Thạc Sĩ Tổ chức hoạt động nhận thức theo hướng bồi dưỡng trí thông minh đa dạng của học sinh trong dạy học c

Thảo luận trong 'Vật Lý' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤCTrang phụ bìa i
    Lời cam đoan . ii
    Lời cảm ơn . iii
    Mục lục 1
    Danh mục các chữ viết tắt. 4
    Danh mục các hình vẽ, bảng biểu và đồ thị. 5
    MỞ ĐẦU . 6
    1. Lý do chọn đề tài. 6
    2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 8
    3. Mục tiêu nghiên cứu 9
    4. Giả thuyết khoa học 9
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu 10
    6. Đối tượng nghiên cứu 10
    7. Phạm vi nghiên cứu 10
    8. Phương pháp nghiên cứu 10
    9. Cấu trúc luận văn 11
    NỘI DUNG . 12
    Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ THEO HƯỚNG BỒI DƯỠNG TRÍ THÔNG MINH ĐA DẠNG CỦA HỌC SINH . 12
    1.1. Cơ sở lý luận 12
    1.1.1. Trí thông minh 12
    1.1.2. Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học vật lý 17
    1.2. Cơ sở thực tiễn 30
    1.2.1. Các dạng trí thông minh hiện có của học sinh THPT 30
    1.2.2. Thực trạng dạy học vật lý và việc bồi dưỡng trí thông minh đa dạng của học sinh ở trường THPT 31
    1.3. Kết luận chương 1 33
    Chương 2. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC THEO HƯỚNG BỒI DƯỠNG TRÍ THÔNG MINH ĐA DẠNG CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ” VẬT LÝ 10 THPT . 34
    2.1. Các biện pháp tổ chức hoạt động nhận thức theo hướng bồi dưỡng trí thông minh đa dạng của học sinh 34
    2.1.1. Lựa chọn nội dung dạy học phù hợp với từng dạng trí thông minh 34
    2.1.2. Tăng cường sử dụng thí nghiệm . 34
    2.1.3. Tăng cường tổ chức hoạt động học hợp tác nhóm . 36
    2.1.4. Sử dụng sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo 37
    2.1.5. Tăng cường sử dụng phương tiện nghe nhìn hiện đại. 38
    2.1.6. Tăng cường sử dụng bản đồ tư duy 39
    2.2. Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” vật lý 10 THPT theo hướng bồi dưỡng trí thông minh đa dạng của học sinh 41
    2.2.1. Khái quát nội dung chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” vật lý 10 THPT 41
    2.2.2. Xây dựng tiến trình dạy học theo hướng bồi dưỡng trí thông minh đa dạng của học sinh trong dạy học chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” vật lý 10 THPT 42
    2.3. Kết luận chương 2 66
    Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 67
    3.1. Mục đích, nội dung thực nghiệm sư phạm . 67
    3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm . 67
    3.1.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm . 67
    3.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm . 67
    3.2.1. Chọn mẫu thực nghiệm sư phạm . 67
    3.2.2. Quan sát. 68
    3.2.3. Kiểm tra 69
    3.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm . 69
    3.3.1. Đánh giá định tính 69
    3.3.2. Đánh giá định lượng 71
    3.3.3. Kiểm định giả thuyết thống kê 76
    3.4. Kết luận chương 3 77
    KẾT LUẬN . 78
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 79
    PHỤ LỤC . P1
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    [TABLE]
    [TR]
    [TD]Viết tắt
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]Viết đầy đủ
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]ĐC
    [/TD]
    [TD]:
    [/TD]
    [TD]Đối chứng
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]GV
    [/TD]
    [TD]:
    [/TD]
    [TD]Giáo viên
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]HĐNT
    [/TD]
    [TD]:
    [/TD]
    [TD]Hoạt động nhận thức
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]HS
    [/TD]
    [TD]:
    [/TD]
    [TD]Học sinh
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]MVT
    [/TD]
    [TD]:
    [/TD]
    [TD]Máy vi tính
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]PPDH
    [/TD]
    [TD]:
    [/TD]
    [TD]Phương pháp dạy học
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]PTDH
    [/TD]
    [TD]:
    [/TD]
    [TD]Phương tiện dạy học
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]QTDH
    [/TD]
    [TD]:
    [/TD]
    [TD]Quá trình dạy học
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]SGK
    [/TD]
    [TD]:
    [/TD]
    [TD]Sách giáo khoa
