Báo Cáo Tổ chức giao thông kết nối tuần Metro số 2

Thảo luận trong 'Giao Thông - Cầu Đường' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 9/12/14.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    GIỚI THIỆU

    1.1.Đặt vấn đề
    Theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau 2020, hệ thống đường sắt đô thị được quy hoạch đầu tư xây dựng 6 tuyến metro xuyên tâm và vành khuyên nối các trung tâm thành phố và 03 tuyến xe điện mặt đất hoặc monorail.
    Cũng theo quy hoạch tổng thể giao thông đô thị TP.HCM năm 2020 đã đưa ra các định hướng phát triển cho giao thông vận tải của thành phố ,với những chính sách nhằm ưu tiên phát triển hệ thống giao thông công cộng với mục tiêu dự kiến tăng tỉ lệ người dân sử dụng phương tiện công cộng là 40 ~ 50% vào năm 2025 so với hiện nay là khoảng 5%. Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi phải có sự tích hợp hài hòa,hợp lí giữa các phương thức vận tải hành khách công cộng mà trong đó hệ thống đường sắt đô thị là mắt xích quan trọng nhất
    Tuyến tàu điện ngầm số 2 thành phố Hồ Chí Minh, tuyến Bến Thành – Tham Lương đi qua các quận 1, 3, 10, 12, Tân Bình, Tân Phú, bao gồm 10 nhà ga ngầm và 1 nhà ga trên cao. Sau khi tuyến tàu điện ngầm số 2 hoạt động, hệ thống tuyến xe buýt dọc tuyến và đi ngang tuyến sẽ đóng vai trò hỗ trợ, thu gom hành khách cho tuyến metro số 2. Việc xác định và hợp lý hóa hướng tuyến xe buýt cùng với các biện pháp kết nối với các nhà ga là cần thiết để đảm bảo hiệu quả hoạt động của tuyến tàu điện ngầm số 2 nói riêng và hệ thống vận tải hành khách công cộng của thành phố nói chung.
    1.2.Mục tiêu của đồ án
    Nghiên cứu, tổ chức giao thông công cộng trong phạm vi sáu quận 1,3,10,12,Tân Bình,Tân Phú mà tuyến tàu điện ngầm số 2 đi qua nhằm hỗ trợ khả năng kết nối mạng lưới xe buýt với tuyến tàu điện ngầm số 2 và thu hút hành khách,người dân đang sử dụng phương tiện cá nhân sang sử dụng các phương tiện vận tải hành khách công cộng.
    1.3. Nội dung và phạm vi nghiên cứu đề tài
    Đồ án tập trung vào hai nội dung chính sau:
    - Phân tích và đánh giá kinh tế, xã hội, hạ tầng giao thông, kế hoạch phát triển,các quy hoạch liên quan để xác định các mặt hạn chế và yêu cầu đặt ra với tổ chức giao thông công cộng trong phạm vi nghiên cứu
    - Nghiên cứu, đề xuất các khả năng kết nối của tuyến tàu điện ngầm số 2 với mạng lưới xe buýt hiện hữu

    1.4. Phương pháp nghiên cứu
    Đồ án sẽ được thực hiện bằng các phương pháp sau
    - Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, khảo sát thực tế, điều tra xã hội học để thực hiện nội dung 1
    - Phương pháp phân tích, đánh giá để thực hiện nội dung 2

    MỤC LỤC
    CHƯƠNG 1 1
    1.1.Đặt vấn đề 1
    1.2.Mục tiêu của đồ án 1
    1.3. Nội dung và phạm vi nghiên cứu đề tài 1
    1.4. Phương pháp nghiên cứu 2
    CHƯƠNG 2 3
    2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội 3
    2.1.1 Vị trí địa lý 3
    2.1.2. Địa hình 3
    2.1.3. Khí hậu 3
    2.1.4. Dân số 4
    2.1.5. Kinh tế, xã hội 4
    2.2. Phương tiện giao thông 5
    2.3. Cơ sở hạ tầng giao thông 5
    2.3.1.Mạng lưới đường bộ 5
    2.3.2. Bãi đậu xe 7
    2.3.3. Bến xe 8
    CHƯƠNG 3 9
    3.1. Vị trí 9
    3.2. Tình hình thực hiện 9
    3.3.Quy mô dự án 10
    3.4.Công trình nhà ga 11
    3.5. Kết nối giao thông quanh nhà ga 12
    3.5.1. Ga Tao Đàn 12
    3.5.2. Ga Dân Chủ 13
    3.5.3. Ga Bảy Hiền 14
    3.5.4. Ga Hòa Hưng và ga Lê Thị Riêng 14
    3.5.5. Ga Phạm Văn Hai 15
    3.5.6. Ga Nguyễn Hồng Đào 16
    3.5.7. Ga Bà Quẹo 17
    3.5.8. Ga Phạm Văn Bạch 18
    3.5.9. Ga Tân Bình 18
    3.6. Đánh giá, nhận xét 19
    CHƯƠNG 4 20
    4.1. Quy hoạch 20
    4.1.1. Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 20
    4.1.2. Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 22
    4.2. Nghiên cứu, dự án liên quan 24
    4.2.1. Quy hoạch tổng thể và nghiên cứu khả thi về giao thông vận tải đô thị khu vực TP. Hồ Chí Minh (Houtrans) 24
    4.2.2. Quy hoạch phát triển vận tải hành khách công cộng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 25
    4.2.3. Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 27
    4.2.4. Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 3a và 3b 27
    4.2.5. Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 4 28
    4.2.6. Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 5 30
    4.2.7. Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 6 31
    CHƯƠNG 5 33
    5.1. Mục đích khảo sát 33
    5.2. Phương pháp khảo sát 33
    5.3. Nhận xét, đánh giá 33
    5.3.1.Đối tượng hành khách tiềm năng 33
    5.3.2. Khu vực xuất phát chuyến đi 35
    5.3.3. Phương tiện vận chuyển hàng ngày 36
    5.3.4. Dịch vụ xe buýt 36
    5.3.5. Khả năng tiếp cận dịch vụ xe buýt 37
    5.3.6. Thông tin về tuyến tàu điện ngầm số 2 38
    CHƯƠNG 6 40
    6.1. Mạng lưới xe buýt hiện hữu 40
    6.1.1. Các tuyến buýt qua khu vực nghiên cứu 40
    6.1.2. Hệ thống nhà chờ xe buýt xung quanh nhà ga dự kiến 42
    6.1.3. Đánh giá, nhận xét 42
    6.2. Các loại hình kết nối 43
    6.3. Phạm vi tổ chức kết nối 46
    6.4. Phương án điều chỉnh tổng thể 48
    6.5. Phương án điều chỉnh cụ thể 50
    6.5.1. Ga Dân Chủ 50
    6.5.2. Ga Hòa Hưng 51
    6.5.3. Ga Lê Thị Riêng 52
    6.5.4. Ga Phạm Văn Hai 54
    6.6. Nhận xét 58
    6.7. Kiến nghị đề xuất 59
    CHƯƠNG 7 60
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
    A) Các tài liệu tham khảo và các nghiên cứu liên quan 61
    B) Các website tham khảo 61
    PHỤ LỤC 62
    PHỤ LỤC 1 63
    PHỤ LỤC 2 65
    PHỤ LỤC 3 67
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...