Luận Văn Tổ chức hạch toán tài sản cố định với vấn đề quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tạ

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tổ chức hạch toán tài sản cố định với vấn đề quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty thực phẩm miền Bắc



    ​[TABLE="width: 100%"]

    [TR]

    [TD="width: 96%"]LỜI MỞ ĐẦU


    Tài sản cố định là yếu tố cơ bản tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Đối với mỗi doanh nghiệp tài sản cố định (TSCĐ) là bộ phận cơ bản của vốn kinh doanh, là hình thái biểu hiện của vốn cố định, nó thể hiện trình độ công nghệ, năng lực và thế mạnh của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, đồng thời là điều kiện cần thiết để giảm bớt sức lao động và nâng cao năng suất lao động. TSCĐ gắn liền với doanh nghiệp trong mọi thời kỳ phát triển của nền kinh tế, đặc biệt trong điều kiện hiện nay khi mà khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì vai trò của TSCĐ lại càng quan trọng.

    Trongnền kinh tế thị trường các doanh nghiệp không chỉ đơn thuần ở việc có và sử dụng TSCĐ mà điều quan trọng là phải bảo toàn, phát triển và sử dụng có hiệu quả các tài sản cố định hiện có. Vì vậy các doanh nghiệp phải có chế độ quản lý thích đáng, toàn diện đối với TSCĐ từ tình hình tăng giảm cả về số lượng và giá trị đến tình hình sử dụng, hao mòn và sửa chữa TSCĐ, phải sử dụng hợp lý, đầy đủ, phát huy hết công suất của TSCĐ tạo điều kiện hạ giá thành sản phẩm, thu hồi vốn đầu tư nhanh để tái sản xuất trang bị và đổi mới công nghệ, từ đó góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, từng bước cải thiện đời sống cho người lao động.

    Xuất phát từ đặc điểm riêng của TSCĐ là có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài, cũng như vị trí quan trọng của TSCĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh, đòi hỏi công tác kế toán TSCĐ ngày càng được chú trọng và nâng cao, tạo điều kiện củng cố và hoàn thiện công tác quản lý TSCĐ của nhà nước nói chung và của mỗi doanh nghiệp nói riêng, đồng thời phát huy được khả năng mở rộng quy mô sản xuất của doanh nghiệp thông qua trang bị TSCĐ.

    Công ty thực phẩm miền Bắc là một doanh nghiệp cùng hoạt động kinh doanh tự chủ với hàng ngàn doanh nghiệp khác trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, đang đứng trước một vấn đề cấp bách là: phải quản lý và sử dụng có hiệu quả năng lực sản xuất của TSCĐ hiện có.

    Sau một thời gian thực tập tại Công ty thực phẩm miền Bắc trên cơ sở những kiến thức đã được học, với sự hướng dẫn giúp đỡ của thầy cô giáo em xin chọn đề tài

    "Tổ chức hạch toán tài sản cố định với vấn đề quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty thực phẩm miền Bắc".

    Thông qua đó, bản thân em có điều kiện vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn trong một cơ sở nhất định để khi ra trường có thể phát huy được năng lực thực hành nghề nghiệp chuyên môn trước yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

    Kết cấu của bản chuyên đề gồm 3 phần chính :

    Phần I: Cơ sở lý luận chung về tổ chức hạch toán TSCĐ và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp.

    Phần II: Tổ chức hạch toán TSCĐ và quản lý TSCĐ tại Công ty thực phẩm miền Bắc.

    Phần III: Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán và quản lý TSCĐ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty Thực phẩm miền Bắc.

    MỤC LỤC


    LỜI MỞ ĐẦU 1

    PHẦN I 3

    CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN TSCĐ VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ 3

    TRONG DOANH NGHIỆP 3

    I. VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 3

    1. Khái niệm tài sản cố định 3

    2. Đặc điểm của tài sản cố định 4

    3. Vai trò của TSCĐ trong sản xuất kinh doanh và yêu cầu của việc quản lý tài sản cố định 4

    II. PHÂN LOẠI VÀ ĐÁNH GIÁ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 6

    1. Phân loại tài sản cố định 6

    2. Đánh giá tài sản cố định 9

    III. HẠCH TOÁN TĂNG GIẢM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 12

    1. Hạch toán tăng giảm TSCĐ hữu hình 12

    2. Hạch toán tăng giảm tài sản cố định vô hình 23

    3. Hạch toán tăng giảm tài sản cố định thuê dài hạn. 25

    IV. HẠCH TOÁN KHẤU HAO TSCĐ. 29

    1. Khái niệm về hao mòn và khấu hao. 29

    2. Các phương pháp xác định giá trị hao mòn TSCĐ và phương pháp tính khấu hao TSCĐ 31

    V. HẠCH TOÁN SỬA CHỮA TÀI SẢN CỐ ĐỊNH. 37

    1. Đặc điểm sửa chữa tài sản cố định 37

    2. Nội dung hạch toán sửa chữa nhỏ. 37

    3. Nội dung hạch toán sửa chữa lớn TSCĐ. 37

    VI. KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ LẠI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 39

    1. Kiểm tra tài sản cố định 39

    2. Tính giá lại TSCĐ 41

    VII. TỔ CHỨC HỆ THỐNG SỔ HẠCH TOÁN TSCĐ. 42

    1. Hạch toán chi tiết TSCĐ 42

    2. Hạch toán tổng hợp tài sản cố định 45

    VIII. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRANG BỊ VÀ SỬ DỤNG TSCĐ 48

    1. Hệ thống chỉ tiêu phân tích 48

    2. Nội dung phân tích 48

    3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định 49

    PHẦN II 50

    THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN VÀ QUẢN LÝ TSCĐ TẠI CÔNG TY THỰC PHẨM MIỀN BẮC 50

    I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY THỰC PHẨM MIỀN BẮC. 50

    1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 50

    2. Chức năng và nhiệm vụ hoạt động kinh doanh của Công ty thực phẩm miền Bắc 51

    3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty 53

    4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và sổ sách kế toán. 54

    5. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và sổ sách kế toán. 55

    II. TRỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY THỰC PHẨM MIỀN BẮC 59

    II. TRỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY THỰC PHẨM MIỀN BẮC 60

    1. Đặc điểm TSCĐ của công ty thực phẩm Miền Bắc. 60

    2. Thực tế hạch toán tài sản cố định tại công ty thực phẩm Miền Bắc. 60

    PHẦN III 73

    PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ QUẢN LÝ TSCĐ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TẠI CÔNG TY THỰC PHẨM MIỀN BẮC 73

    I. NHỮNG NHẬN XÉT KHÁI QUÁT VỀ KẾ TOÁN TSCĐ Ở CÔNG TY THỰC PHẨM MIỀN BẮC 73

    II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ TIẾP TỤC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ 75

    III. MỘT SỐ Ý KIẾN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN VÀ QUẢN LÝ TSCĐ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QỦA SỬ DỤNG Ở CÔNG TY THỰC PHẨM MIỀN BẮC 76

    1. Áp dụng tin học trong hạch toán kế toán 76

    2. Tăng cường công tác bảo quản tài sản cố định 76

    3. Thực hiện đúng chế độ kế toán 76

    KẾT LUẬN 78

    MỤC LỤC 79

    [/TD]

    [/TR]

    [/TABLE]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...