Thạc Sĩ Tổ chức hoạt động ngoại khóa cho môn Vật lí 10 ở trường THPT chuyên Lương Thế Vinh - Đồng Nai

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 8/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Tổ chức hoạt động ngoại khóa cho môn Vật lí 10 ở trường THPT chuyên Lương Thế Vinh - Đồng Nai
    LỜI CAM ĐOAN
    Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu
    trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác.
    Tác giả
    Nguyễn Thị Mỹ Hương LỜI CẢM ƠN
    Để hoàn thành công trình nghiên cứu này không phải chỉ có công sức của riêng tôi mà tôi đã nhận
    được rất nhiều sự giúp đỡ nhiệt thành từ thầy cô, bạn bè và người thân.
    Tôi cảm ơn Ban chủ nhiệm và các thầy cô khoa Vật Lí, cùng các thầy cô phòng Khoa học công
    nghệ và Sau đại học trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện để tôi được học
    tập và nghiên cứu trong thời gian qua.
    Đặc biệt, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến TS. Đỗ Xuân Hội, thầy đã luôn tận tình hướng dẫn và
    đóng góp những ý kiến quý báu trong suốt quá trình tôi thực hiện luận văn.
    Tôi cũng chân thành cám ơn sự quan tâm của Ban giám hiệu, sự hỗ trợ tích cực của các thầy cô
    trong tổ vật lí cùng các học sinh trường THPT chuyên Lương Thế Vinh - Đồng Nai, nơi tôi đang công tác
    và tiến hành thực nghiệm sư phạm.
    Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình và những người bạn thân thiết của tôi vì đã luôn là chỗ dựa tinh
    thần vững chắc giúp tôi có thêm niềm say mê trong nghiên cứu khoa học.
    Tác giả
    Nguyễn Thị Mỹ Hương MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    Theo Ủy ban quốc tế và giáo dục thế kỉ XXI của UNESCO [29], thế kỉ XXI mà ta đang sống là thế
    kỉ của tài năng và nhân cách đa dạng, vì thế dạy học là phải dạy cả tri thức, kĩ năng và thái độ để khi ra
    đời người học có thể học tập suốt đời, có thể thích nghi và tham gia một cách chủ động, sáng tạo, vào thế
    giới phong phú, luôn biến đổi và phụ thuộc lẫn nhau.
    Hiện nay, đã có nhiều dự án nghiên cứu, đầu tư cho việc nâng cao chất lượng và hiệu quả trong
    giáo dục. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng có một số hoạt động giáo dục trong nhà trường chưa mang lại
    hiệu quả thật sự trọn vẹn cho quá trình đào tạo – và tự đào tạo trong nhà trường. Đó là HĐNK trong nhà
    trường phổ thông.
    Nền giáo dục Việt Nam đã và đang luôn quan tâm đến vấn đề giáo dục toàn diện cho HS, trong đó
    HĐNK là một bộ phận không thể thiếu của quá trình giáo dục. HĐNK là một hoạt động giáo dục cơ bản
    ngoài giờ học chính thức, được thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức, được tiến hành
    xen kẽ với chương trình dạy học và diễn ra suốt năm học. HĐNK giúp HS biết coi tri thức vừa là mục
    đích nâng cao nhận thức, vừa là phương tiện để vận dụng giải quyết các vấn đề thực tiễn; biết điều chỉnh
    hành vi đạo đức, lối sống cho phù hợp; biết nắm bắt những định hướng chính trị xã hội Từ đó, rèn luyện
    cho mình những kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng sống hợp tác, giao tiếp hiệu quả
    Thực trạng giáo dục Việt Nam trong những năm qua cho thấy: không thiếu các trường đã đầu tư
    đúng mức, kịp thời cho các HĐNK, nhất là các hoạt động thể dục thể thao, các buổi ngoại khóa văn học,
    hóa học, vật lí, ngoại ngữ, Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà hiện nay HĐNK vẫn còn là
    niềm mơ ước xa vời của nhiều trường, bao gồm một số các trường chuyên trong cả nước.
    Mặt khác, theo một khảo sát về khoảng cách IQ-EQ dành cho HS trường chuyên do Viện nghiên
    cứu giáo dục – Đại học sư phạm TP.HCM [38] thực hiện cho thấy: HS các trường chuyên có các điểm
    mạnh về năng lực tư duy, trong đó óc suy diễn, sự tưởng tượng được đánh giá rất cao mà theo HS là do
    thường vận dụng các năng lực này cho việc học. Hơn nữa, HS có thể làm việc dưới áp lực cao, có nhiều
    cảm thông với người khác, có sự rõ ràng quả quyết trong việc làm của mình và có nhận thức cá nhân cao.
