Luận Văn Tổ chức hạch toán TSCĐ với việc quản lý & nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại xí nghiệp Tuyển than Hò

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tổ chức hạch toán TSCĐ với việc quản lý & nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại XN Tuyển than Hòn Gai
    LỜI NÓI ĐẦU
    Đời sống xã hội loài người có nhiều mặt khác nhau, nhưng ở bất kỳ giai đoạn của lịch sử loài người, lao động sản xuất vẫn là vấn đề cơ bản nhất, vì sản xuất ra vật chất là cơ sở vật chất của đời sống xã hội.
    Ngày nay ở bất kỳ nền sản xuất nào từ thô sơ đến giản đơn cho đến tiên tiến hiện đại đều có đặc trưng chung là sự tác động của con người vào các yếu tố tự nhiên nhằm thoả mãn nhu cầu của con người. Vì vậy sản xuất luôn là sự tác động qua lại của 3 yếu tố cơ bản: Sức lao động của con người, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Mà một trong ba yếu tố hợp thành tư liệu lao động thì TSCĐ có ý nghĩa quan trọng nhất.
    TSCĐ là một bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân, đồng thời cũng là yếu tố cơ bản nhất của vốn kinh doanh, TSCĐ giữ vai trò trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. Đối với một doanh nghiệp TSCĐ là một điều kiện cần thiết để giảm nhẹ sức lao động. Nó thể hiện trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ, năng lực và thế mạnh của doanh nghiệp trong mọi thời kỳ thăng trầm của nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng, nhất là trong điều kiện khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì vai trò của TSCĐ lại càng đáng kể.
    Trên thực tế vấn đề đặt ra không chỉ đơn giản là có và sử dụng TSCĐ mà điều quan trọng là phải baỏ toàn, phát triển và sử dụng TSCĐ có hiệu quả. Muốn vậy phải có chế độ quản lý chặt chẽ, toàn diện đối với TSCĐ từ tình hình tăng, giảm cả về số lượng và gía trị đến tình hình sử dụng hợp lý đầy đủ phát huy hết công suất của TSCĐ nhằm hạ giá thành sản phẩm thu hồi vốn nhanh để tái sản xuất, cải thiện đời sống xã hội.
    Hiệu quả quản lý TSCĐ quyết định hiệu quả sử dụng vốn và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp . Vì vậy phải xây dựng quá trình quản lý TSCĐ một cách khoa học, điều đó không chỉ có ý nghĩa về mặt kế toán là giúp cho việc hạch toán được chính xác mà còn là vấn đề mang tính thời sự, nó có ý nghĩa thực tiễn trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ. Chống thất thoát tài sản của doanh nghiệp thông qua công tác kế toán tài chính .
    Xuất phát từ những vai trò quan trọng của TSCĐ đối với mỗi doanh nghiệp và được sự giúp đỡ tận tình cuả thầy Vũ Đức Chính và các cô chú ở phòng tài chính kế toán xí nghiệp tuyển than Hòn Gai em đã viết chuyên đề: “TỔ CHỨC HẠCH TOÁN TSCĐ VỚI VIỆC QUẢN LÝ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ”.
    NỘI DUNG CỦA CHUYÊN ĐỀ GỒM 3 PHẦN
    PHẦN I: Cơ sở lý luận chung về kế toán TSCĐ
    PHẦN II: Tình hình tổ chức kế toán TSCĐ ở xí nghiệp tuyển than Hòn Gai
    PHẦN III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ ở xí nghiệp tuyển than Hòn Gai.
    PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TSCĐ

    1.1 VAI TRÒ VỊ TRÍ CỦA TSCĐ TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH:
    TSCĐ là một bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân. Nó đóng vai trò quan trọng và thường có giá trị lớn trong các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sản xuất nói riêng. TSCĐ của mỗi doanh nghiệp thể hiện sự phát triển công nghệ hiện đại, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, giảm lao động sống .
    Vì vậy vấn đề đặt ra trong việc quản lý TSCĐ là vấn đề không đơn giản, đặc biệt là việc bảo toàn phát triển và sử dụng TSCĐ đem lại hiệu quả cao.
    1.2 ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU QUẢN LÝ TSCĐ TRONG DNSX.
    TSCĐ là một bộ phận của cải của nền kinh tế quốc dân. Nó bao gồm toàn bộ lao động chủ yếu tham gia vào nhiều chu kỳ SXKD, có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài.
    Trong suốt thời gian sử dụng hình thái vật chất của TSCĐ hầu như không thay đổi mà chỉ có giá trị của TSCĐ được dịch chuyển dần và giá trị của sản phẩm mà TSCĐ góp phần tham gia sản xuất.
    Theo quy định của nhà nước hiện hành thì TSCĐ là những tư liệu lao động có giá trị từ 5 triệu đồng trở lên và có thời gian sử dụng trên 1 năm.
    Trong quá trình lao động TSCĐ bị hao mòn về mặt giá trị và phần giá trị hao mòn được tính chuyển dần vào giá thành hoặc chi phí của sản phẩm sản xuất ra dưới hình thức khấu hao.
    1.3 VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN TSCĐ TRONG DNSX.
    Kế toán-là một công cụ không thể thiếu được trong quản lý kinh tế, cụ thể kế toán TSCĐ không thể không có đối với việc quản lý và bảo quản TSCĐ. Kế toán TSCĐ phải đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời mọi thông tin tài liệu cần thiết phục vụ cho việc quản lý, giám đốc chặt chẽ nhằm sử dụng có hiệu quả TSCĐ. Để thực hiện được yêu cầu đó, kế toán TSCĐ cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
    -Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu một cách chính xác, đầy đủ kịp thời về số lượng, hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm và di chuyển TSCĐ trong nội bộ doanh nghiệp , việc hình thành và thu hồi các khoản đầu tư dài hạn, nhằm giám sát chặt chẽ việc mua sắm, đầu tư , việc bảo quản và sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp .
    -Phản ánh kịp thời giá trị hao mòn TSCĐ trong quá trình sử dụng, tình hình trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm gía đầu tư dài hạn, tính toán, phân bổ hoặc kết chuyển chính xác số khấu hao và các khoản dự phòng vào chi phí SXKD.
    -Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ, phản ánh chính xác chi phí thực tế về sửa chữa TSCĐ, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và chi phí TSCĐ.
    -Tham gia kiểm kê, kiểm tra định kỳ hay bất thường TSCĐ và các khoản đầu tư dài hạn, tham gia đánh gía lại TSCĐ khi cần thiết, tổ chức phân tích tình hình bảo quản và sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp .
    1.4 NỘI DUNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ TRONG DNSX.
    1.4.1 Phân loại TSCĐ
    Về mặt hiện vật TSCĐ gồm nhiều loại hình tài sản khác nhau về công cụ kinh tế, đơn vị hạch toán, thời gian sử dụng .vì vậy để tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý TSCĐ cần phân loại TSCĐ theo nhiều tiêu thức khác nhau để từ đó có thể xác định được chất lượng, cơ cấu của từng loại TSCĐ hiện có.
    1.4.1.1 Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện.
    Theo cách phân loại này, toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành 2 loại:
    - TSCĐ hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất (từng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định) có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu.
     
Đang tải...