Luận Văn Tổ chức hạch toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty tư vấn xây dựng dân dụng

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    169
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tổ chức hạch toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty tư vấn xây dựng dân dụng Việt Nam
    LỜI MỞ ĐẦU

    Tài sản cố định (TSCĐ) là một trong các bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân ,đồng thời là bộ phận quan trọng, quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp (DN) trong quá trình sản xuất kinh doanh .Đối với doanh nghiệp TSCĐ là điều kiện cần thiết để giảm cường độ lao động và tăng năng suất lao động ,nó thể hiện ở cơ sở vật chất kỹ thuật,trình độ công nghệ,năng lực và thế mạnh của doanh nghiệp trong việc phát triển sản xuất kinh doanh .Trong cơ chế thị trường nhất là khi khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì TSCĐ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì TSCĐ là yếu tố quan trọng,để tạo nên thế mạnh cạnh tranh đối với các DN hiện nay.
    Công ty Tư vấn xây dựng dân dụng Việt Nam(Gọi tắt là VNCC) đã và đang phát triển và thành đạt.Những gì mà công ty đạt được đều có sự đóng góp đáng kể của TSCĐ. Điều đó nói nên rằng vai trò đặc biệt quan trọng của TSCĐ đối với quá trình kinh doanh của công ty.
    Nhất là trong giai đoạn công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước,nghành xây dựng được xem là một nghành mũi nhọn thì việc quản lý nâng cao hiêu quả sử dụng TSCĐ đối với các doanh nghiệp
    Trong nền kinh tế thị trường,đang là một vấn đề quản lý được quan tâm hiện nay,nhiều giải pháp đã được nghiên cứu vận dụng và mang những hiệu quả nhất định,tuy nhiên không phải đã hết những tồn tại vướng mắc ,đòi hỏi phải tiếp tục cải tiến tìm ra phương hướng hoàn thiện.
    Nhận thức được vai trò ,ý nghĩa của TSCĐ trong sản xuất kinh doanh.Sau một thời gian nghiên cứu tìm hiểu thực tế tại Công ty xây dựng dân dụng Việt Nam và được sự giúp đỡ nhiệt tình của Thầy giáo Hoàng Xuân Long,với mong muốn nâng cao kiến thức lý luận nhận thức thực tiễn của bản thân,để phục vụ cho công trình công tác sau này,em đã chọn đề tài “Tổ chức hạch toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty tư vấn xây dựng dân dụng Việt Nam”.


