Luận Văn Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản tính theo lương hiện nay của Công ty Thương mại và Dịch vụ

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản tính theo lương hiện nay của Công ty Thương mại và Dịch vụ Hoàng Đạt
    LỜI MỞ ĐẦU
    Trong mọi chế độ xã hội tất cả các hoạt động để tạo ra của cải vật chất đều cần có tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động trong đó sức lao động có tính chất quyết định. Có thể nói, quá trình lao động mà công nhân dùng sức lực và trí tuệ của mình để làm việc, vậy họ phải được bù đắp vật chất để tái sản xuất sức lao động dựa trên lao động hao phí mà họ bỏ ra - phần bù đắp đó chính là tiền lương.
    Trong giai đoạn hiện nay việc đảm bảo lợi ích cá nhân người lao động là một động lực cơ bản trực tiếp khuyến khích mọi người đem hết khả năng nỗ lực phấn đấu sáng tạo trong sản xuất. Để tạo điều kiện cho nhân tố con người ngày càng được chú ý coi trọng về trí lực và thể lực. Trong đó, yếu tố quyết định sẽ thúc đẩy hay kìm hãm, thậm chí làm tha hoá con người, đó chính là chế độ tiền lương và chế độ thưởng phạt đối với người lao động.
    Chính vì vậy, để khuyến khích việc tăng năng suất lao động và hiệu quả của công việc đối với người lao động. Công ty Thương mại và Dịch vụ Hoàng Đạt đã rất chú trọng và thực hiện tốt công tác tổ chức hạch toán lao động và tiền lương.
    Trong thời gian học tập tại trường và quá trình thực tập vừa qua tại Công ty, bản thân em có một số suy nghĩ và chọn đề tài: "Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản tính theo lương hiện nay của Công ty Thương mại và Dịch vụ Hoàng Đạt".
    Báo cáo gồm 3 phần:
    Phần I: Các vấn đề chung về tiền lương và các khoản trích theo tiền lương
    Phần II: Thực tế công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo tiền lương tại Doanh nghiệp
    Phần III: Nhận xét và kiến nghị về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo tiền lương
    PHẦN I
    NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
    I CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
    I.1 khái niệm và bản chất tiền lương
    1. Khái niệm
    Có rất nhiều quan điểm khác về tiền lương, tuỳ theo các thời kỳ khác nhau.
    Theo quan điểm cũ: Tiền lương và một khoản thu nhập quốc dân được phân phối cho người lao động căn cứ vào số lượng lao động của mỗi người. Theo quan điểm này tiền lương vừa được trả bằng tiền, vừa được trả bằng hiện vật thông qua các chế độ nhà ở, y tế, giáo dục - chế độ tiền lương theo quan điểm này mang tính bao cấp, bình quân nên không có tác dụng kích thích người lao động. Điều này có thể thấy trong thời gian kỳ bao cấp, nước ta đã hiểu và áp dụng tiền lương theo quan điểm này.
    Theo quan điểm mới, : Tiền lương được biểu là giá cả của sức lao động, khi thị trường lao động đang dần được hoàn thiện và sức lao động trở thành hàng hoá. Nó được hình thành do sự thoả thuận hợp pháp giữa người lao động ( người bán sức lao động ) và người sử dụng lao động ( người mua sức lao động ). Tiền lương hay giá cả sức lao động chính là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo công việc đã thoả thuận.
    Các Mác đã nói: "Để cho sức lao động phát triển theo một hướng nhất định thì phải có một sự giáo dục nào đó mà chính sự giáo dục này lại tồn tại một loại hàng hoá ngang giá ". Lượng hàng hoá ngang giá này chính là giá trị sức lao động. Giá trị sức lao động không phải là yếu tố bất biến mà nó phải thuộc vào nguyên nhân, yếu tố khách quan, cả chủ quan lẫn khách quan. Tuy vậy, trong mỗi giai đoạn nhất định của lịch sử, của xã hội thì sức lao động có thể giao động và giá trị của nó. Phụ thuộc vào quan hệ cung cầu sức lao động trên thị trường và trong cơ chế thị trường tiền lương phải tuân theo quy luật phân phối theo lao động là chủ yếu.
