Tài liệu Tổ chức hải quan Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế (1987 - 2005)

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tổ chức hải quan Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế (1987 - 2005)
    * Hải quan Việt Nam đổi mới và hội nhập quốc tế:
    Những thay đổi trong đường lối quản lý kinh tế, trước hết là trong quản lý kinh tế đối ngoại theo tinh thần đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế đặt ra trước mắt ngành Hải quan Việt Nam nhiệm vụ phải phát triển, tự đổi mới mình, từ đội ngũ cán bộ, phương thức quản lý tới phương pháp, phong cách làm việc và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động nghiệp vụ, để có thể đáp ứng được những yêu cầu của thời kỳ mới. Vì vậy, Lịch sử Hải quan Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế (từ năm 1987 tới nay) thực tế cũng là lịch sử của quá trình cải cách, đổi mới của ngành và những kết quả cụ thể của nó. Quá trình đổi mới, cải cách của Hải quan Việt Nam là một quá trình lâu dài, liên tục và có thể chia làm hai giai đoạn như sau:
    - Từ năm 1987 đến 1993 là giai đoạn thực hiện những bước đi ban đầu trong quá trình đổi mới ngành Hải quan.
    - Từ năm 1994 đến nay là giai đoạn đẩy mạnh công cuộc đổi mới và bước đầu hiện đại hóa trong ngành Hải quan
    * Những bước đi ban đầu trong quá trình đổi mới ngành Hải quan (1987 - 1993):
    Cho tới Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt Nam, nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế tập trung, bao cấp, mà một trong những đặc trưng của nó là chế độ Nhà nước độc quyền về ngoại thương. Trên cơ sở của chế độ Nhà nước độc quyền về ngoại thương, tư duy về nghiệp vụ Hải quan thời kỳ này là thuần túy quản lý chặt chẽ hoạt động xuất nhập khẩu để bảo vệ độc quyền nhà nước về ngoại thương. Đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, đề ra từ Đại hội VI và được phát triển tiếp tục qua những đại hội tiếp theo, chủ trương phát triển thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trên cơ sở nền kinh tế nhiều thành phần. Vì vậy, tư duy chỉ đạo nghiệp vụ Hải quan cũng phải được chuyển đổi theo hướng cân bằng giữa nhiệm vụ quản lý, bảo đảm đúng pháp luật Nhà nước và nhiệm vụ phục vụ, tạo điều kiện cho hoạt động xuất, nhập khẩu. Trong những năm 1987 - 1993, ngành Hải quan tập trung tạo cơ sở cho quá trình đổi mới toàn diện ở những giai đoạn tiếp theo.
    Pháp lệnh Hải quan được Hội đồng Nhà nước thông qua ngày 20-2-1990 và có hiệu lực từ ngày 1-5-1990. Pháp lệnh Hải quan gồm 51 điều, chia làm
    8 chương, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-5-1990. Điều 3 Pháp lệnh Hải quan xác định chức năng của Hải quan Việt Nam là: Quản lý Nhà nước về Hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, mượn đường Việt Nam. Đấu tranh chống buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, ngoại hối, tiền Việt Nam qua biên giới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...