Tài liệu Tổ chức hải quan trong thời kỳ đầu đất nước thống nhất (5/1975 - năm 1986) tham khảo làm khóa luận,

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tổ chức hải quan trong thời kỳ đầu đất nước thống nhất (5/1975 - năm 1986)
    * Thống nhất lực lượng Hải quan trên phạm vi toàn quốc:
    Mùa Xuân năm 1975, bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, quân và dân ta đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Đất nước Việt Nam chuyển sang một thời kỳ mới, thời kỳ xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Vào thời điểm lịch sử quan trọng này, từ miền Bắc ta đã nhanh chóng đưa vào miền Nam một khối lượng lớn vật chất cùng hàng vạn cán bộ tăng cường cho các lĩnh vực kinh tế, an ninh quốc phòng, văn hóa xã hội ., nhanh chóng ổn định tình hình mọi mặt của miền Nam.
    Ngày 11-7-1975, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam quyết định thành lập Cục Hải quan trực thuộc Tổng nha Ngoại thương. Ngoài các tổ chức Hải quan ở Sài Gòn, Cục Hải quan Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã thành lập thêm các Ty thuế quan Rạch Giá và Tây Ninh. Chính phủ Cách mạng Lâm thời đã ban hành Điều lệ Hải quan (trên cơ sở Điều lệ Hải quan Việt Nam được ban hành vào tháng 2-1960) và biểu thuế xuất nhập khẩu của Cộng hòa miền Nam Việt Nam.Và để thuận lợi cho công việc cũng như bình đẳng trong giao dịch quốc tế, ngày 15-1-1976, Bộ Ngoại thương tạm thời giao cho Bộ Kinh tế - Tài chính Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam quản lý các tổ chức ngoại thương và Hải quan ở vùng mới giải phóng.
    Từ ngày 22 đến ngày 27-12-1975, Quốc hội khóa V kỳ họp thứ 2 phê chuẩn việc hợp nhất các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang thành tỉnh Hà Tuyên, Yên Bái, Lào Cai, Nghĩa Lộ thành tỉnh Hoàng Liên Sơn và Nghệ An, Hà Tĩnh thành tỉnh Nghệ Tĩnh. Theo đó, tên gọi của các đơn vị hải quan cơ sở tại các tỉnh cũng được thay đổi lại cho phù hợp với tên của đơn vị hành chính mới. Các chi cục Hải quan Hà Giang đổi thành Chi cục Hải quan Hà Tuyên, Chi cục Hải quan Lào Cai đổi thành Chi cục Hải quan Hoàng Liên Sơn, Chi cục Hải quan Nghệ An đổi thành Chi cục Hải quan Nghệ Tĩnh. Xuất phát từ tình hình cụ thể của đất nước vào thời điểm này, Bộ trưởng Bộ Ngoại thương ký quyết định giải thể Đồn Hải quan Bến Hải và Trạm Hải quan cảng Quảng Bình. Bộ trưởng Bộ Ngoại thương ký quyết định số 1014/BNT-TTCB ngày 3-11-1975 về việc thành lập Chi cục Hải quan tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng và Quyết định số 969/BNT/TCCB ngày 27-2-1976, chuyển Phân cục Hải quan Hải Phòng chịu sự quản lý toàn diện của Cục Hải quan Trung ương.
    Ngày 25-4-1976, Tổng tuyển cử cả nước bầu ra Quốc hội thống nhất. Từ sau cuộc Tổng tuyển cử, trên cơ sở thống nhất về mặt Nhà nước, các bộ, ngành được hợp nhất lại. Các trụ sở của các Bộ thuộc Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ở thành phố Hồ Chí Minh trở thành cơ quan đại diện hoặc Văn phòng II của các Bộ, ngành. Bộ Ngoại thương, sau một thời gian chuẩn bị đã quyết định hợp nhất lực lượng Hải quan hai miền. Trên tinh thần đó, Hội nghị Hải quan toàn quốc lần thứ I đã được tổ chức từ 12-8-1976, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã thống nhất tổ chức ngành Hải quan trên phạm vi cả nước và đưa ra những nguyên tắc cơ bản cho hoạt động của ngành. Từ thời điểm này tổ chức và hoạt động của Hải quan trên cả nước được thống nhất vào một đầu mối, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Ngoại thương và Cục Hải quan Trung ương. Trong hoạt động của ngành cũng bắt đầu triển khai thống nhất về nghiệp vụ và các thủ tục Hải quan trên phạm vi cả nước, từ biên giới phía Bắc, phía Tây đến biên giới phía Tây Nam, dọc theo chiều dài bờ biển của Tổ quốc, tại các hải cảng, sân bay quốc tế, bưu cục ngoại dịch, trạm trả hàng .
    Trên tinh thần tăng cường bộ máy tổ chức Hải quan ở cơ sở, một số Phân cục, Chi cục Hải quan các tỉnh, thành phố đã được thành lập. Ngày 13-1-1977, Bộ trưởng Bộ Ngoại thương ký quyết định số 65/BNT-QĐ thành lập Phân cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh. Tiếp đó, ngày 14-2-1977, theo Quyết định số 248/BNT-TCCB, các Chi cục Hải quan các địa phương là Sông Bé, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang được thành lập. Tuy nhiên, do tình
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...