Thạc Sĩ Tổ chức hoạt động ngoại khóa về ứng dụng của vật lý trong kỹ thuật chương dòng điện xoay chiều vật l

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iii
    MỤC LỤC

    LỜI CAM ĐOAN . i
    LỜI CẢM ƠN ii
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . v
    DANH MỤC CÁC BẢNG v
    DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ v
    DANH MỤC CÁC HÌNH v
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài . 1
    2. Mục đích nghiên cứu . 3
    3. Đối tượng nghiên cứu 3
    4. Giả thuyết khoa học . 3
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
    6. Phạm vi nghiên cứu . 4
    7. Phương pháp nghiên cứu . 4
    8. Dự kiến đóng góp của đề tài 4
    9. Cấu trúc luận văn . 5
    Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ
    CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA VỀ ỨNG DỤNG CỦA VẬT
    LÝ TRONG KỸ THUẬT, NHẰM GÓP PHẦN PHÁT HUY TÍNH
    TÍCH CỰC VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIẾN THỨC CHO
    HỌC SINH THPT . 6
    1.1. Cơ sở lý luận . 6
    1.1.1. Mục tiêu dạy học môn vật lí ở trường THPT . 6
    1.1.2. Hoạt động ngoại khóa 8
    1.1.3. Dạy học các ứng dụng kĩ thuật . 14
    1.1.4. Tính tích cực của học sinh . 19
    1.1.5. Chất lượng kiến thức 24
    1.1.6. Xây dựng tiêu chí đánh giá tính tích cực và chất lượng kiến thức
    của học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa . 26 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iv
    1.2. Cơ sở thực tiễn của việc tổ chức hoạt động ngoại khóa về ứng dụng
    của vật lý trong kỹ thuật, nhằm góp phần phát huy tính tích cực và nâng
    cao chất lượng kiến thức cho học sinh tại địa bàn nghiên cứu thực trạng 28
    Chương 2. XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA
    VỀ ỨNG DỤNG CỦA VẬT LÝ TRONG KĨ THUẬT, CHƯƠNG
    “DÕNG ĐIỆN XOAY CHIỀU” VẬT LÝ 12 CƠ BẢN, NHẰM GÓP
    PHẦN PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC VÀ NÂNG CAO CHẤT
    LƯỢNG KIẾN THỨC CHO HỌC SINH . 32
    2.1. Xây dựng tiến trình HĐNK về ứng dụng của Vật lý trong kĩ thuật,
    nhằm góp phần phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng kiến thức
    cho học sinh . 32
    2.2. Nghiên cứu nội dung chương trình, sách giáo khoa và xây dựng sơ đồ
    cấu trúc logic nội dung chương “Dòng điện xoay chiều” Vật lý 12 cơ bản . 37
    2.2.1. Chuẩn kiến thức kỹ năng 37
    2.2.2. Xây dựng sơ đồ cấu trúc logic nội dung chương “Dòng điện xoay
    chiều” Vật lý 12 cơ bản (hình 2.2) . 39
    2.3. Xây dựng tiến trình hoạt động ngoại khóa về ứng dụng của Vật lý trong
    kĩ thuật chương “Dòng điện xoay chiều” Vật lý 12 cơ bản, nhằm góp phần
    phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng kiến thức cho học sinh . 40
    2.3.1. Lựa chọn chủ đề HĐNK 40
    2.3.2. Lập kế hoạch HĐNK 40
    2.3.3. Hướng dẫn HS tiến hành HĐNK . 48
    2.3.4. Tổng kết đánh giá . 57
    2.3.5. Soạn thảo công cụ đánh giá HĐNK . 57
    Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM . 66
    3.1. Mục đích thực nghiệm 66
    3.2. Đối tượng và thời gian thực nghiệm . 66
    3.3. Tiến trình thực nghiệm sư phạm . 66
    3.3.1. Công tác chuẩn bị . 66
    3.3.2. Lập kế hoạch thực nghiệm sư phạm 66 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    v
    3.4. Phân tích diễn biến và đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm . 66
    3.4.1. Phân tích diễn biến quá trình tổ chức HĐNK 66
    3.4.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm. 81
    3.4.2.1. Đánh giá định tính . 81
    3.4.2.2. Đánh giá định lượng 82
    3.4.3. Đánh giá chung 84
    KẾT LUẬN . 86
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 87
    PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iv
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