    Nhưng chính điều này đã làm HS các trường chuyên có tính cách quyết đoán, ít chịu nhân nhượng. HS
    chuyên có khả năng nhận thức được bản thân, đây là một kĩ năng không dễ có vì HS cần nhiều can đảm để
    đối diện với sự thật về bản thân như vẻ ngoài hay những hạn chế của chính mình, từ đó các bạn tự nhận ra
    được trạng thái căng thẳng hay tình trạng bị ức chế để ứng phó kịp thời. Tuy nhiên, kĩ năng xã hội của
    những HS này chiếm vị trí thấp trong mười ba tiêu chí đánh giá EQ. HS chuyên có thể thông cảm với
    người “không bằng mình” nhưng lại không thể chấp nhận có người “hơn mình” và chính tư duy này đã cản trở những nỗ lực nhằm phát huy tiềm năng của họ, đặc biệt làm cho các kĩ năng hợp tác và làm việc
    nhóm không được phát huy đúng mức.
    Từ những phân tích nêu trên và trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu này, tác giả đã vận dụng các cơ
    sở lí luận cơ bản của HĐNK vào việc tổ chức các HĐNK cho môn vật lí ở trường THPT. Vấn đề nghiên
    cứu đặt ra là: Làm thế nào để những HĐNK môn vật lí thực sự trở thành những hoạt động đa dạng nhằm
    giúp HS không chỉ củng cố kiến thức vật lí mà còn chiếm lĩnh các kĩ năng sống là những kĩ năng hết sức
    cần thiết cho sự thành công của con người trong thời đại ngày nay?
    Để trả lời cho câu hỏi này, đề tài đã nghiên cứu xây dựng những mô hình cụ thể cho HĐNK môn
    vật lí ở trường THPT chuyên LTV (Đồng Nai), giúp cho GV có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của
    hoạt động giáo dục ngoại khóa môn vật lí đối với HS và ngay cả bản thân GV; hỗ trợ cho GV các thông
    tin cần thiết nhằm giúp họ có thêm niềm tin và cơ sở để vận dụng nó vào thực tiễn dạy học ở phổ thông.
    2. Mục đích nghiên cứu
    - Đánh giá sơ bộ chất lượng và hiệu quả của việc thực hiện các HĐNK môn vật lí ở trường THPT.
    - Đề xuất mô hình HĐNK môn vật lí có chất lượng, phù hợp với MTGD và áp dụng cho trường THPT
    chuyên LTV – Đồng Nai.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu:
    + Chương trình, nội dung vật lí lớp 10.
    + Các kiến thức vật lí (hiện tượng, trò chơi, ) quanh ta, có liên quan đến nội dung kiến thức mà
    HS đã được học trên lớp.
    + Lí luận giáo dục trong việc nâng cao chất lượng các HĐNK nói chung và HĐNK môn vật lí nói
    riêng.
    - Phạm vi nghiên cứu: Tổ chức HĐNK cho môn vật lí trong phạm vi khối 10 của trường THPT chuyên
    LTV – Đồng Nai.
    4. Giả thuyết khoa học
    Nếu có sự tổ chức hợp lí và khéo léo các HĐNK môn vật lí thì HS sẽ không chỉ có thêm niềm tin
    khi sử dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề hấp dẫn của thực tiễn, mà còn được trau dồi nhiều kĩ năng
    cần thiết cho con người ở thời đại mới.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Thiết kế các mô hình tổ chức HĐNK cho môn vật lí lớp 10.
    - Tổ chức và tiến hành thử nghiệm một phần của thiết kế đó cho HS lớp 10 trường THPT chuyên LTV.
    - Bước đầu đánh giá khả năng thích nghi của HS, cùng những ích lợi mà HS lĩnh hội được khi tham gia
    các HĐNK này. 6. Phương pháp nghiên cứu
    - Nghiên cứu lí thuyết: nghiên cứu cơ sở lí luận trong các tài liệu tham khảo.
    - Sử dụng bút vấn, điều tra trong việc thu thập dữ liệu về nhận thức của GV và HS cấp THPT về HĐNK
    vật lí.
