Tài liệu Tổ chức hải quan trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất đất nước (7/1954

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tổ chức hải quan trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất đất nước (7/1954 - 4/1975)
    * Sở Hải quan Trung ương ra đời phục vụ nhiệm vụ cách mạng mới trong giai đoạn 1954-1960:
    Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, kết thúc thắng lợi sự nghiệp kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta. Việt Nam tạm thời chia làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau: Miền Bắc hoàn toàn giải phóng và đi lên chủ nghĩa xã hội, còn miền Nam tạm thời bị đế quốc Mỹ và các lực lượng tay sai thống trị. Nhiệm vụ mà Trung ương Đảng và Chính phủ đề ra cho toàn dân và toàn quân ta lúc này là: Ra sức củng cố miền Bắc về mọi mặt để làm cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.
    Ngày 23-12-1954, Chính phủ ban hành Nghị định số 429-TTg về việc đánh thuế những mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu khu vực tập kết 300 ngày của quân đội Pháp gồm ở Bắc Bộ và tuyến Bắc Quảng Trị. Trong phiên họp thường kỳ tháng 10 năm 1954, Hội đồng Chính phủ đã quyết định chuyển ngành Thuế xuất nhập khẩu sang Bộ Công thương để thành lập ngành Hải quan. Trên tinh thần đó, ngày 15-11-1954 liên Bộ Tài Chính - Công thương có Nghị định số 121/TC-CT-NĐ chuyển ngành Thuế xuất nhập khẩu thuộc Bộ Tài Chính sang Bộ Công thương. Tiếp đó, ngày 14-12-1954, Bộ trưởng Bộ Công thương ký Nghị định số 136/BCT/KB/NĐ thành lập Sở Hải quan thuộc Bộ Công thương.
    Về hệ thống tổ chức, ngành Hải quan Việt Nam có: Sở Hải quan Trung ương đứng đầu là Giám đốc sở. Các cơ quan Hải quan địa phương: Sở Hải quan Liên khu hoặc Khu; Chi sở Hải quan tỉnh hay liên tỉnh; Phòng Hải quan Trên cơ sở đó, Bộ Công thương đã có quyết định thành lập:
    - Ở cấp Trung ương, Sở Hải quan Trung ương gồm các phòng: Hành chính và các phòng nghiệp vụ (Thống kê Kế toán, Thuế biểu, Kiểm soát, Giám quản, Kiểm nghiệm hàng hóa xuất nhập khẩu). Các phòng và các đội trực thuộc có: Phòng Hải quan 101 (Ga Hàng Cỏ), Phòng Hải quan ga Gia Lâm, Phòng Hải quan Bưu điện Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình và các đội kiểm soát lưu động, Đội kiểm soát thuốc phiện và Phòng quản lý thương nhân Nam - Bắc.
    - Ở cấp địa phương:
    + Phân sở Hải quan khu Tả ngạn, Phân Sở Hải quan Liên khu IV.
    + Sở Hải quan Hà Nội, Sở Hải quan Hải Phòng.
    + Các Chi sở Hải quan: Hải Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Hồng Quảng, Nghệ An, Vĩnh Linh (có nhiệm vụ chuyển nhận bưu thiếp của nhân dân hai miền Nam - Bắc trao đổi cho nhau qua cầu Hiền Lương).
    + Các Phòng Hải quan: Ma Lù Thàng (Lai Châu), Hòn Gai, Cẩm Phả, Mường Xén, Hải Ninh.
    Việc Sở Hải quan Trung ương ra đời đã thay đổi căn bản về cơ cấu tổ chức và hoạt động Hải quan từ thời chiến sang thời bình, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ mới. Cũng từ đây, thuật ngữ Hải quan được sử dụng chính thức trong các văn bản của Nhà nước ta.
    Do yêu cầu thành lập thêm các Bộ, cơ quan ngang Bộ để tăng cường hiệu quả công tác chỉ đạo của Chính phủ, theo các nghị quyết của Quốc hội, Bộ Công thương được chia tách thành Bộ Công nghiệp và Bộ Thương nghiệp (tháng 9-1955). Sau đó Bộ Thương nghiệp được tách thành Bộ Nội thương và Ngoại thương. Ngành Hải quan cũng được chuyển giao trực thuộc Bộ Thương nghiệp rồi Bộ Ngoại thương, là các Bộ có chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế đối ngoại và ngoại thương (tháng 4-1958).
    * Điều lệ Hải quan ra đời đánh dấu bước phát triển mới của Hải quan Việt Nam:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...