    PHẦN 1

    I) SỰ CẦN THIẾT PHẢI TỔ CHỨC KẾ TOÁN TSCĐ TRONG DOANH NGHIỆP
    1) Khái niệm TSCĐ.
    Là TSCĐ thì đảm bảo những yếu tố sau:
    -TSCĐ là tư liệu lao động chủ yếu và những tài sản khác có giá trị lớn và có thời gian sử dụng lâu dài thường là trên một năm.
    - Hiện nay theo cơ chế tài chính ,hiện hành,theo quyết định 1062 ngày 14/11/1996 của Bộ tài chính qui định tiêu chuẩn,TSCĐ có giá trị từ 5.000.000(VNĐ) trở lên và thời gian sử dụng từ một năm trở lên .
    2) Đặc điểm TSCĐ.
    TSCĐ tham gia nhiều vào chu kỳ sản xuất ,nhưng giữ nguyên hình thái ban đầu cho đến khi hỏng giá trị cuả nó hoặc bị hao mòn và chuyển dịch từng phần vào giá trị sản phẩm mới do nhà nước tạo ra.
    3) Đặc điểm về quản lý TSCĐ.
    Xuất phát từ phía khái niệm và đặc điểm TSCĐ đặt ra quản lý trên hai mặt chặt chẽ:
    -Về mặt hiện vật (vật chất ):Theo dõi việc bảo quản sử dụng số lượng TSCĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh.
    - Giá trị phản ánh nguyên giá ,giá trị hao mòn và giá trị còn lại của TSCĐ.
    4) Nhiệm vụ của kế toán TSCĐ .
    Nhiệm vụ của TSCĐ phải thực hiện được các yêu cầu sau:
    -Tổ chức ghi chép phản ánh,tổng hợp số liệu một cách xác đầy đủ,kịp thời về số lượng hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có,tình hình tăng giảm và di chuyển TSCĐ trong nội bộ DN việc hình thành và thu hồi các khoản đầu tư dài hạn ,nhằm giám sát chặt chẽ việc mua sắm,đầu tư bảo quản và sử dụng TSCĐ trong DN.
    -Phản ánh kip thời giá trị hao mòn TSCĐ trong quá trình sử dụng về tình hình trích lập và trích lập các khoản dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn, tính toán phân bố hoặc kết chuyển chính xác số khấu hao các khoản dự phòng và chi phí sản xuất kinh doanh .
    -Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ . Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và chi phí sửa chữa TSCĐ .
    -Tham gia kiểm kê, kiểm tra định kỳ hay bất thường TSCĐ và các khoản đầu tư dài hạn ,tham gia đánh giá lại tài sản cố định khi cần thiết,tổ chức phân tích tình hình bảo quản và sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp .
    5) Phân loại và đánh giá tài sản cố định.
    *.Phân loại TSCĐ.
    Trong xí nghiệp sản xuất TSCĐ có nhiều loại, mỗi loại có những đặc điểm về tính chất khác nhau và được sử dụng trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau, như máy móc thiết bị trong xí nghiệp công nghiệp khác với máy móc thiết bị trong xí nghiệp xây lắp.Để thuận tiện cho công tác quản lý TSCĐ và tổ chức hạch toán TSCĐ một cách khoa học và hợp lý người ta tiến hành phân loại TSCĐ.
    Phân loại TSCĐ khoa học và hợp lý là cơ sở để tiến hành công tác thống kê TSCĐ được chính xác, nhằm tăng cường việc quản lý TSCĐ theo từng loại hiện có, để lập kế hoạch đầu tư trang bị đổi mới TSCĐ, tính toán và phân bổ khấu hao TSCĐ vào từng đối tượng sử dụng và sử dụng nguồn hình thành từ việc trích khấu hao.
    Có nhiều cách phân loại như sau:
    a) Cách một là Phân loại theo kết cấu hay đặc trưng kỹ thuật:
    Theo cách này TSCĐ được chia thành 12 loại như sau:
    1. Nhà cửa.
    2. Vật kiến trúc .
    3. Máy móc thiết bị động lực.
    4. Máy móc thiết bị công tác .
    5. Thiết bị truyền dẫn .
    6. Công cụ .
    7. Dụng cụ làm việc và đo lường.
    8. Thiết bị và phương tiện vận tải .
    9. Dụng cụ quản lý.
    10. Súc vật làm việc và súc vật sinh sản cây lâu năm.
    11. TSCĐ khác .
    Theo quyết số 1141/QĐ/CĐKT ngày 1/1/1995 của Bộ trưởng Bộ tài chính về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp thì TSCĐ được chia làm 2 loại như sau:
    - TSCĐ hữu hình .
    - TSCĐ vô hình.
    *)TSCĐ hữu hình : là TSCĐ có hình thái vật chất cụ thể,có đủ tiêu chuẩn giá trị và thời gian sử dụng theo chế độ qui định bao gồm:
    + Đất.
    + Nhà xưởng ,vật kiến trúc .
    + Phương tiện vận tải truyền dẫn .
    + Thiết bị dụng cụ dùng cho quản lý .
    + Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm .
    + TSCĐ khác .
    *)TSCĐ vô hình bao gồm:
    + Quyền sử dụng đất .
    + Chi phí thành lập chuẩn bị sản xuất .
    + Bằng phát minh sáng chế .
    + Chi phí nghiên cứu phát tiển.
    + Lợi thế thương mại.
    + TSCĐ vô hình khác.
    b) Cách hai là Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu
    Theo cách này TSCĐ dược chia thành 2 loại
     
Đang tải...