    - Thực nghiệm sư phạm.
    7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
    Trong bối cảnh hội nhập, giáo dục HS có đầy đủ các tố chất: đức, trí, thể, mỹ là một yêu cầu mà
    các trường phổ thông phải chú trọng, vì thế mà nhu cầu về HĐNK là vô cùng cấp thiết.
    Kiến thức vật lí phổ thông cổ điển ngày nay đã nằm trong nguyên tắc của nhiều ứng dụng kỹ thuật
    phổ biến trong đời sống. Tuy nhiên, vì giờ học chính khóa có hạn nên GV không thể dẫn dắt HS tìm hiểu
    hết được. Do đó, các HĐNK cho môn vật lí cần được nghiên cứu tổ chức.
    GV vật lí với số giờ dạy chuyên môn nhiều nên không còn đủ thời gian và công sức để nghiên cứu
    tổ chức nhiều HĐNK đa dạng, nên đề tài này được nghiên cứu cũng là để hỗ trợ phần nào cho các GV vật
    lí trong việc chọn lựa các kiến thức vật lí phổ thông thích hợp cùng với cách thức tổ chức, tiến hành các
    HĐNK môn vật lí sao cho đạt hiệu quả cao. Chương 1

    TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA MÔN VẬT LÍ
    Ở NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG
    1.1. Mục tiêu giáo dục môn vật lí hiện nay
    MTGD là một hệ thống các chuẩn mực của mẫu hình nhân cách cần hình thành ở một đối tượng
    người được giáo dục nhất định. Đó chính là một hệ thống cụ thể các yêu cầu xã hội trong mỗi thời đại,
    trong từng giai đoạn xác định đối với nhân cách một loại đối tượng giáo dục. Do đó MTGD phụ thuộc vào
    mỗi thời kì nhất định của quá trình phát triển xã hội và mỗi giai đoạn của quá trình giáo dục con người.
     MTGD môn học vật lí ở PTTH của Việt Nam: [32]
    * Mục tiêu kiến thức:
    - Những khái niệm tương đối chính xác về sự vật, hiện tượng, quá trình vật lí thường gặp.
    - Những định luật, nguyên lí vật lí quan trọng nhất.
    - Những nét chính của các thuyết vật lí.
    - Những hiểu biết cần thiết về phương pháp thực nghiệm, mô hình.
    - Nguyên tắc cơ bản thuộc những ứng dụng quan trọng của vật lí trong đời sống và sản xuất.
    * Mục tiêu kĩ năng:
    - Thu thập thông tin từ quan sát, thí nghiệm, từ tài liệu
    - Xử lí thông tin về vật lí
    - Truyền đạt thông tin về vật lí.
    - Giải thích các hiện tượng vật lí.
    - Các kĩ năng thực hành vật lí.
    - Đề xuất các dự đoán khoa học, các phương án thí nghiệm
    * Mục tiêu thái độ:
    - Là sự hứng thú học tập môn học vật lí, có lòng yêu thích khoa học, có tác phong làm việc khoa học,
    có tính trung thực khoa học, có ý thức sẵn sàng áp dụng hiểu biết vật lí vào thực tế
    Ủy ban giáo dục thế kỉ XXI của UNESCO đã chỉ ra ở nhiều chiến lược dạy học hiện đại ngày nay
    hướng tới các mục tiêu chung, cơ bản sau: [2], [4]
    * Mục tiêu nhận thức:
    - Phát triển hiểu biết khoa học.
    - Khả năng tổ chức kiến thức. * Mục tiêu kỹ năng:
    - Rèn luyện các kĩ năng tiến trình khoa học là các kĩ năng cần thiết có thể áp dụng một cách khoa học
    các vấn đề thuộc các lĩnh vực khác nhau.
    - Cung cấp các kĩ năng sống.
    * Mục tiêu thái độ:
    - Phát huy thái độ tích cực đối với khoa học, đó là niềm tin, sự say mê, hứng thú đối với khoa học.
     MTGD thiên niên kỉ của UNESCO: [29]
    * Mục tiêu nhận thức: Học để biết (Learning to know)
    * Mục tiêu kỹ năng: Học để làm (Learning to do)
    - Coi trọng kỹ năng làm việc (theo nhóm, sáng kiến, kỹ năng giải quyết vấn đề, óc độc lập, phê
    phán )
    - Kỹ năng sống: giao tiếp, hợp tác, điều hành, quản lí
    - Sau đó mới tới các kỹ năng thuần tuý trí tuệ.
