Thạc Sĩ Tổ chức hạch toán CPSX & tính giá thành sản phẩm tại công ty Đá quý Việt Nhật

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu


    Một nền kinh tế muốn có sự phát triển thì tất yếu phải thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh. Để có thể tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải sản xuất ra các sản phẩm có khả năng chiến thắng trong môi trường cạnh tranh đó. Sức cạnh tranh được quyết định bởi hai điều kiện tiên quyết là chất lượng và giá thành sản phẩm. Để có sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ ngoài một số nhân tố khác, doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện được thông qua hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
    Như vậy với bất kỳ một doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giữ vai trò hết sức quan trọng. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm không chỉ có nhiệm vụ cung cấp thông tin cho các nhà quản trị trong việc ra quyết định mà thông qua đó doanh nghiệp có thể giảm bớt chi phí sản xuất góp phần giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
    Trong thời gian thực tập tại công ty Đá Quý Việt Nhật, được tìm hiểu về thực trạng sản xuất của công ty, hoạt động của bộ máy kế toán , kết hợp với kiến thức của bản thân tôi đã nhận thức rõ vị trí, vai trò cũng như những nét đặc thù của hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty. Bên cạnh những ưu điểm thì công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Đá Quý Việt Nhật còn tồn tại những hạn chế phải khắc phục. Chính vì vậy tôi chọn đề tài luận văn là " Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Đá Quý Việt Nhật".
    Từ những vấn đề lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được nghiên cứu, phải xem xét sự vận dụng vào thực tế tại công ty Đá Quý Việt Nhật như thế nào? Việc vận dụng đó có những ưu điểm và tồn tại gì? Trên cơ sở đó đưa ra phương hướng, giải pháp cụ thể khắc phục những tồn tại để hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Đá Quý Việt Nhật. Đó chính là mục đích của chuyên đề thực tập.

    Ngoài lời mở đầu và kết luận luận văn có kết cấu như sau:

    Phần I: Một số vấn đề lý luận cơ bản về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất.
    Phần II: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Đá Quý Việt Nhật.
    Phần III: Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Đá Quý Việt Nhật.

    Mặc dù đã rất cố gắng song do thời gian, trình độ kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn hẹp, nên bài viết không tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong được sự chỉ bảo, góp ý kiến của thầy cô giáo cũng như các cán bộ phòng Kế toán Công ty Đá Quý Việt Nhật để bài viết được hoàn thiện hơn.
    Tôi xin chân thành cảm ơn !

    phần I

    Một số vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất

    I. CHI PHÍ SẢN XUẤT, GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

    1.1 Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất

    1.1.1 Bản chất chi phí sản xuất

    Quá trình sản xuất tạo ra của cải vật chất phục vụ cho con người là một quá trình luôn gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Quá trình sản xuất chính là quá trình kết hợp và tiêu hao các yếu tố cơ bản: tư liệu lao động, đối tượng lao động và lao động sống. Do vậy khi tiến hành sản xuất, tương ứng với việc sử dụng các yếu tố cơ bản là sự hình thành nên các chi phí sản xuất để tạo ra giá trị sản phẩm sản xuất.
    Tuy nhiên để hiểu rõ được bản chất, nội dung kinh tế của chi phí sản xuất trước hết phải phân biệt được giữa chi phí và chi tiêu.
    Chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá cần thiết phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp phải chi ra trong một kỳ kinh doanh. Do vậy chi phí của kỳ hạch toán chỉ bao gồm những hao phí về lao động và tài sản có liên quan đến khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ chứ không phải mọi khoản chi ra trong kỳ. Ngược lại chi tiêu là sự giảm đi đơn thuần các loại vật tư, tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp cho bất kỳ các mục đích như chi tiêu cho quá trình cung cấp, chi tiêu cho quá trình sản xuất, chi tiêu cho quá trình tiêu thụ.
    Chi phí và chi tiêu không chỉ khác nhau về lượng mà còn khác nhau về thời gian. Có những khoản chi tiêu kỳ này nhưng tính vào chi phí kỳ sau, ngược lại có những khoản tính vào chi phí kỳ này nhưng thực tế chưa chi tiêu.
    Do vậy chi phí và chi tiêu là hai khái niệm khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chi tiêu là cơ sở phát sinh của chi phí , không có chi tiêu thì không có chi phí . Tuy nhiên nội dung của hai khái niệm này khác nhau do đặc điểm, tính chất vận động và phương thức dịch chuyển giá trị của từng loại tài sản vào quá trình sản xuất và yêu cầu hạch toán của chúng.
    Như vậy qua khái niệm chi phí và chi tiêu là cơ sở để đưa ra khái niệm chi phí sản xuất.
    Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định.




    1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất

    Chi phí sản xuất của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại có nội dung kinh tế khác nhau, mục đích công dụng của chúng trong quá trình sản xuất cũng khác nhau. Do vậy để phục vụ cho công tác quản lý và hạch toán chi phí sản xuất, có thể tiến hành phân loại chi phí sản xuất theo nhiều tiêu thức khác nhau.
    Phân loại chi phí sản xuất là việc sắp xếp các loại chi phí sản xuất khác nhau vào từng nhóm theo những đặc trưng nhất định.