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]THCS
    [/TD]
    [TD]:
    [/TD]
    [TD]Trung học cơ sở
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]THPT
    [/TD]
    [TD]:
    [/TD]
    [TD]Trung học phổ thông
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]TN
    [/TD]
    [TD]:
    [/TD]
    [TD]Thực nghiệm
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU VÀ ĐỒ THỊ

    [TABLE]
    [TR]
    [TD]Số TT
    [/TD]
    [TD]Nội dung
    [/TD]
    [TD]Trang
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hình 1.1
    [/TD]
    [TD]Mô hình học tập theo thuyết liên tưởng
    [/TD]
    [TD]17
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hình 1.2
    [/TD]
    [TD]Mô hình học tập theo thuyết hành vi
    [/TD]
    [TD]19
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hình 1.3
    [/TD]
    [TD]Mô hình học tập theo thuyết nhận thức
    [/TD]
    [TD]20
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hình 1.4
    [/TD]
    [TD]Mô hình học tập theo thuyết kiến tạo
    [/TD]
    [TD]22
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hình 1.5
    [/TD]
    [TD]Chu trình sáng tạo khoa học
    [/TD]
    [TD]25
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hình 1.6
    [/TD]
    [TD]Sơ đồ các pha của tiến trình dạy học giải quyết vấn đề
    [/TD]
    [TD]28
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hình 2.1
    [/TD]
    [TD]Vòng thép tròn có buộc vòng dây chỉ dài và vòng dây chỉ hình dạng bất kì
    [/TD]
    [TD]36
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hình 2.2
    [/TD]
    [TD]Vòng thép hình chữ nhật
    [/TD]
    [TD]36
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hình 2.3
    [/TD]
    [TD]Sơ đồ tư duy về các hiện tượng bề mặt chất lỏng
    [/TD]
    [TD]40
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 3.1
    [/TD]
    [TD]Các mẫu TN sư phạm được chọn
    [/TD]
    [TD]67
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 3.2
    [/TD]
    [TD]Bảng thống kê các điểm số (X[SUB]i[/SUB]) của bài kiểm tra
    [/TD]
    [TD]70
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 3.3
    [/TD]
    [TD]Bảng phân phối tần suất của hai nhóm
    [/TD]
    [TD]71
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 3.4
    [/TD]
    [TD]Bảng phân phối tần suất lũy tích của hai nhóm
    [/TD]
    [TD]71
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 3.5
    [/TD]
    [TD]Bảng phân loại theo học lực của hai nhóm
    [/TD]
    [TD]72
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 3.6
    [/TD]
    [TD]Bảng tổng hợp các tham số của hai nhóm
    [/TD]
    [TD]74
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Biểu đồ 3.1
    [/TD]
    [TD]Biểu đồ phân phối điểm của hai nhóm
    [/TD]
    [TD]70
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Biểu đồ 3.2
    [/TD]
    [TD]Biểu đồ phân phối tần suất lũy tích của hai nhóm
    [/TD]
    [TD]72
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Biểu đồ 3.3
    [/TD]
    [TD]Biểu đồ phân loại theo học lực của hai nhóm
    [/TD]
    [TD]73
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Đồ thị 3.1
    [/TD]
    [TD]Đồ thị phân phối tần suất của hai nhóm
    [/TD]
    [TD]71
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Đồ thị 3.2
    [/TD]
    [TD]Đồ thị phân phối tần suất lũy tích của hai nhóm
    [/TD]
    [TD]72
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tàiChúng ta đang sống trong những năm đầu của thế kỷ XXI, thế kỷ của nền kinh tế tri thức và khoa học công nghệ, thế kỷ của xu thế toàn cầu hóa, hội nhập và cạnh tranh quyết liệt . Sự phát triển đó của xã hội đặt ra cho giáo dục nước ta phải nhanh chóng đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp nhằm đào tạo nguồn nhân lực không những làm chủ tri thức, mà còn phải biết vận dụng tri thức vào thực tiễn cuộc sống một cách sáng tạo, có hiệu quả.
    Trước những yêu cầu đó, Đảng, nhà nước và ngành giáo dục đã có nhiều chủ trương, biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Trong Nghị quyết Trung ương 2, khoá VIII của Đảng chỉ rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh ” [9].
    Điều 28.2, Luật giáo dục qui định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” [23].
