Luận Văn Tổ chức hạch toán các nghiệp vụ tiêu thụ Hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty thương

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài : Tổ chức hạch toán các nghiệp vụ tiêu thụ Hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty thương mại và dich vụ tổng hợp Hà Nội



    Thông tin chi tiết​


    Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp trong nước đã và đang có những bước phát triển mạnh mẽ cả về hình thức, quy mô và lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh.

    Cùng với sự đi lên của đất nước quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng mở rộng và nâng cao. Mọi doanh nghiệp dù kinh doanh các mặt hàng khác nhau theo bất kỳ hình thức nào cũng đều phải quan tâm đến hiệu quả kinh tế. Đó là điều kiện cơ bản để doanh nghiệp tồn tại và phát triển.

    Nhưng vấn đề quan trọng là làm thế nào để đạt tối đa hiệu quả kinh doanh. Một trong những điều kiện để đạt được hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh nhất là đối với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại đó là tổ chức tốt khâu tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá. Do đó quá trình tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả có vị trí đặc biệt quan trọng, nó có ảnh hưởng không nhỏ đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp .

    Bán hàng và xác định kết quả là vấn đề thường xuyên được đặt ra đối với các doanh nghiệp thương mại, đặc biệt là trong điều kiện hiện nay khi mà nền kinh tế nước ta sang một giai đoạn mới: xoá bỏ cơ chế tập trung bao cấp để chuyển sang nền kinh tế mở cửa vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Sự chuển đổi này đã ảnh hưởng rõ rệt đến hoạt động kinh tế cũng như các hoạt động khác của xã hội vì trong cơ chế mới các doanh nghiệp đều được bình đẳng cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật. Để có thể tồn tại được trong môi trường cạnh tranh doanh nghiệp phải tổ chức tốt nghiệp vụ tiêu thụ, đó là khâu quyết định trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp . Có tiêu thụ được hàng hoá doanh nghiệp mới đảm bảo thu hồi vốn bù đắp các chi phí bỏ ra và xác định đúng kết quả tiêu thụ sẽ giúp doanh nghiệp tồn tại, phát triển vững chắc. Thực tiễn nền kinh tế quốc dân đã và đang cho chúng ta thấy rõ điều đó.

    Bằng những kiến thức đã tiếp thu được ở trường Đại học qua các môn học như: Kinh tế chính trị học, Triết học Mac-Lênin, Lịch sử các học thuyết kinh tế, Marketing, Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp .và qua tham khảo một số tài liệu khác cùng với việc thông qua qúa trình tìm hiểu thực tế tại đơn vị thực tập (Servico Hanoi) em thấy công tác tổ chức hạch toán các nghiệp vụ tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá giữ vai trò rất quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp . Do đó em đã chọn đề tài: “Tổ chức hạch toán các nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh tại công ty Thương mại và Dịch vụ tổng hợp Hà nội” để làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.

    Em xin chân thành cảm ơn cô Trần Nam Thanh (Giáo viên hướng dẫn) cùng toàn thể nhân viên phòng kế toán và các phòng ban khác trong công ty Servico Hanoi đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.



    Nội dung chuyên đề gồm 3 phần:


    Phần I : Lí luận chung về tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ.


    Phần II: Thực trạng và phương hướng hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán các nghiệp vụ tiêu thụ và xác định kết quả tại Servico Hanoi.


    Phần III: Một số nhận xét và kiến nghị






    Hà nội ngày 30-3-2002





    PHẦN I

    LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ

    VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ



    I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QỦA TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI.

    1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh thương mại.

    Nền kinh tế nước ta là một tổng thể thống nhất, bao gồm nhiều ngành nghề và mỗi ngành thực hiện một chức năng nhất định trong đó thương mại và dịch vụ là một trong những ngành kinh tế rất quan trọng, nó chiếm tỉ trọng không nhỏ trong nền kinh tế quốc dân và đang có chiều hướng gia tăng.

    Trong lí luận của mình Mac đã chỉ ra rằng do sự phân công lao động xã hội đã hình thành các nghành trong nền kinh tế quốc dân.Chuyên môn hoá sản xuất đã làm tăng thêm lực lượng sản xuất xã hội và là một trong những động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế và tiến bộ khoa học kỹ thuật. Yếu tố chuyên môn hoá sản xuất đã đặt ra sự cần thiết phải trao đổi các sản phẩm giữa người sản xuất và người tiêu dùng, mối quan hệ trao đổi đó chính là sự lưu thông hàng hoá. Qúa trình lưu thông hàng hoá bằng quan hệ trao đổi trực tiếp giữa người sản xuất với ngươi tiêu dùng và cả trong việc thực hiện những hoạt động mua và bán giữa họ với nhau là lao động cần thiết và có ích cho xã hội. Tuy nhiên nếu như mọi chức năng lưu thông đều do người sản xuất và người tiêu dùng thực hiện thì việc chuyển hoá lao động xã hội sẽ bị hạn chế, năng xuất lao động thấp, hiệu quả lao động không cao .vì vậy đã thúc đẩy sự ra đời của ngành lưu thông hàng hoá.