    * Mục tiêu thái độ: Học để chung sống (Learning to live together) và học để tự khẳng định mình
    (Learning to be)
    So sánh những mục tiêu cơ bản của các chiến lược dạy học tích cực, MTGD của UNESCO với
    MTGD môn học vật lí, chúng ta nhận thấy có những điểm khác biệt:
    - Các chiến lược dạy học hiện đại coi trọng sự phát triển hiểu biết vượt ra khỏi khuôn khổ chương trình
    học.
    - Coi trọng việc rèn luyện những kĩ năng chung, cần thiết có thể áp dụng để giải quyết các vấn đề khác
    nhau không chỉ riêng trong lĩnh vực vật lí.
    - Coi trọng việc rèn luyện các kĩ năng sống cần thiết cho sự thành công của con người trong thời đại ngày
    nay.
    - Coi trọng sự phát triển đa dạng của nhân cách người học.
    Những mục tiêu trên rất tích cực và cần thiết cho sự phát triển lâu dài của con người. “Vậy làm thế
    nào để việc dạy học vật lí nói riêng và các môn học khác nói chung đạt được nhiều MTGD tích cực, giúp
    ích cho sự phát triển của HS?” là câu hỏi mà việc đổi mới phương pháp dạy học phải cố gắng trả lời.
    Tổ chức lại nội dung dạy học, thay đổi cách thức tổ chức của quá trình dạy học, áp dụng một cách
    sáng tạo và linh hoạt các chiến lược dạy học tích cực vào thực tiễn có thể là cách làm phù hợp trong thực
    tiễn hiện nay. Tuy nhiên, không thể hoàn thành tốt các MTGD chỉ bằng hoạt động lên lớp – là hoạt động
    dạy học được tiến hành theo chương trình và kế hoạch dạy học các môn học – mà còn phải thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. “Tôi kiên trì nói rằng các vấn đề giáo dục, phương pháp giáo dục
    không thể hạn chế trong các vấn đề giảng dạy, lại càng không thể để cho quá trình giáo dục chỉ thực hiện
    trên lớp học mà đáng ra phải là trên mỗi mét vuông của đất nước ta ”- Makarenco – nhà sư phạm nổi
    tiếng của nước Nga đầu thế kỷ XX cũng đã từng nói như thế, nghĩa là trong bất kì hoàn cảnh nào cũng
    không được quan niệm rằng công tác giáo dục chỉ được tiến hành trong lớp.
    Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hình thức đa dạng và nội dung phong phú với phương tiện,
    điều kiện, hoàn cảnh gần gũi với HS, là môi trường lí tưởng trong việc giáo dục toàn diện con người mới.
    1.2. Mục tiêu giáo dục của HĐNK môn vật lí
    1.2.1. Khái niệm hoạt động ngoại khóa
    HĐNK là một hình thức tổ chức dạy học ngoài giờ học các môn văn hóa ở trên lớp nhằm mục đích
    bổ trợ cho hoạt động giáo dục trên lớp trong việc củng cố và mở rộng những kiến thức đã học, cung cấp
    và rèn luyện các kĩ năng sống, cùng những phẩm chất tốt đẹp của con người thời đại mới cho cả GV và
    HS [16].
    HĐNK cho môn vật lí là các hình thức hoạt động được tổ chức ngoài giờ học chính khóa môn vật
    lí, nhằm hỗ trợ các giờ học chính khóa trong việc làm cho nội dung kiến thức vật lí mà HS đã học trở nên
    gần gũi và có ý nghĩa với cuộc sống thực, không chỉ rèn luyện cho HS kĩ năng tiến trình khoa học, mà còn
    trang bị những kĩ năng chung (giao tiếp, hợp tác nhóm, giải quyết vấn đề, ) cần thiết có thể áp dụng để
    giải quyết các vấn đề khác nhau không chỉ riêng trong lĩnh vực vật lí.
    1.2.2. Mục tiêu giáo dục của HĐNK môn vật lí
    Tất cả các hoạt động giáo dục bao gồm cả các HĐNK dành cho môn vật lí được tổ chức trong nhà
    trường phổ thông đều nhằm thực hiện mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho HS; giúp
    HS lĩnh hội hệ thống tri thức khoa học về thế giới, rèn luyện được những kĩ năng, kĩ xảo cần thiết, phát
    triển được tư duy sáng tạo và những phẩm chất tích cực của nhân cách. Mặt khác HĐNK còn đem đến cho
    GV nhiều cơ hội củng cố, nâng cao trình độ chuyên môn [16].
