Tiến Sĩ Tổ chức Hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp may Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 15/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
    NĂM 2013


    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU .1

    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 6
    1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 6
    1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước .11
    1.3. Phương pháp nghiên cứu của Luận án .16
    1.3.1. Phương pháp thu thập thông tin .16
    1.3.2. Hệ thống dữ liệu thu thập .17
    1.3.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích dữ liệu .20
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .22

    CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 23
    2.1. Khái quát về tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp sản xuất .23
    2.1.1. Khái niệm về chi phí, quản trị chi phí và tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp sản xuất .23
    2.1.2. Vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán
    quản trị chi phí trong doanh nghiệp .34
    2.2. Nội dung của tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí 38
    2.2.1. Tổ chức HTTT dự toán chi phí 39
    2.2.2. Tổ chức HTTT chi phí thực hiện .44
    2.2.3. Tổ chức HTTT kiểm soát chi phí và phân tích chi phí để ra quyết định .56
    2.2.4. Tổ chức bộ máy kế toán quản trị chi phí .64
    2.2.5. Đặc điểm tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp may .67
    2.2.6. Kinh nghiệm tổ chức HTTT kế toán quản trị chi phí tại một số nước trên thế
    giới và bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp Việt Nam 72
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .79

    CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP MAY VIỆT NAM .80
    3.1. Những đặc trưng cơ bản của ngành may Việt Nam .80
    3.1.1. Lịch sử hình thành và xu thế phát triển của ngành may Việt Nam .80
    3.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý trong các doanh nghiệp may .84
    3.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 88
    3.2. Thực trạng tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp may Việt Nam 89
    3.2.1. Khái quát nhu cầu thông tin kế toán quản trị chi phí của các nhà quản trị trong các doanh nghiệp may qua các thời kỳ 89
    3.2.2. Đặc điểm tổ chức hạch toán chi phí sản xuất 93
    3.2.3. Phân loại chi phí trong các doanh nghiệp may 94
    3.2.4. Tổ chức hệ thống thông tin dự toán chi phí .95
    3.2.5. Tổ chức hệ thống thông tin chi phí thực hiện 99
    3.2.6. Tổ chức hệ thống thông tin kiểm soát chi phí và ra quyết định .104
    3.3. Đánh giá công tác tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp may hiện nay .106
    3.3.1. Những mặt đạt được 107
    3.3.2. Những mặt tồn tại và nguyên nhân 108
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .115

    CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP MAY VIỆT NAM . 116
    4.1. Sự cần thiết phải tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp may Việt Nam 116
    4.2. Yêu cầu của việc tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp may .118
    4.3. Kiến nghị các giải pháp Tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị chi
    phí trong các doanh nghiệp may .120
    4.3.1. Nhận diện chi phí phục vụ yêu cầu quản trị doanh nghiệp 120
    4.3.2. Các giải pháp về tổ chức hệ thống thông tin dự toán chi phí .123
    4.3.3. Các giải pháp về Tổ chức hệ thống thông tin chi phí thực hiện .135
    4.3.4. Các giải pháp về Tổ chức hệ thống thông tin kiểm soát chi phí và ra quyết định 138
    4.3.5. Hoàn thiện Bộ máy kế toán quản trị chi phí 143
    4.4. Điều kiện thực hiện giải pháp .145
    4.4.1. Về phía Nhà nước 145
    4.4.2. Về phía các doanh nghiệp may 146
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .148
    KẾT LUẬN .149