    Có thể định nghĩa hoạt động kinh doanh thương mại là hoạt động lưu thông phân phối hàng hoá trên thị trường giữa người sản xuất và người tiêu dùng với chức năng chủ yếu là mua bán, trao đổi hàng hoá phục vụ cho sản xuất và đời sống. Hoạt động kinh doanh thương mại thường bao gồm: các hoạt động kinh doanh vật tư, lương thực, dược phẩm . các hoạt động kinh doanh thương mại trong nước và hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.

    Hoạt động kinh doanh thương mại có các đặc điểm chủ yếu sau đây:

    a. Đặc điểm về nghành hàng.

    Đối tượng kinh doanh thương mại là các loại hàng như: Mặt hàng công nghệ phẩm do các doanh nghiệp công nghiệp sản xuất có xu hướng vận động từ tập trung đến phân tán, mặt hàng nông lâm sản, thực phẩm có xu hướng vận động từ phân tán đến tập trung do đó thường phát sinh chi phí vận chuyển, sơ chế, bảo quản cao hơn so với mặt hàng công nghệ phẩm, mặt hàng vật tư, thiết bị .

    b. Đặc điểm về khâu kinh doanh.

    Quá trình lưu chuyển hàng hoá được thực hiện theo hai phương thức bán buôn và bán lẻ trong đó bán buôn là bán hàng hoá cho các tổ chức bán lẻ hoặc đơn vị xuất khẩu để tiếp tục quá trình lưu chuyển của hàng hoá với số lượng lớn. Đặc trưng của hàng hoá trong khâu bán buôn là hàng hoá chưa đến tay người tiêu dùng nó vẫn còn trong lĩnh vực lưu thông. Trong khâu bán lẻ lượng hàng hoá tham gia lưu chuyển bé để sản xuất và tiêu dùng trực tiếp đặc trưng của hàng hoá trong khâu bán lẻ là hàng hoá đã đến tận tay người tiêu dùng cuối cùng.

    c. Đặc điểm về tổ chức kinh doanh thương mại.

    Hoạt động kinh doanh thương mại có thể theo một trong các mô hình bán buôn hoặc bán lẻ, chuyên doanh hoặc kinh doanh tổng hợp, hoặc chuyên làm nhiệm vụ môi giới chào hàng với các quy mô tổ chức theo quầy hàng, cửa hàng, Công ty hay Tổng Công ty.

    Trong kinh doanh thương mại nói chung cần căn cứ vào đặc điểm quan hệ thương mại và thế kinh doanh với các bạn hàng để có phương thức giao dịch phù hợp đem lại lợi ích cao nh.ất cho đơn vị. Do đó kế toán lưu chuyển hàng hoá trong các đơn vị thương mại cần thực hiện đủ các nhiệm vụ để cung cấp thông tin cho người quản lý ra quyết định hữu hiệu:

    Ghi chép số lượng chủng loại và giá phí chi mua hàng theo chứng từ dã lập trên hệ thống sổ thích hợp.

    Phân bbổ hợp lý chi phí mua hàng cho số hàng đã bán và tồn cuối kỳ.

    Phản ánh kịp thời khối lượng hàng bán , ghi nhận doanh thu bán hàng và các chỉ tiêu liên quan khác (Giá vốn, doanh thu thuần .)

    Quản lý chặt chẽ tình hình biến động của kho hang hoá, xử lý hàng ứ đọng

    Lựa chọn phương pháp và xác định đúng giá vốn hàng bán để tính đúng chỉ tiêu lãi gộp.

    Xác định kết quả bán hàng để thực hiện chế độ báo cáo hàng hoá, báo cáo bán hàng.

    Theo dõi và thanh toán kịp thời cho nhà cung cấp và khách hàng.

    2. Khái niệm về tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả.

    2.1. Khái niệm tiêu thụ hàng hoá.

    Tiêu thụ có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau song có thể hiểu bán hàng là quá trình các doanh nghiệp thực hiện việc chuyển hoá vốn sản xuất kinh
     
Đang tải...