    Viết tắt Viết đầy đủ
    GV Giáo viên
    HĐNK Hoạt động ngoại khóa
    HS Học sinh
    MHVC - CN Mô hình vật chất - chức năng
    TBKT Thiết bị kĩ thuật
    THPT Trung học phổ thông
    TTC Tính tích cực
    ƯDKT Ứng dụng kĩ thuật
    VL Vật lí
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    v
    DANH MỤC CÁC BẢNG

    Bảng 2.1: Tiêu chí đánh giá quá trình hoạt động của nhóm 59
    Bảng 2.2: Tiêu chí đánh giá quá trình thuyết trình 60
    Bảng 2.3: Tiêu chí đánh giá bài báo cáo của chuyên gia lí thuyết 61
    Bảng 2.4: Tiêu chí đánh giá bài báo cáo của chuyên gia kĩ thuật . 62
    Bảng 2.5: Tiêu chí đánh giá báo tường 63
    Bảng 2.6: Tiêu chí đánh giá sản phẩm ƯDKT 64
    Bảng 2.7: Tiêu chí đánh giá bài thu hoạch 64
    Bảng 3.1: Mẫu danh sách nhóm 69
    Bảng 3.2: Mẫu phiếu đánh giá quá trình hoạt động nhóm 70
    Bảng 3.3: Mẫu phiếu đánh giá các nhóm khác 70
    Bảng 3.4: Điểm đánh giá đợt HĐNK 83

    DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

    Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tiền trình HĐNK về ƯDKT nhằm phát huy TTC và
    nâng cao CLKT . 33
    Sơ đồ 2.2: Sơ đồ cấu trúc logic nội dung chương “Dòng điện xoay
    chiều” Vật lí 12 THPT 39

