Tiểu Luận Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU



    Trong cuộc sống của con người, lao động không chỉ là tiền đề cho sự tiến hoá mà còn là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển quá trình sản xuất . Lao động đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Một xã hội, một doanh nghiệp được coi là phát triển khi lao động có năng suất, có chất lượng và đạt hiệu quả cao, do đó trong chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp, yếu tố con người luôn được đặt ở vị trí hàng đầu. Thế nhưng, người lao động chỉ phát huy hết khả năng của mình khi sức lao động của họ được đánh giá đúng mức, được đền bù xứng đáng. Và biểu hiện của sự đánh giá, sự đền bù đó là tiền lương vì tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo thời gian, khối lượng công việc mà người lao động đã cống hiến cho doanh nghiệp. Gắn với tiền lương là các khoản trích theo lương gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, đây là các quỹ xã hội thể hiện sự quan tâm của xã hội đến từng lao động.
    Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, các doanh nghiệp sử dụng tiền lương làm đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần tích cực lao động, là nhân tố thúc đẩy tăng năng suất lao động. Hơn thế nữa, tiền lương và các khoản trích theo lương là một trong số ít vấn đề được cả doanh nghiệp và người lao động quan tâm nên các doanh nghiệp phải sử dụng sức lao động có hiệu quả để tiết kiệm chi phí tiền lương. Quản lý lao động và tiền lương là việc làm thiết yếu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu của mình. Để quản lý tốt người ta phải hạch toán phân bổ chính xác tiền lương, các khoản trích theo lương vào giá thành sản phẩm, tính đúng, đủ và thanh toán tiền lương kịp thời cho người lao động sẽ góp phần thúc đẩy tăng năng suất lao động và cải thiện đời sống người lao động.
    Vì vậy, công tác hạch toán tiền lương và các quỹ trích theo lương là công việc kế toán không thể thiếu trong tất cả các doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của nó đồng thời để tìm hiểu sâu hơn vấn đề này em đã chọn đề tài: Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
    Đề tài có kết cấu như sau:
    Phần A: Lý luận chung về hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương
    Phần B: Nhận xét, kiến nghị về công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương.

    MỤC LỤC
    Trang
    Lời nói đầu 3
    PHẦN LÝ LUẬN 5
    I. Lý luận chung về tiền lương và các quỹ trích theo lương 5
    1. Lao động, tiền lương và ý nghĩa của việc quản lý lao động 5
    2. Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 8
    II. Các hình thức tiền lương và quỹ tiền lương trong doanh nghiệp 10
    1. Các hình thức tiền lương 10
    1.1 Hình thức trả tiền lương theo thời gian 10
    1.2 Hình thức trả tiền lương theo sản phẩm 12
    2. Quỹ tiền lương trong doanh nghiệp 14
    III. Hạch toán lao động, tiền lương, các khoản trích theo lương 15
    1. Hạch toán lao động 15
    1.1 Hạch toán số lượng lao động 15
    1.2 Hạch toán thời gian lao động 16
    1.3 Hạch toán kết quả lao động 16
    2. Hạch toán tiền lương, thưởng, và thanh toán với người lao động 16
    2.1 Tính lương, thưởng cho người lao động 16
    2.2 Hạch toán tiền lương và thanh toán với người lao động 18
    3. Hạch toán các khoản trích theo lương 21
    3.1 Chế độ các khoản trích theo lương 21
    3.2 Hạch toán các khoản trích theo lương 23
    4. Kế toán tổng hợp 24
    4.1 Kế toán tổng hợp thanh toán với người lao động 24
    4.2 Kế toán tổng hợp BHXH, BHYT, KPCĐ 25
    4.3 Kế toán tổng hợp quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 25
    5. Kế toán chi tiết 25
    5.1 Tổ chức hạch toán ban đầu 25
    5.2 Hạch toán chi tiết trên sổ kế toán 25
    5.3 Mẫu sổ hạch toán chi tiết lương và các khoản trích theo lương 30
    PHẦN NHẬN XÉT KIẾN NGHỊ 39
    1. Công tác hạch toán lương và các khoản trích theo lương ở các doanh nghiệp 39
    2. Công tác hạch toán lương và các khoản trích theo lương trong điều kiện thủ công và trong điều kiện công nghệ thông tin 39
    3. Kế toán lương và các khoản trích theo lương theo hệ thống kế toán quốc tế 40
    3.1 Theo kế toán Mỹ 40
    3.2 Theo kế toán Tây  u 40
    4. Nhận xét đánh giá về công tác kế toán theo lương và các khoản trích theo lương 41
    TỔNG KẾT 44
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...