    2. Bản chất:
    Như đã đề cập ở trên, tiền lương thực chất là giá cả sức lao động. Tuy vậy để thừa nhận điều này thì tiền lương đã trải qua ba điểm, quan điểm không đúng đắn làm méo mó ý nghĩa đích thực của nó,.
    Nếu như trong nền kinh tế bao cấp thì tiền lương không phải là giá cả sức lao động. Vì nó không thừa nhận và hàng hoá không ngang giá theo quy luật cung cầu. Thị trường sức lao động về danh nghĩa không tồn tại trong nền kinh tế quốc dân và phụ thuộc vào quy định của Nhà nước. Sang cơ chế thị trường buộc chúng ta phải có những thay đổi lại nhận thức về vấn đề này.
    Trước hết sức lao động là thứ hàng hoá của thị trường yếu tố sản xuất. Tính chất hàng hóa cuả sức lao động có thể bao gồm không chỉ lực lượng lao động làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân mà mở công chức làm việc trong lĩnh vực quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Tuy nhiên do đặc thù riêng trong sử dụng lao động của từng khu vực mà các quan hệ thuê mướn, mua bán hợp đồng lao động cũng khác nhau, các thoả thuận về tiền lương cũng khác nhau.
    Mặt khác tiền lương phải là trả cho sức lao động tức là giá cả hàng hoá sức lao động mà người lao động và người thuê lao động thoả thuận với nhau theo quy luật cung cầu, giá cả trên thị trường. Tiền lương là bộ phận cơ bản và giờ đây là duy nhất trong khu thu nhập người lao động .
    Tiền lương là một yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đối với chủ doanh nghiệp thì tiền lương là một phần cấu thành nên chi phí được tính toán quản lý chặt chẽ, đối với người lao động thì tiền lương là quá trình thu nhập từ lao động của họ, là phần thu nhập chủ yếu với đại đa số người lao động. Do vậy phấn đấu tiền lương là mục đích hết thảy của người lao động và chính mục đích này tạo động lực để người lao động phát triển và khả năng lao động của mình.
    Cùng với tiền lương, các khoản bảo hiểm và kinh phí nói trên hợp thành khoản chi phí về lao động sống trong tổng chi phí doanh nghiệp. Việc tính toán chính xác chi phí về lao động sống dựa trên cơ sở quản lý và theo dõi quá trình huy động và sử dụng lao động hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.
    I.1.2 Chức năng của tiền lương.
    Trong các doanh nghiệp thương mại cũng như các doanh nghiệp khác của nền kinh tế quốc dân, tiền lương thực hiện 2 chức năng:
    + Về phương diện xã hội: Tiền lương là phương tiện để tái sản xuất sức lao động cho xã hội. Để tái sản xuất mức lao động thì tiền lương phải đảm bảo đúng tiêu dùng cá nhân của người lao động và gia đình họ.
    + Phương diện kinh tế: Tiền lương và đòn bẩy kinh tế có tác dụng kích thích lợi ích vật chất đối với người lao động, làm cho họ vì lợi ích vật chất của bản thân và gia đình mình mà lao động một cách tích cực với chất lượng và kết quả ngày càng cao. Trong hệ thống quản lý doanh nghiệp thì tiền lương được tư duy như là đòn bẩy kinh tế trong quản lý sản xuất. Việc trả lương phải gắn với kết quả lao động. Làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, có sức lao động không làm ngừng hưởng, bội số của tiền lương phải phản ánh đúng sự khác biệt trong tiền lương lao động có trình độ thấp nhất và cao nhất đã được hình thành trong quá
     
Đang tải...