    DANH MỤC CÁC HÌNH

    Hình 3.1: Một số hình ảnh dùng để hướng dẫn HS lựa chọn chủ đề HĐNK 67
    Hình 3.2: HS thảo luận về nội dung, hình thức HĐNK . 69
    Hình 3.3: Kĩ thuật đặt câu hỏi 5W1H 70
    Hình 3.4: Các nhóm lập sơ đồ tư duy . 71
    Hình 3.5. Hoạt động tìm kiếm và tổng hợp kiến thức . 73
    Hình 3.6: HS tìm kiếm vật liệu, chế tạo sản phẩm 76
    Hình 3.7: Các nhóm thuyết trình và thảo luận về sản phẩm kĩ thuật 79
    Hình 3.8: Hình ảnh về “hội thi vật lí” 80 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    1
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp
    hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế dẫn đến những đòi hỏi ngày
    càng cao của đội ngũ lao động về năng lực hành động, khả năng sáng tạo, linh
    hoạt, tính trách nhiệm, năng lực cộng tác làm việc, khả năng giải quyết các vấn
    đề phức hợp trong những tình huống thay đổi.
    Giáo dục đóng vai trò then chốt trong việc đào tạo con người. Vì vậy đòi
    hỏi ngành giáo dục cần đổi mới một cách toàn diện, sao cho HS phải tích cực,
    tự lực để chiếm lĩnh tri thức, từ đó phát triển năng lực sáng tạo, hình thành kỹ
    năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm”
    chính là quan điểm xuyên suốt của việc đổi mới phương pháp dạy học ở các
    trường phổ thông hiện nay.
    Nghị quyết Trung ương 2, khoá VIII đã chỉ rõ: “Đổi mới mạnh mẽ
    phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn
    luyện nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng phương pháp tiên
    tiến và hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học,
    tự nghiên cứu cho học sinh, ”. 10
    Điều 28 Luật Giáo dục cũng quy định: “Phương pháp giáo dục phổ
    thông phải biết phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học
    sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương
    pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kỹ
    thuật vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập
    cho mọi học sinh”. 21
    Thực tế cho thấy, dạy học nội khoá vẫn còn rất nặng nề về trang bị kiến
    thức lí thuyết. Thời gian để học sinh thực hành, vận dụng kiến thức vào thực
    tiễn là quá ít so với kiến thức học sinh đã được học. Do vậy, để đạt được mục
    tiêu đã đề ra của nền giáo dục, cần phải đa dạng hoá các hình thức tổ chức hoạt
    động học tập của học sinh, trong đó có hoạt động ngoại khóa. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    2
    Hoạt động ngoại khóa là một hình thức dạy học thuộc hệ thống các hình
    thức dạy học ở trường phổ thông hiện nay. Hoạt động ngoại khóa nói chung,
    ngoại khóa vật lí nói riêng hỗ trợ cho học nội khóa trong việc củng cố, mở
    rộng, đào sâu kiến thức, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế đời sống,
    kỹ thuật, phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Những kiến thức HS thu
    được khi tham gia các hoạt động ngoại khóa thường sâu sắc và có tính bền
    vững, sản phẩm HS làm ra mang nhiều ý nghĩa thực tiễn.
    Vật lý là môn khoa học thực nghiệm và có rất nhiều ứng dụng trong thực
    tế nên một trong những khâu quan trọng trong dạy học vật lý là tăng cường các
    hoạt động thực nghiệm, cùng với tổ chức các hoạt động ngoại khóa.
    Trong chương trình vật lí 12, chương “Dòng điện xoay chiều” có rất
    nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khoa học, đời sống và sản xuất như: Ứng
    dụng của mạch điện xoay chiều, máy phát điện xoay chiều, máy biến áp, động
    cơ điện xoay chiều . Theo phân phối chương trình, chương này dạy trong 14
    tiết. Với khoảng thời gian này HS hầu như không có nhiều thời gian để tự
    nghiên cứu tìm tòi, đặc biệt là vấn đề ứng dụng kỹ thuật.
    Về vấn đề tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh trong dạy học vật lí
    ở trường THPT đã có một số đề tài nghiên cứu: “Phương pháp tổ chức hoạt
    động ngoại khóa vật lí”, Nguyễn Quang Đông, đề tài nghiên cứu khoa học, Đại
    học Thái Nguyên (2006). Đề tài đã nghiên cứu về đặc điểm, hình thức, phương
    pháp tổ chức HĐNK một cách khái quát nhất. “Nghiên cứu xây dựng và tổ chức
    một số chủ đề ngoại khoá phần Điện học lớp 12 (THPT) nhằm góp phần giáo
    dục kỹ thuật tổng hợp cho học sinh”, Trương Đức Cường, Luận văn Thạc sỹ
    khoa học giáo dục, Đại học Thái Nguyên(2007) ; “Nghiên cứu tổ chức hoạt
    động ngoại khóa phần “Quang học” với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin nhằm
    phát huy tính tích cực cho học sinh THPT”, Mai Thị Vân Hải, Luận văn Thạc sỹ
    khoa học giáo dục, Đại học Thái Nguyên (2008); “Nghiên cứu việc tổ chức hoạt