    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Sự cần thiết của nghiên cứu

    Trong nền kinh tế thị trường, để quản lý có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thông tin quan trọng nhà quản trị cần có là thông tin về chi phí. Sản xuất và kinh doanh trong cơ chế thị trường doanh nghiệp không thể không xác định chính xác và làm chủ chi phí kinh doanh bởi lẽ chi phí kinh doanh là cơ sở của việc lựa chọn các phương án kinh doanh hiệu quả, lựa chọn các mô hình sản xuất tối ưu, xác định giới hạn của việc trả lương trả thưởng có hiệu quả. Hơn nữa, tính toán và kiểm soát được chi phí thực tế phát sinh ở từng bộ phận, cá nhân sẽ giúp các nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động của từng bộ phận, cá nhân trong doanh nghiệp nhằm đánh giá chính xác việc tiết kiệm hay lãng phí ở từng bộ phận làm cơ sở xây dựng chính sách khuyến khích và thưởng phạt vật chất thích đáng. Tuy nhiên, hệ thống kế toán chi phí trong các doanh nghiệp nói chung và trong các doanh nghiệp may nói riêng mới chỉ tập trung vào việc thiết lập thông tin kế toán tài chính phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính, chưa chú trọng đến việc cung cấp thông tin phục vụ cho quản trị doanh nghiệp.
    Dệt may được coi là một trong những ngành trọng điểm của nền công nghiệp Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong đó các doanh nghiệp may đóng vai trò chủ lực. Số lượng các doanh nghiệp Dệt chỉ chiếm tỷ trọng
    15% và đóng góp chưa đến 5% giá trị xuất khẩu của toàn ngành dệt may. Ngành dệt may Việt Nam hiện đang được xem là một lĩnh vực mũi nhọn của nền kinh tế đất nước với những lợi thế riêng biệt của ngành như thu hút được nhiều lao động, có điều kiện mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Theo số liệu từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu năm 2012 đối với hàng dệt may và xơ sợi dệt các loại đạt 17,2 tỷ USD, tăng 8,5% so với 2011 và mục tiêu đến năm 2015 kim ngạch xuất khẩu đạt 19 tỷ USD thu hút trên 2.500.000 lao động, năm
    2020 đạt từ 25-27 tỷ USD. Với vai trò quan trọng và to lớn của ngành dệt may đối với nền kinh tế của đất nước như vậy thì việc bảo đảm cho các doanh nghiệp may tăng trưởng và phát triển bền vững trong hoàn cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động là hết sức cần thiết, nhất là khi toàn thế giới đang lâm vào cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế như hiện nay.
    Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp may Việt Nam hiện nay đang tập trung theo hai phương thức chủ yếu là (i) gia công (CMT) và (ii) sản xuất bằng thiết bị của mình OEM/FOB trong đó gia công là một hình thức hợp đồng phụ mà các doanh nghiệp may được cung cấp toàn bộ từ khâu thiết kế đến nguyên phụ liệu và chỉ thực hiện khâu sản xuất; còn phương thức OEM/FOB là một hình thức tập trung vào cả quy trình sản xuất có nghĩa là doanh nghiệp may có khả năng thiết kế, mua và thanh toán nguyên phụ liệu, sản xuất hoàn tất và đóng gói để giao hàng tận các điểm bán lẻ tuy nhiên các doanh nghiệp may Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu là sản xuất theo quy cách và thiết kế của khách hàng và trong nhiều trường hợp sử dụng nguyên phụ liệu do người mua chỉ định. Hai phương thức sản xuất này đều đang gặp phải những khó khăn lớn là không chủ động được kế hoạch sản xuất do phụ thuộc vào các đơn đặt hàng và mặc dù kim ngạch xuất khẩu lớn nhưng doanh thu thực tế từ các hoạt động này là rất thấp dẫn đến lợi nhuận thấp, thậm chí một số doanh nghiệp còn có lợi nhuận âm. Ngoài ra phương thức sản xuất theo thiết kế nguyên bản cả gói ODM cũng đã được thực hiện và từng bước thành công ở các doanh nghiệp may lớn như May 10, May Việt Tiến, Nhà Bè . Bên cạnh đó, từ khi gia nhập WTO, ngành may đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, phải cạnh tranh ngang bằng với các cường quốc xuất khẩu lớn như Trung Quốc, Ấn Độ (cạnh tranh về giá cả) và Hàn Quốc, Nhật Bản (cạnh tranh về mẫu mã, thiết kế). Áp lực cạnh tranh này buộc các doanh nghiệp may Việt nam phải có chiến lược phát triển, quản lý tốt chi phí giảm giá thành sản xuất, đầu tư vào máy móc thiết bị nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong bối cảnh đó, nhu cầu thông tin kế toán quản trị của nhà quản trị là rất lớn, đặc biệt hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí luôn giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp, nó bao gồm việc cung cấp và phân tích thông tin chi phí để ra quyết định đầu tư, cung cấp thông tin để hỗ trợ cho việc sản xuất các sản phẩm với chi phí thấp, đảm bảo chất lượng sản phẩm, giao hàng đúng thời gian quy định.

    Hiện nay, công tác tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp may đang gặp nhiều khó khăn, khả năng phối hợp giữa các bộ phận, hệ thống trong doanh nghiệp để tổ chức thu thập đầy đủ dữ liệu đầu vào, xử lý và cung cấp thông tin chi phí còn nhiều hạn chế. Với hệ thống kế toán quản trị chi phí như hiện nay, các doanh nghiệp may sẽ khó có thể đứng vững trong môi trường cạnh tranh khu vực và thế giới. Để tổ chức được hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí nhằm đáp ứng tốt nhất cho yêu cầu quản trị doanh nghiệp luôn là công việc phức tạp, đòi hỏi sự nỗ lực từ nhiều phía như: từ nhu cầu thông tin kế toán quản trị chi phí của các nhà quản trị, việc phối hợp giữa các bộ phận trong doanh nghiệp đến việc tổ chức bộ máy kế toán và các phần hành công việc kế toán quản trị chi phí để đáp ứng tốt nhất nhu cầu thông tin về chi phí cho quản trị doanh nghiệp của các nhà quản lý các cấp trong doanh nghiệp.
    Do vậy, việc nghiên cứu đặc điểm và nội dung của hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí trên cơ sở đó tổ chức được hệ thống thông tin này trong các doanh nghiệp may Việt Nam là việc làm rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
    Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi lựa chọn đề tài “Tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp may Việt Nam.” làm đề tài luận án nghiên cứu tiến sĩ của mình.

