Luận Văn Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 1/12/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu
    Kế toán là môn khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính ở đơn vị và thông qua đó kiểm tra kiểm soát được toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính ở các đơn vị đó. Để thông tin kế toán đáp ứng được nhu cầu của những người quan tâm thì ngay từ quá trình tổ chức, phân loại, luân chuyển chứng từ phải được thông suốt, hợp lý, hợp pháp. Hay nói một cách khác, công tác tổ chức chứng từ kế toán luôn được đặt lên hàng đầu.
    Với hệ thống chứng từ ra đời năm 1964 mới chỉ mang tính chất hướng dẫn, không bắt buộc. Nhưng đến năm 1967 thì chế độ Chứng từ kế toán ra đời, tạo ra cơ sở pháp lý và yêu cầu bắt buộc đối với mọi đơn vị. Qua đó, việc trao đổi thông tin giữa bên trong nội bộ và với bên ngoài doanh nghiệp được dễ dàng và minh bạch. Trải qua nhiều năm cải cách và đổi mới chế độ chứng từ kế toán đã đạt được những kết quả tốt góp phần làm cho nền kinh tế hoạt động hiệu quả.
    Ngày nay, trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, đặc biệt là sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì vai trò của chứng từ kế toán càng trở nên có ý nghĩa hơn: làm sao để các chứng từ kế toán phản ánh đúng, chính xác các nghiệp vụ kinh tế thực sự đã phát sinh làm căn cứ ghi sổ kế toán để hạch toán sau này, nên phân loại sắp xếp các chứng từ ra sao, quá trình vận động của chứng từ qua các khâu như thế nào là hợp lý v.v là những câu hỏi luôn được đặt ra. Đòi hỏi chúng ta luôn phải tiến hành hoàn thiện tổ chức chứng từ để đáp ứng các yêu cầu đòi hỏi cấp thiết trong các đơn vị hoạch toán. Chính vì những lẽ trên mà em đã quyết định nghiên cứu đề tài: “Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán”.
    * Mục đích nghiên cứu: nghiên cứu một cách có hệ thống lý luận về tổ chức chứng từ kế toán; phân tích, đánh giá thực trạng của tổ chức chứng từ kế toán đối với quá trình ghi nhận, xử lý và cung cấp thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý trong cơ chế thị trường. Trên cơ sở đó đưa ra những nội dung và giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức chứng từ kế toán trong điều kiện mới.
    + Giúp sinh viên củng cố kiến thức lý luận môn học Kế toán tài chính đã được trang bị trong nhà trường.
    + Giúp sinh viên hình thành phương pháp tư duy một cách khoa học, có khả năng độc lập trong nghiên cứu lý luận khoa học về kế toán tài chính.
    + Giúp sinh viên bước đầu tìm hiểu, tiếp cận phương pháp nghiên cứu khoa học, nắm bắt được những vấn đề lý luận và các quan điểm khác nhau. Từ đó, sinh viên nắm vững và sâu hơn lý luận chuyên ngành, chuẩn bị cho giai đoạn thực tập tốt nghiệp.
    * Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
    Hệ thống chứng từ kế toán, cách thức tổ chức hệ thống chứng từ theo quy định trong Chế độ kế toán tài chính Việt Nam.
    * Phương pháp nghiên cứu :
    Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của kinh tế học, phương pháp tổng hợp - phân tích, kết hợp giữa phân tích lý luận và thực tiễn.
    Kết cấu của bài viết bao gồm các chương như sau:
    Chương I. Cơ sở lý luận về tổ chức hệ thống chứng từ kế toán.
    Chương II. Thực trạng tổ chức hệ thống chứng từ kế toán hiện hành ở Việt Nam.
    Chương III. Kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức hệ thống chứng từ kế toán.
    Do hạn chế về thời gian cũng như sự hiểu biết, trong bài viết của em chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Và qua đây em cũng xin chân thành cám ơn TS. Phan Trọng Phức đã giúp em hoàn thành đề án này.
    MỤC LỤC

    Lời mở đầu 1
    CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HỆ THỐNG CHỨNG TỪ KẾ TOÁN. 3
    1. Vai trò của tổ chức chứng từ kế toán 3
    2. Nguyên tắc tổ chức chứng từ kế toán 4
    3. Nội dung tổ chức chứng từ kế toán: 4
    3.1. Lựa chọn số lượng và chủng loại chứng từ 4
    3.2. Tổ chức lập chứng từ 5
    3.3. Tổ chức quá trình kiểm tra chứng từ 6
    3.4. Tổ chức quá trình sử dụng chứng từ để ghi sổ 7
    3.5. Tổ chức bảo quản lưu trữ chứng từ 8
    4.Luân chuyển chứng từ: 9
    4.1.Khái niệm 9
    4.2.Các giai đoạn 9
    4.3.Kế hoạch luân chuyển chứng từ 11
    CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HỆ THỐNG CHỨNG TỪ KẾ TOÁN HIỆN HÀNH Ở VIỆT NAM 14
    1. Giai đoạn từ 1961 trở về trước 14
    2. Giai đoạn từ 1962 đến 1994 14
    3. Giai đoạn từ 1995đến 2001 15
    4. Giai đoạn từ 2002 đến nay 16
    5. Thực trạng ở Việt Nam hiện nay 19
    CHƯƠNG III. KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 21
    1.Kiến nghị 21
    2.Giải pháp 23
    Kết luận 26
    Tài liệu tham khảo 27
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...