Tiến Sĩ Tổ chức hoạt động học theo vấn đề trong dạy học Sinh thái học ở Khoa Sinh, trường Đại học Sư phạm

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 28/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài . 1
    2. Mục đích nghiên cứu . 3
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
    4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4
    5. Giả thuyết khoa học 4
    6. Phương pháp nghiên cứu . 4
    7. Đóng góp mới của luận án 5
    8. Cấu trúc của luận án 5
    Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HỌC THEO VẤN ĐỀ
    1.1. Khái niệm “Học theo vấn đề” (Problem-Based Learning) 6
    1.1.1. Một số thuật ngữ cơ bản 6
    1.1.2. Vấn đề - yếu tố thành công của học theo vấn đề . 10
    1.2. Cơ sở khoa học của học theo vấn đề 15
    1.2.1. Cơ sở triết học của học theo vấn đề . 15
    1.2.2. Cơ sở tâm lý học của học theo vấn đề . 16
    1.2.2. Cơ sở tâm lý luận dạy học của học theo vấn đề 18
    1.3. Tổng quan về việc nghiên cứu và vận dụng học theo vấn đề 20
    1.3.1. Tình hình nghiên cứu và vận dụng học theo vấn đề trên thế giới . 20
    1.3.2. Tình hình nghiên cứu và vận dụng học theo vấn đề ở Việt Nam 22
    1.4. Đặc điểm của học theo vấn đề 24
    1.4.1. Bản chất của học theo vấn đề 24
    1.4.2. Những đặc điểm cơ bản của học theo vấn đề 26
    1.4.3. Ưu điểm và nhược điểm của học theo vấn đề . 29
    1.4.4. Quy trình tổ chức học theo vấn đề 30
    1.5. Điều tra thực trạng học theo vấn đề trong dạy học ở trường ĐHSP 35
    1.5.1. Mục đích, đối tượng, nội dung và phương pháp điều tra 35
    1.5.2. Kết quả điều tra . 36
    Kết luận chương 1 . 44
    Chương 2. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC THEO VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC
    SINH THÁI HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
    2.1. Chương trình Sinh thái học trong đào tạo Cử nhân Sư phạm Sinh học . 45
    2.2. Vấn đề trong dạy học Sinh thái học . 48
    2.2.1. Một số vấn đề trong dạy học Sinh thái học . 48
    2.2.2. Các mức độ biểu hiện của vấn đề 60
    2.2.3. Phương pháp, kỹ thuật, biện pháp xác định vấn đề. 64
    2.3. Quy trình tổ chức học theo vấn đề trong dạy học Sinh thái học . 71
    2.3.1. Nguyên tắc xây dựng quy trình tổ chức học theo vấn đề 71
    2.3.2. Quy trình tổ chức học theo vấn đề trong dạy học Sinh thái học . 73
    2.3.3. Vận dụng quy trình tổ chức học theo vấn đề trong dạy học Sinh thái học . 81
    2.4. Các kỹ năng cần hình thành trong học theo vấn đề . 91
    2.4.1. Kỹ năng phát hiện vấn đề 92
    2.4.2. Kỹ năng giải quyết vấn đề . 93
    2.4.3. Kỹ năng tư duy 97
    2.4.4. Kỹ năng làm việc nhóm . 99
    2.4.5. Kỹ năng lập sơ đồ tư duy . 100
    2.4.6. Kỹ năng sử dụng công cụ cây vấn đề 101
    2.4.7. Kỹ năng sử dụng “khung logic” 102
    Kết luận chương 2 . 104
    Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
    3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm . 105
    3.2. Nội dung thực nghiệm 105 3.3. Phương pháp thực nghiệm . 105
    3.3.1. Chọn đối tượng thực nghiệm sư phạm 105
    3.3.2. Cách tiến hành thực nghiệm 106
    3.3.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm . 107
    3.3.4. Xử lý, phân tích kết quả thực nghiệm . 108
    3.4. Kết quả thực nghiệm và bàn luận . 109
    3.4.1. Kết quả phân tích định lượng 109
    3.4.2. Kết quả phân tích định tính . 121
    Kết luận chương 3 . 128
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ . 129
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
    ĐẾN LUẬN ÁN 131
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 132
    PHỤ LỤC . 142
    1. Lý do chọn đề tài
    MỞ ĐẦU
    Một trong những nhiệm vụ chủ yếu liên quan đến giáo dục trong mục tiêu phát
    triển đất nước đã được Đảng ta đề ra là “Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục
    đào tạo, chất lượng nguồn lực, phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức”,
    với trọng tâm “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc
    công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế của đất nước” [1]. Để thực hiện
    nhiệm vụ đó, tại Hội nghị Trung ương 8 Khóa XI, ngày 4 tháng 11 năm 2013, Ban
    chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 29 -
    NQ/TƯ về việc Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu
    công nghiệp hóa, hiện đại trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
    và hội nhập quốc tế [2].
    Với quan điểm chỉ đạo “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của
    Đảng, Nhà nước và của toàn dân”, Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
    là đổi mới những vấn đề cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chủ đạo đến mục
    tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế chính sách, điều kiện đảm bảo thực hiện [2].
    Thực hiện Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng, ngày 28 tháng 11 năm 2014,
    Quốc hội Khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 88/2014/QH13, về đổi mới chương
    trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông [38], ngày 27 tháng 3 năm 2015, Thủ
    tướng Chính phủ đã ra quyết định số 404/QĐ - TTg phê duyệt đề án đổi mới
    chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông [43].
    Để đáp ứng được đổi mới giáo dục phổ thông, các trường Sư phạm phải đi
    trước một bước về đổi mới chương trình đào tạo, phương pháp và hình thức dạy
    học. Sinh viên (SV) Sư phạm không thể chỉ chú ý đến nội dung của kiến thức mà
    còn phải chú ý đến phương pháp trình bày kiến thức, nên trường Sư phạm “dạy cho
    SV cách học” và “SV học cách dạy” [26, tr. 102]. Trong Luật giáo dục cũng đã xác