    Œ Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí

    Căn cứ vào tính chất, nội dung kinh tế toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ được chia làm 7 yếu tố:
     Yếu tố chi phí nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế . Sử dụng vào sản xuất (loại trừ giá trị không dùng hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi cùng với nhiên liệu, động lực).
    ₡ Yếu tố chi phí nhiên liệu, động lực: Bao gồm toàn bộ giá trị nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh (trừ số dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi).
    ƒ Yếu tố chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương: Bao gồm tổng số tiền lương và các khoản phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho công nhân viên chức.
    „ Yếu tố chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ: Bao gồm số trích cho các quỹ KPCĐ, BHXH, BHYT theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho công nhân viên chức.
    Yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong tổng số TSCĐ sử dụng cho sản xuất.
    † Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho sản xuất trong kỳ.
    ‡ Yếu tố chi phí khác bằng tiền: Bao gồm toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh vào các yếu tố tiêu dùng vào hoạt động sản xuất trong kỳ.
    Phân loại chi phí sản xuất theo cách này có tác dụng rất lớn trong việc xây dựng và phân tích vốn lưu động cũng như việc lập, kiểm tra và phân tích dự toán chi phí , là cơ sở để lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố ở bảng thuyết minh tài chính , cung cấp tài liệu tham khảo để lập kế hoạch cung ứng vật tư , kế hoạch quỹ lương.

     Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm

    Theo cách phân loại này, căn cứ vào mục đích và công dụng của chi phí trong sản xuất để chia ra các khoản mục chi phí khác nhau. Toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được chia làm 5 khoản mục chi phí :
     Khoản mục chi phí NVL trực tiếp: Bao gồm giá trị NVL chính, vật liệu phụ, nhiên liệu được xuất trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm, thực hiện dịch vụ.
    ₡ Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương chính, luơng phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện lao dịch vụ cùng với các khoản trích cho các quỹ BHXH, BHYT, KHCĐ theo tỷ lệ quy định.
    ƒ Khoản mục chi phí sản xuất chung: Bao gồm những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau chi phí NVL trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp .
    „ Khoản mục chi phí bán hàng: Bao gồm những chi phí doanh nghiệp chi ra có liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ.
    Khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp : Bao gồm những chi phí doanh nghiệp chi ra có liên quan đến quản trị kinh doanh và quản lý hành chính của doanh nghiệp .
    Trong các khoản mục trên, ba khoản mục đầu có tác dụng để tính giá thành sản phẩm sản xuất, cả năm khoản mục chi phí trên đều có tác dụng để tính giá thành toàn bộ của sản phẩm.
    Việc phân loại chi phí sản xuất theo cánh này có tác dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý chi phí sản xuất theo định mức, cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản phẩm, phân tích tình hình thực tiện kế hoạch giá thành, là tài liệu tham khảo để lập định mức chi phí sản xuất và lập kế hoạch giá thành sản phẩm cho kỳ sau.

    Ž Phân loại chi phí sản xuất theo quan hệ của chi phí với khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành.

    Căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với khối lượng sản phẩm công việc, lao vụ hoàn thành sản xuất trong kỳ, chi phí sản xuất được chia làm hai loại:
     Chi phí khả biến: Là những chi phí thay đổi về tổng số, về tỷ lệ so với khối lượng công việc hoàn thành: chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp . tuy nhiên chi phí khả biến trên một đơn vị sản phẩm có tính chất cố định.
    ₡ Chi phí cố định: Là những chi phí không thay đổi về tổng số so với khối lượng công việc hoàn thành: Chi phí khấu hao TSCĐ . Tuy nhiên chi phí cố định tính cho một đơn vị sản phẩm thì lại biến đổi nếu số lượng sản phẩm thay đổi.
    Việc phân loại chi phí sản xuất theo cánh này có tác dụng rất lớn đối với quản trị kinh doanh, phân tích điểm hoà vốn và phục vụ cho việc ra quyết định quản lý cần thiết để hạ giá thành, tăng hiệu quả kinh doanh.

     Phân loại chi phí sản xuất theo quan hệ của chi phí với đối tượng chịu chi phí

    Căn cứ vào phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và mối quan hệ của chi phí sản xuất với đối tượng chịu chi phí , chi phí sản xuất được chia làm hai loại:
     Chi phí trực tiếp: Là những khoản chi phí chi ra có liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ. Những chi phí này kế toán có thể căn cứ vào số liệu từ chứng từ kế toán để ghi trực tiếp cho đối tượng chịu chi phí .
    ₡ Chi phí gián tiếp: Là những khoản chi phí chi ra có liên quan đến nhiều đối tượng mà không thể tách riêng cho bất kỳ đối tượng nào. Do vậy đối với những chi phí này kế toán phải tiến hành phân bổ cho các đối tượng có liên quan theo các tiêu thức thích hợp.
    Cách phân loại này có ý nghĩa đối với việc xác định phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí cho các đối tượng một cách đúng đắn, hợp lý.
     
Đang tải...