Luận Văn Tổ chức hạch toán lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu tại Tổng Công ty Rau quả VN

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU


    Ngày nay trên thế giới không có bất kỳ nước nào có đủ tiềm lực kinh tế để có thể tự cung tự cấp. Do vậy, nhu cầu của dân chúng trong nước cũng như nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của nước đó cũng không được đáp ứng đầy đủ. Chính nguyên nhân này đã dẫn đến các hoạt động trao đổi buôn bán giữa các quốc gia với nhau nhằm bù đắp những gì mà mình thiếu hụt và phát triển những thế mạnh mà mình có. Vì vậy, xuất khẩu đã trở thành một hoạt động thương mại cực kỳ quan trọng đối với mỗi quốc gia trên thế giới. Nó cho phép các quốc gia khai thác được lợi thế của mình trong phân công lao động quốc tế, tạo nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho đất nước.

    Đối với Việt Nam, hoạt động xuất khẩu có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, tạo tiền đề vững chắc để công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Từ đặc điểm nền kinh tế là một nước nông nghiệp và có tiềm năng lớn về sản xuất các loại rau quả nhiệt đới, Việt Nam đã xác định đây là nguồn lợi có giá trị to lớn của đất nước, có thể đáp ứng nhu cầu thiết yếu ngày càng phát triển cua người tiêu dùng. Do vậy, phát triển sản xuất rau quả gắn với công nghiệp chế biến, phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu đã trở thành một trong những mục tiêu phát triển của nền kinh tế đất nước.

    Thời gian qua, ngành rau quả tuy đã có những bước phảt triển đáng kể nhưng tốc độ còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước, trình đọ sản xuất, năng suất, sản lượng, chất lượng còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Vậy làm thế nào để phát huy được lợi thế và khắc phục các hạn chế để đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu mặt hàng rau quả Việt Nam?

    Bằng những nhận thức của mình sau gần 4 năm học đại học và đợt thực tập tìm hiểu tại Tổng công ty rau quả Việt Nam, em mong muốn đóng góp một phần kiến thức nhỏ bé của mình nhằm tìm ra một giải pháp tốt hơn cho hoạt động xuất khẩu rau quả ở nước ta và đó cũng chính là lý do em quyết định chọn đề tài: Tổ chức hạch toán lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu tại Tổng công ty rau quả Việt Nam.

    Với thời gian hoạt động thực tế còn ít, tài liệu tổng kết và thống kê kinh tế chưa đầy đủ, kinh nghiệm công tác và sự hiểu biết bản thân chưa nhiều nên bài viết không khỏi thiếu sót. Em mong rằng sẽ nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn.

    Qua đây em xin cảm ơn thầy giáo Đậu Ngọc Châu, cùng các bác, các cô chú làm việc tại Tổng công ty rau quả Việt Nam đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.

    Kết cấu đề tài gồm những phần chính sau:

    Phần thứ nhất: Những lý luận chung về hạch toán lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu.

    Phần thứ hai: Tình hình kinh doanh nhập khẩu của Tổng công ty rau quả Việt Nam.

    Phần thứ ba: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện quá trình lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu tại Tổng công ty rau quả Việt Nam.














    PHẦN I

    NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HẠCH TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU


    I. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ NGHIỆP VỤ XUẤT KHẨU

    1. Lưu chuyển hàng hóa xuất khẩu

    Xuất nhập khẩu hàng hoá là hoạt động kinh doanh giữa hai hay nhiều quốc gia. Đây là một phần của lĩnh vực lưu thông hàng hoá, là chiếc cầu nối liền giữa sản xuất và tiêu dùng với chức năng lưu thông hàng hoá giữa trong và ngoài nước. Ngày nay, trong nền kinh tế mở, xuất nhập khẩu là hoạt đông kinh tế quốc tế cơ bản của một quốc gia, mở ra những giao dịch quốc tế và tạo nguồn thu chi ngoại tệ chủ yếu cho mỗi nước.

    Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, quá trình lưu chuyển hàng hóa xuất khẩu là một khâu rất quan trọng vì đây là quá trình bán hàng hoá ra nước ngoài và thu ngoại tệ về trong nước. Quá trình lưu chuyển hàng xuất khẩu được bắt đầu từ khâu tổ chức nguồn hàng và kết thúc bằng việc bán hàng ra nước ngoài. Nguồn hàng chủ yếu để xuất khẩu là do thu mua trong nước ở các địa phương có mặt hàng xuất khẩu. Thu mua, khai thác hàng xuất khẩu là khâu quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu vì có nguồn hàng thu mua thì mới có nguồn hàng để xuất khẩu. Do đó, để quá trình xuất khẩu hàng hoá được tiến hành thuận lợi và có hiệu quả cao đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ nguồn hàng, mặt hàng cần thu mua để xuất khẩu, từ đó lựa chọn nguồn hàng và tổ chức quá trình thu mua sao cho chất lượng hàng là cao nhất với chi phí hợp lý nhất.

    Tiếp sau quá trình mua hàng là quá trình xuất khẩu hàng ra nước ngoài. Để tổ chức tốt khâu này, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kỹ thị trường xuất khẩu. Dựa vào kết quả nghiên cứu, doanh nghiệp cần phải xác định được mặt hàng định kinh doanh là gì, phẩm chất, quy cách, nhãn hiệu hàng hoá đó như thế nào và số lượng hàng xuất khẩu để đạt được mục đích tối đa là bao nhiêu.

    Doanh nghiệp tiến hành bán hàng hoá ra nước ngoài thông qua các phương thức giao dịch. Doanh nghiệp có thể lựa chọn các phương thức giao dichk trực tiếp, giao dịch trung gian hay giao dịch qua thư từ điện tín. Việc lựa chọn phương thức giao dịch nào là tuỳ thuộc vào nội dung và mức độ quan trọng của công việc. Đối tượng giao dịch phải là những khách hàng phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của đơn vị, có khả năng về tài chính và có cơ sở vật chất đảm bảo uy tín trong kinh doanh.

    Ngoài ra, một số doanh nghiệp cũng có thể xuất khẩu hộ hàng hoá cho một số dơn vị được Nhà nước cấp giấy phép xuất nhập khẩu nhưng chưa có đủ điều kiện để ký kết hợp đồng kinh tế với nước ngoài.

    2. Vai trò của xuất khẩu hàng hoá với việc phát triển kinh tế ở nước ta.

    Xuất khẩu là hoạt động tích cực trong doanh nghiệp, là phương tiện thúc đẩy nền sản xuất trong nước ngày càng phát triển. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, xuất khẩu là nhiệm vụ chiến lược, là phương tiện quyết định để tạo ra tiền đề vật chất xây dựng và phát triển kinh tế. Mặt khác, xuất khẩu là phương tiện giúp nền sản xuất nước ta tham gia vào sự phân công lao động quốc tế. Do đó, xuất khẩu đóng vai trò hết sức quan trọng. Điều này được thể hiện:

    Xuất khẩu nhằm tạo nguồn ngoại tệ chủ yếu đáp ứng nhu cầu nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

    Xuất khẩu góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển, đặc biệt là ngành sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu.

    Xuất khẩu là một mũi nhọn quan trọng của kinh tế đối ngoại, là một trong ba chương trình kinh tế lớn do Đại hội Đảng VI đã vạch ra.

    Xuất khẩu góp phần tích cực vào việc giải quyết việc làm cho người lao động và cải thiện đời sống người dân.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...