    Giáo dục nước ta trong nhiều năm qua đã có nhiều đổi mới về phương pháp dạy học (PPDH), trong đó chú trọng tăng cường tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong hoạt động nhận thức (HĐNT) của học sinh (HS). Đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới PPDH nói riêng được tiến hành với phương châm “lấy HS làm trung tâm”. Các hoạt động được tập trung vào HS, HS làm việc với các nguồn tri thức dưới sự hướng dẫn, tổ chức, điều khiển của GV. Tiến tới giảm bớt và từng bước loại bỏ tình trạng dạy học theo lối truyền thụ kiến thức một chiều, nặng về nhồi nhét, thụ động, kém sáng tạo,
    Hiệu quả của quá trình đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới PPDH nói riêng đã mang lại những thành tích đáng kể. HS đã được tạo điều kiện học tập tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo, Các kỹ năng tư duy của HS được chú trọng rèn luyện và phát triển. Trong đó, tư duy lôgic toán học và tư duy ngôn ngữ đã được rèn luyện, phát triển mạnh mẽ và chủ yếu trong trường phổ thông hiện nay. Bên cạnh những kết quả đạt được, giáo dục nước ta cần có những phát triển hơn nữa nhằm đào tạo những con người phát triển toàn diện về mọi mặt. Như trong Điều 27.1, Luật giáo dục qui định: “Mc tiêu ca giáo dc phthông là giúp học sinh phát trin toàn din về đạo đức, trí tu, thcht, thm mvà các kỹ năng cơ bn, phát trin năng lc cá nhân, tính năng động và sáng to, hình thành nhân cách con người Vit Nam xã hi chnghĩa, xây dng tư cách và trách nhim công dân; chun bcho học sinh tiếp tc hc lên hoc đi vào cuc sng lao động, tham gia xây dng và bo vTquc” [23].
    Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu và ứng dụng cơ sở sinh học của việc học đã phát triển mạnh mẽ, mở ra nhiều triển vọng cho quá trình phát triển giáo dục toàn diện cho HS. Một trong những nghiên cứu đang được quan tâm trong dạy học là lý thuyết về nhiều loại thông minh khác nhau do nhà tâm lý học H.Gardner xây dựng và phát triển. Trong lý thuyết này H.Gardner đã đưa ra và chứng minh được con người có ít nhất bảy loại trí thông minh khác nhau. Tác giả cho rằng, mỗi cá nhân hầu như đều đạt đến một mức độ nào đó ở từng “phạm trù” trong hệ thống các dạng thông minh. Mức độ này thấp hay cao, thể hiện hạn chế hay ưu thế của cá nhân đó trong lĩnh vực này. Đặc biệt, mức độ đó không phải là “hằng số” trong suốt cuộc đời của họ mà có thể thay đổi (nâng cao hay giảm đi) tùy vào điều kiện trau dồi. “Hơn thế nữa, một cách lý tưởng là bất kỳ một người bình thường nào cũng có thể phát triển một trong số bảy loại trí thông minh: ngôn ngữ, không gian, âm nhạc, vận động cơ thể, lôgic toán học, tương tác cá nhân, nội tâm đến một mức độ đáng kể để có thể sử dụng thành thạo” [1].
    Nhà trường phổ thông hiện nay chỉ quan tâm đến một số dạng trí thông minh cơ bản, còn rất nhiều dạng trí thông minh khác, tuy rất cần cho cuộc sống, lại chưa được quan tâm để hình thành cho HS. Điều đó hạn chế hiệu quả hoạt động của HS trong tương lai, khi họ bước vào cuộc sống. Theo chúng tôi, đây là một nhược điểm cần khắc phục trong công tác giáo dục hiện nay. Chính vì thế, việc phát hiện và bồi dưỡng trí thông minh đa dạng cho HS trong quá trình dạy học (QTDH) là một vấn đề cần được quan tâm. Các hoạt động học tập cần được thiết kế phù hợp theo hướng bồi dưỡng trí thông minh đa dạng của HS là hết sức cần thiết. Nếu làm được điều này sẽ tạo cho HS lòng tự tin, sự hứng thú trong học tập, đồng thời góp phần giáo dục HS phát triển toàn diện.
    Từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Tổ chức hoạt động nhận thức theo hướng bồi dưỡng trí thông minh đa dạng của học sinh trong dạy học chương Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể vật lý 10 THPT”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...