    động ngoại khoá về “Dòng điện không đổi” Vật lý lớp 11 (THPT) nhằm phát
    huy tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh”, Nguyễn Văn
    Hào, Luận văn Thạc sỹ khoa học giáo dục, Đại học Thái Nguyên (2010). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    3
    Chúng tôi nhận thấy cho đến nay chưa có tác giả nào nghiên cứu về vấn
    đề Tổ chức hoạt động ngoại khóa về ứng dụng của vật lý trong kỹ thuật chương
    “Dòng điện xoay chiều” Vật lý 12 cơ bản, tại địa bàn huyện Nam Sách, tỉnh
    Hải Dương.
    Vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: Tổ chức hoạt động ngoại
    khóa về ứng dụng của vật lý trong kỹ thuật chương “Dòng điện xoay chiều”
    Vật lý 12 cơ bản.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Xây dựng tiến trình hoạt động ngoại khóa về ứng dụng của VL trong kỹ
    thuật chương “Dòng điện xoay chiều” Vật lý 12 cơ bản đáp ứng mục tiêu dạy
    học môn VL, nhằm góp phần phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng
    kiến thức cho học sinh THPT.
    3. Đối tượng nghiên cứu
    Hoạt động ngoại khóa về ứng dụng của VL trong kỹ thuật ở trường
    phổ thông.
    4. Giả thuyết khoa học
    Nếu tổ chức các hoạt động ngoại khóa về ứng dụng của VL trong kĩ thuật
    chương “Dòng điện xoay chiều” Vật lý 12 cơ bản đáp ứng mục tiêu dạy học môn
    VL như tiến trình mà mục đích nghiên cứu đã nêu, thì có thể sẽ góp phần phát huy
    tính tích cực và nâng cao chất lượng kiến thức cho học sinh THPT.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Để đạt được mục đích nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy cần phải thực
    hiện nhiệm vụ sau:
    5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận
    - Mục tiêu dạy học môn vật lí ở trường THPT
    - Hoạt động ngoại khóa
    - Dạy học các ứng dụng kĩ thuật
    - Tính tích cực của học sinh
    - Chất lượng kiến thức Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    4
    5.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn việc tổ chức hoạt động ngoại khóa về
    ứng dụng của vật lý trong kỹ thuật tại một số trường THPT thuộc huyện Nam
    Sách, tỉnh Hải Dương.
    5.3. Xây dựng tiến trình hoạt động ngoại khóa về ứng dụng của vật lý
    trong kỹ thuật, nhằm góp phần phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng
    kiến thức cho học sinh THPT.
    5.4. Nghiên cứu nội dung chương trình, sách giáo khoa và xây dựng sơ
    đồ cấu trúc logic nội dung chương “Dòng điện xoay chiều” Vật lý 12 cơ bản.
    5.5. Xây dựng tiến trình hoạt động ngoại khóa về ứng dụng của Vật lý trong
    kỹ thuật chương “Dòng điện xoay chiều” Vật lý 12 cơ bản, nhằm góp phần phát
    huy tính tích cực và nâng cao chất lượng kiến thức cho học sinh THPT.
    5.6. Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng giả thuyết khoa học
    mà đề tài đã đặt ra.
    6. Phạm vi nghiên cứu
    - Nội dung chương trình: Chương “Dòng điện xoay chiều” Vật lý 12 cơ bản.
    - Địa bàn nghiên cứu: Một số trường THPT tại huyện Nam Sách - tỉnh
    Hải Dương.
    7. Phương pháp nghiên cứu
    7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
    7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    7.2.1. Phương pháp điều tra
    7.2.2. Phương pháp quan sát
    7.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
    8. Dự kiến đóng góp của đề tài
    - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận việc tổ chức hoạt động ngoại khóa
    về ứng dụng của Vật lý trong kỹ thuật ở trường phổ thông, nhằm góp phần phát
    huy tính tích cực và nâng cao chất lượng kiến thức cho học sinh THPT. - Xây dựng được tiến trình hoạt động ngoại khóa về ứng dụng của vật lý
    trong kỹ thuật chương “Dòng điện xoay chiều” Vật lý 12 cơ bản, nhằm góp phần
    phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng kiến thức cho học sinh THPT.
    - Có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên vật lý và sinh viên
    các trường sư phạm.
    9. Cấu trúc luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm
    ba chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tổ chức hoạt động ngoại
    khóa về ứng dụng của vật lý trong kỹ thuật, nhằm góp phần phát huy tính tích
    cực và nâng cao chất lượng kiến thức cho học sinh
    Chương 2: Xây dựng tiến trình hoạt động ngoại khóa về ứng dụng của
    vật lý trong kĩ thuật chương “Dòng điện xoay chiều” Vật lý 12 cơ bản, nhằm
    góp phần phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng kiến thức cho học sinh
    Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
     
Đang tải...