụng CNTT hỗ trợ hoạt động nhận thức tích cực, tự lực cho HS.
    - Phân tích và đề xuất một số quan điểm ứng dụng CNTT trong dạy học vật lý.
    - Đề xuất quy trình chung cho việc ứng dụng CNTT trong dạy học vật lý.
    · Về thực tiễn:
    - Nghiên cứu sử dụng camera quan sát chuyển động với phần mềm VideoCom trong dạy học vật lý: đề xuất quy trình sử dụng camera quan sát chuyển động, khai thác, lắp ráp được 5 TN với camera quan sát chuyển động hỗ trợ dạy học cơ học lớp 10.
    - Nghiên cứu sử dụng phần mềm Crocodile Physics trong dạy học vật lý: đề xuất quy trình sử dụng phần mềm, thiết kế được 9 TN ảo với phần mềm Crocodile Physics hỗ trợ dạy học phần điện học vật lý 11 (NC).
    - Soạn thảo tiến trình dạy học cho 8 bài học vật lý 10 và 11 theo quy trình ứng dụng CNTT đã đề xuất và theo định hướng tổ chức hoạt động nhận thức tích cực, tự lực của HS.
    - Luận án góp phần đổi mới phương pháp dạy học vật lý, minh chứng cho tính khả thi của việc ứng dụng CNTT phát huy tính tích cực, tự lực, tăng cường khả năng tự học của HS nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học vật lý THPT.




    TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ LỰC CỦA HS
    VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA CNTT
    Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, tự lực của HS không phải mới được đặt ra mà đã có từ lâu. Nhưng chỉ tới ngày nay nó mới trở nên cấp thiết. Đã có nhiều nghiên cứu lý luận, thực tiễn ở trong và ngoài nước nhằm giải quyết vấn đề này.
    Từ giữa thế kỷ XX nhiều nhà nghiên cứu giáo dục quan tâm đề xuất phương pháp “Dạy học nêu vấn đề”, như I.F.Kharlamoop[23], T.V.Cudriapxep[28], V.Ôkôn[29], I.Lêcne[26], N.M.Zvereva[63], Nguyễn Ngọc Quang[36], . Trong các nghiên cứu trên đều có sự thống nhất về yếu tố quan trọng của việc xây dựng bài toán có vấn đề, coi đó như trung tâm của kiểu dạy học này; đồng thời họ quan tâm đến việc tổ chức cho học sinh hoạt động tự lực tìm kiếm kiến thức. Tuy nhiên, hầu hết các tài liệu chỉ tập trung phân tích kỹ yếu tố thứ nhất, trong khi đó chỉ đề xuất chung với các mức độ khác nhau của dạy học nêu vấn đề, thiếu đi sâu vào quá trình tổ chức, hướng dẫn cho HS tự lực giải quyết vấn đề, nhất là các vấn đề cụ thể.
    Một hướng thứ hai đang được thảo luận rộng rãi là phương pháp giáo dục tích cực, lấy người học làm trung tâm như các tác giả Nguyễn Kỳ[25], Thái Duy Tuyên[63], Trần Bá Hoành[20] . Tư tưởng của việc dạy học này là thầy giáo tổ chức, giúp đỡ cho HS tự lực, sáng tạo cộng tác với nhau để giải quyết vấn đề nhằm phát triển tư duy. Nhưng tất cả đều chỉ có tính nguyên tắc, chưa đề cập đến cách tổ chức cho HS tự lực, sáng tạo giải quyết một vấn đề cụ thể của vật lý như thế nào.
    Tại hội nghị tập huấn phương pháp dạy học vật lý phổ thông do Vụ Trung học phổ thông tổ chức vào tháng 10 – 2000 đã có những báo cáo về đổi mới phương pháp dạy học vật lý ở trường THPT. Trong báo cáo của mình [47] tác giả Nguyễn Đức Thâm trình bày chiến lược “Dạy học bằng hoạt động, thông qua hoạt động của HS” mà cơ sở khoa học của nó là các lý thuyết phát triển của Jean Piaget và Lép Vưgôsky. Theo chiến lược này, quá trình đào tạo biến thành quá trình tự đào tạo. Trong báo cáo của tác giả Vũ Quang có nêu những định hướng cơ bản của việc đổi mới phương pháp dạy học. Đó là: tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS – phát huy tính chủ động của HS trong học tập mà điều kiện tiên quyết để có được điều