    Tuy nhiên, do đặc thù của bộ môn vật lí mà có thể tổ chức những HĐNK với những mục tiêu cụ
    thể như sau:
    1.2.2.1. Đối với học sinh
    a. Về kiến thức
    - Củng cố, bổ sung, mở rộng, nâng cao các kiến thức vật lí đã được học trên lớp. Đồng thời khơi gợi
    sự tò mò, tìm hiểu, giải thích các hiện tượng vật lí; dựa trên những ứng dụng đã có của vật lí vào khoa học
    kĩ thuật HS có thể chế tạo những mô hình đồ chơi tương tự, phù hợp với khả năng của bản thân . Qua đó,
    giúp HS có thêm niềm tin khi sử dụng kiến thức vật lí vào giải quyết các vấn đề hấp dẫn của thực tiễn.
    b. Về kĩ năng - Rèn luyện các kĩ năng thực hành và kĩ năng tiến trình khoa học: Thu thập thông tin; xử lí thông tin;
    suy luận bằng các thông tin đã xử lí; rút ra kết luận
    - Rèn luyện các kĩ năng sống: làm việc theo nhóm hợp tác, giao tiếp, ngôn ngữ (do trao đổi, truyền
    đạt thông tin, tranh luận ), tổ chức, quản lí nhóm, giải quyết vấn đề, ra quyết định, ý thức đúng đắn về
    bản thân,
    c. Về thái độ
    - Hình thành thái độ tích cực học tập.
    - Bao dung hơn với bạn bè, hỗ trợ nhau về mặt tâm lí và điều này quan trọng cho quá trình lấy quyết
    định.
    - Thầy và trò có mối quan hệ tốt, làm cho việc dạy và học thuận lợi hơn.
    1.2.2.2. Đối với giáo viên
    - Củng cố, nâng cao hiểu biết về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm.
    - Hướng tới việc gắn kết tình cảm, sự quan tâm lẫn nhau trong tập thể môi trường sư phạm giữa thầy
    – thầy, trò – trò, thầy – trò.
    - Rèn luyện, bồi dưỡng các kĩ năng tổ chức HĐNK. Để tổ chức các hoạt động giáo dục nói chung đạt
    kết quả, GV cần phải có một hệ thống kĩ năng tổ chức. Đó là một hệ thống các kĩ năng từ xác định mục
    tiêu của hoạt động đến việc thiết kế chương trình và kế hoạch tổ chức hoạt động, từ kĩ năng thực hiện triển
    khai hoạt động, kĩ năng tiếp cận và huy động lực lượng quần chúng đến kĩ năng kiểm tra đánh giá và điều
    chỉnh hoạt động [25].
    1.3. Đặc điểm HĐNK môn vật lí ở trường phổ thông hiện nay
    1.3.1. Thực trạng [31]
    Trong những năm qua HĐNK ở các trường THPT thường gắn với ngoại khóa chuyên môn. Không
    ít các trường đã xây dựng được kế hoạch HĐNK cụ thể cho nhiều phân môn Văn, Toán, Lí, Hóa, Sinh,
    Sử, Địa, Giáo dục công dân và các hoạt động hướng nghiệp. Ví dụ như trường THPT Mạc Đĩnh Chi;
    Nguyễn Thượng Hiền; Võ Trường Toản (TP. Hồ Chí Minh); LTV (Biên Hòa); Nguyễn Du (Đaklak)
    Tuy nhiên, phần lớn các trường còn chưa thực sự chú trọng đến lợi ích mà HĐNK đem lại, chưa có
    kế hoạch tổ chức cụ thể và xuyên suốt. HĐNK cho môn vật lí cũng không nằm ngoài những hạn chế đó.
    1.3.2. Nguyên nhân
    Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của các HĐNK nói chung, cũng như đối
    với HĐNK cho môn vật lí nói riêng:
    - Một số cán bộ, GV, phụ huynh và HS chưa nhìn nhận đúng đắn vai trò của HĐNK nên trong quá trình
    tổ chức, chỉ đạo và quản lí các HĐNK còn nhiều hạn chế như:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...