    định: “Đào tạo trình độ đại học giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn và có kỹ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải
    quyết những vấn đề thuộc về chuyên ngành được đào tạo” [36], [37].
    Hiện nay, ở các trường Sư phạm vẫn còn nặng về truyền thụ kiến thức một
    chiều, chưa thực sự chú ý phát triển năng lực và phẩm chất nghề nghiệp của SV.
    Cách dạy và học ở đại học về cơ bản vẫn “thày đọc, trò chép” hoặc “thầy trình
    chiếu, trò chép”.
    Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học ở các trường sư phạm có ảnh
    hưởng rất nhiều đến các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học ở các trường phổ
    thông. Vì vậy, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học ở các trường sư
    phạm là một nhiệm vụ cấp bách.
    Trong các trường Sư phạm, việc nghiên cứu các phương pháp dạy học
    (PPDH), các hình thức tổ chức dạy học có tiềm năng phát huy tính tích cực, sáng
    tạo của người học là rất cần thiết, góp phần đáp ứng đổi mới giáo dục phổ thông.
    Trong mô hình dạy học lấy người học làm trung tâm, học theo vấn đề (HTVĐ)
    đang được nhiều nước quan tâm nghiên cứu và ứng dụng vì HTVĐ là một kiểu dạy
    học trao quyền cho người học tiến hành nghiên cứu, tích hợp lý thuyết và thực hành,
    áp dụng kiến thức và kỹ năng để phát triển giải pháp khả thi cho vấn đề (VĐ) xác
    định [104].
    Trong HTVĐ, người học làm việc theo nhóm hợp tác, tham gia vào học tập tự
    định hướng, nhằm xác định những gì cần phải học để GQVĐ, suy nghĩ về những gì
    học được và tính hiệu quả của các chiến lược sử dụng, nhờ đó người học học được
    cả về nội dung và cách thức suy nghĩ [68]. VĐ người học cần giải quyết là VĐ phức
    tạp, có liên quan đến thực tiễn, không có một câu trả lời đúng duy nhất. Tiếp cận
    với VĐ này, người học được kích thích hoạt động nhận thức bởi sự tò mò và ham
    hiểu biết, thái độ học tập mang nhiều yếu tố tích cực. Đồng thời, khi tìm kiếm thông
    tin lý giải VĐ, người học được rèn luyện phương pháp tư duy khoa học, kỹ năng
    đọc tài liệu, tranh luận, làm việc tập thể, là những kỹ năng cần thiết cho công việc
    sau này của người học. PPDH này không xem nhẹ vai trò của GV, mà ngược lại còn
    đòi hỏi GV không ngừng vươn lên để thực hiện tốt nhiệm vụ hỗ trợ cho hoạt động học tập của người học. Vận dụng HTVĐ trong dạy học ở đại học sẽ khắc phục được
    tình trạng hiện nay xã hội phê phán về giáo dục đại học xa rời thực tiễn.
    Sinh thái học (STH) là môn khoa học nghiên cứu về mối quan hệ giữa sinh vật
    với sinh vật và giữa sinh vật với môi trường sống của chúng. Kiến thức STH là cơ
    sở để giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến đời sống, đến môi trường sống của con
    người. Vì vậy, khi dạy học STH có thể vận dụng HTVĐ để nâng cao hiệu quả dạy
    học, hình thành năng lực giải quyết vấn đề (GQVĐ) cho SV.
    Từ các lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài luận án “Tổ chức hoạt động
    học theo vấn đề trong dạy học Sinh thái học ở Khoa Sinh, Trường Đại học
    Sư phạm”.
     
Đang tải...