    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí là một công cụ hữu ích giúp các nhà quản trị doanh nghiệp kiểm soát chi phí. Mục tiêu nghiên cứu của Luận án là nghiên cứu thực trạng HTTT KTQT chi phí đã được tổ chức ở các doanh nghiệp may Việt Nam như thế nào? Từ đó đề xuất giải pháp tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp may nhằm khai thác lợi ích của hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí đối với công tác quản trị doanh nghiệp.
    3. Câu hỏi nghiên cứu
    Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của Luận án, Luận án cần phân tích các vấn đề liên quan đến HTTT KTQT chi phí trong các doanh nghiệp may nhằm trả lời các câu hỏi sau:
    1. Nhu cầu thông tin kế toán quản trị nói chung và thông tin kế toán quản trị chi phí của nhà quản trị trong doanh nghiệp may Việt Nam và mức độ thỏa mãn của họ đối với thông tin do kế toán chi phí cung cấp hiện nay như thế nào?
    2. Có những nhân tố nào ảnh hưởng tới HTTT KTQT chi phí trong các doanh nghiệp may?
    3. Việc tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp may đang thực hiện ở mức độ như thế nào?
    4. Từ kết quả đánh giá thực trạng tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp may đưa ra những giải pháp nào để có thể tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp may nhằm khai thác lợi ích của hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí đối với công tác quản trị doanh nghiệp?

    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    4.1. Đối tượng nghiên cứu

    Luận án nghiên cứu về hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp may Việt Nam
    4.2. Phạm vi nghiên cứu
    Hiện nay, tỷ lệ các DN may có quy mô nhỏ chiếm chưa đến 20% về số lượng các DN may Việt Nam, và HTTT KTQT chi phí cũng rất khó thực hiện tại các DN nhỏ do đòi hỏi về khả năng đầu tư tài chính, nguồn nhân lực. Vì vậy, phạm vi nghiên cứu được thực hiện tại các doanh nghiệp may có quy mô lớn và quy mô vừa. Cách phân loại DN theo quy mô này phụ thuộc vào các tiêu thức sau (theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ):
    + Số lượng lao động hiện tại của DN, bình quân theo năm.
    + Quy mô vốn của DN (tương đương tổng tài sản được xác định trong Bảng Cân đối kế toán của DN). Trong đó tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên hơn so với số lượng lao động hiện tại của DN.

    5. Những đóng góp của Luận án và đề xuất các nghiên cứu tiếp theo
    Luận án có đóng góp cả về tính lý luận và tính thực tiễn. Về mặt lý luận, dựa trên cơ sở lý thuyết về hệ thống thông tin quản trị doanh nghiệp, luận án đã nghiên cứu đồng bộ cả ba mảng nội dung của hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí là hệ thống thông tin dự toán chi phí, hệ thống thông tin chi phí thực hiện và hệ thống thông tin kiểm soát chi phí nhằm đưa ra một mối liên hệ mật thiết về thông tin trong kiểm soát chi phí đó là thông tin quá khứ, hiện tại và tương lai. Từ đó có thể khẳng định vai trò của hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí trong việc ra quyết định của nhà quản trị để trả lời câu hỏi có tồn tại mối quan hệ giữa HTTT kế toán quản trị chi phí và hiệu quả công tác quản trị doanh nghiệp hay không? Nghiên cứu được thực hiện trong các DN may Việt Nam nhưng hoàn toàn có thể áp dụng cho các ngành sản xuất công nghiệp khác như sản xuất thuốc lá, xi măng, bia, .
    Về mặt thực tiễn, luận án đã chỉ ra một vấn đề mà các DN may đang gặp phải hiện nay là làm thế nào đạt mục tiêu kiểm soát chi phí, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh khi hội nhập. Luận án đã góp phần làm sáng tỏ việc các nhà quản trị DN may cần phải biết cách phân loại tính toán chi phí kinh doanh một cách chính xác, cần phải có thông tin về chi phí không phải chỉ ở phạm vi toàn doanh nghiệp mà từng khâu, từng bộ phận, cá nhân tham gia vào quá trình SXKD để có thể kiểm soát được chi phí. Luận án đã chỉ ra nguồn gốc cũng như đặc trưng của các loại chi phí trong các DN may để từ đó lý giải các phương pháp phân tích để phân loại chi phí SXKD một cách khoa học. Qua đó đề xuất các giải pháp tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí khá cụ thể để các DN may có thể ứng dụng vào thực tiễn quản trị chi phí của doanh nghiệp.
     
Đang tải...