    Tài liệu tham khảo
    1. Nguyễn Như An (1991),“Phương pháp dạy học giáo dục học”, Trường ĐHSP Hà nội.
    1. Aristova (1968), Tính tích cực học tập của học sinh, NXB Giáo dục.
    2. Nguyễn Ngọc Bảo (1995), “Một vài suy nghĩ về khái niệm tính tích cực, tính độc lập nhận thức và mối quan hệ giữa chúng”, Hội thảo “Đổi mới giảng dạy, nghiên cứu tâm lý học và giáo dục học”, Trường ĐHSP – ĐHQG Hà nội, tr 140-151].
    3. Roodak I.I. “Bản chất tính tích cực sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học”, Sovetskaia pedagogika, N[SUP]0[/SUP]4/1959 (tài liệu dich của thư viện Trường ĐHSP Hà nội I).
    4. A.Anhstanh – L.Infen (1972), “Sự tiến triển của vật lý”, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà nội.
    5. Kritjof Capra (1999), “Đạo của vật lý”, NXB trẻ.
    6. Hoàng Chúng (1983), “Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục”, NXB giáo dục.
    7. Hồ Ngọc Đại (1983), “Tâm lý học dạy học”, NXB Giáo dục.
    8. Vũ Cao Đàm (1997), “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học”, NXB khoa học và kỹ thuật.
    9. Nguyễn Văn Đồng (chủ biên) (1979), “Phương pháp giảng dạy vật lý ở trường phổ thông”, NXB Giáo dục.
    10. V.V.Đavưđôp (2000), “Các dạng khái quát trong dạy học”, NXB đại học quốc gia Hà nội.
    11. Richard Fâynmn (1996), “Tính chất các định luật Vật lý”, NXB Giáo dục.
    12. Nguyễn Quang Lạc (1990), “Lý luận dạy học vật lý, tập1”, ĐHSP Vinh.
    13. Nguyễn Quang Lạc (1993), “Bàn về đổi mới phương pháp dạy học vật lý ”, Tạp chí NCGD
    14. Nguyễn Quang Lạc (1995), “Didactic vật lý (Bài giảng tóm tắt chuyên đề cho học viên cao học chuyên ngành PPGD Vật lý”, ĐHSP Vinh.
    15. Lê Nguyên Long (1998), “Thử đi tìm những phương pháp dạy học có hiệu quả”, NXB Giáo dục.
    16. Phạm Minh Hạc (1997), “Tâm lý học Vư-gốt-xki (tập 1)”, NXB Giáo dục.
    17. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (1997), “Tâm lý học”, NXB Giáo dục.
    18. Đavi Halliday, Robert Pesnick, Jearl Walker (1996), “Cơ sở vật lý”, NXB Giáo dục.
    19. Trần Bá Hoành, “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm”, Nghiên cứu giáo dục 1- 1994.
    20. Trần Bá Hoành, Ngô Quang Sơn, Bùi Văn Đoàn (2003), Áp dụng dạy và học tích cực trong môn Vật lý, Dự án Việt - Bỉ, NXB ĐHSP Hà Nội.
    21. Trần Huy Hoàng, “Nghiên cứu sử dụng TN với sự hỗ trợ của máy vi tính trong dạy học một số kiến thức cơ học và nhiệt học trung học phổ thông”,Luận án Tiễn sĩ, ĐH Vinh 2008.
    22. I.F.Kharlamốp (1978), “Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào”, NXB Giáo dục.
    23. Nguyễn Bá Kim (1999), “Học tập trong hoạt động và bằng hoạt động”, NXB giáo dục.
    24. Nguyễn Kỳ (1995), “Phương pháp giáo dục tích cực lấy người học làm trung tâm”, NXB Giáo dục.
    25. L.Ia.Lecne (1977), “Dạy học nêu vấn đề”, NXB Giáo dục.
    26. Luật Giáo dục nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam.
    27. A.V.Muraviep (1978), “Dạy học thế nào để học sinh tự lực nắm vững kiến thức vật lý”, NXB Giáo dục.
    28. V.Ôkôn (1976), “Những cơ sở của việc dạy học nêu vấn đề”, NXB Giáo dục.
    29. Jean Piaget (1997), “Tâm lý học và Giáo dục học”, NXB giáo dục.
    30. Phạm Thị Phú (1999), “Bồi dưỡng phương pháp thực nghiệm cho HS nhằm nâng cao hiệu quả dạy học cơ học lớp 10 THPT”, Luận án tiến sĩ, ĐHSP Vinh.
    31. Tạ Tri Phương (2004), “Sử dụng bài tập vật lý có đặc trưng sáng tạo nhằm hình thành năng lực sáng tạo cho HS”, Tạp chí Giáo dục số 79, 02/2004.
    32. Đào Văn Phúc (1999), “Lịch sử vật lý học”, NXB Giáo dục.
    33. Đào Văn Phúc, Thế Trường, Vũ Thanh Khiết (1998), “Truyện kể về các nhà bác học vật lý”, NXB Giáo dục.
     
Đang tải...