Thạc Sĩ Tổ chức giáo dục môi trường cho học sinh trung học phổ thông, thông qua khảo sát thực trạng ô nhiễm

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 11/11/15.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Thế giới đang bước vào thiên niên kỷ mới, cuộc sống đang phát triển ngày càng hiện đại, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, đối lập với nó là tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng diễn biến phức tạp. Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề không chỉ của riêng một quốc gia nào, một vùng lãnh thổ nào, mà ở khắp nơi, cả ở nông thôn, thành thị, miền núi và miền biển. Nằm trong bối cảnh chung môi trường ở Việt Nam đang xuống cấp nhiều nơi bị huỷ hoại nghiêm trọng, mất cân bằng sinh thái, cạn kiệt nguồn tài nguyên, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sự phát triển bền vững đất nước. Tại tỉnh Thái Bình, trong những năm vừa qua đã có sự đầu tư phát triển kinh tế trên nhiều lĩnh vực tạo ra sự chuyển biến căn bản trong cơ cấu kinh tế. Trong đó cơ cấu kinh tế công nghiệp, dịch vụ có sự gia tăng đáng kể, tại các vùng nông thôn trong phong trào xây dựng nông thôn mới làm cho bộ mặt nông thôn có sự thay đổi quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa xã hội. Tuy nhiên sự phát triển kinh tế chưa gắn với các hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. Đặc biệt là sự hình thành các khu cụm công nghiệp, các cụm làng nghề phát triển tương đối nhanh gây nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước và môi trường sinh thái Để BVMT, con người đã, đang và sẽ phải thực hiện hàng loạt các biện pháp khác nhau, trong đó có biện pháp GDMT. GDMT được xem là biện pháp có hiệu quả cao vì nó giúp con người có nhận thức và hành động đúng đắn trong việc khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và thực hiện các nhiệm vụ BVMT.
    Ở Việt Nam, công tác BVMT nói chung, giáo dục nâng cao ý thức BVMT nói riêng đã được Đảng, Nhà nước và các Bộ, ngành quan tâm từ nhiều năm nay và đã có những chủ trương, biện pháp giải quyết vấn đề môi trường trong thời kì CNH - HĐH đất nước. Điều này đã được thể hiện rất rõ trong nhiều văn bản của Đảng và Chính phủ.
    2
    Công văn 1320/CP-KG của Thủ tướng Chính phủ ngày 06/11/1998 về việc tổ chức triển khai thực hiện chỉ thị số 36/CT-TW giao cho Bộ Giáo dục & Đào tạo chủ trì và phối hợp với Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường; Bộ Kế hoạch và Đầu tư và một số Hội quần chúng xây dựng đề án “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” trình Chính phủ. Điều 107, Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2011 cũng đã nêu rõ: “Công dân Việt Nam được giáo dục toàn diện về môi trường nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức bảo vệ môi trường”, “Giáo dục về môi trường là một nội dung của chương trình chính khóa của các cấp học phổ thông”. [17] Quyết định số 373-QĐ/TTg ngày 23/3/2010 về việc phê duyệt đề án đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam. Quyết định số 1461/QĐ-BGD&ĐT về việc giao nhiệm vụ xây dựng và thực hiện đề án tăng cường công tác giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo vào chương trình giáo dục các cấp học và các trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2010 - 2015. Đối với hệ thống giáo dục Quốc dân trong khoảng hơn một thập niên, giáo dục BVMT đã bước đầu được thử nghiệm tại một số trường ở tất cả các bậc học: Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT, Cao đẳng, Đại học và Sau đại học. Tuy nhiên hoạt động giáo dục BVMT mới chỉ là những giải pháp tình thế, chưa có hệ thống, chưa được tổ chức quản lý một cách bài bản và chưa trở thành nhiệm vụ bắt buộc trong tất cả các bậc học. Do đó, chất lượng và hiệu quả của giáo dục BVMT còn thấp, chưa tương xứng với yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nhất là tổ chức các hình thức giáo dục môi trường thông qua hoạt động trải nghiệm: thăm quan thực địa, dã ngoại, tìm hiểu thực tiễn môi trường ở các địa phương chưa được thực hiện một cách có hiệu quả.
    Thái Bình là một tỉnh sớm quan tâm đến việc đưa giáo dục BVMT vào trường THPT. Dù chưa phải là môn học chính thức, nhưng với sự liên hệ, lồng ghép, tích hợp vào các môn học khác, thông qua các chương trình ngoại khóa, GDMT đã trở nên quen thuộc với các trường phổ thông. GDMT đã góp phần
    3
    nâng cao nhận thức, tạo sự chuyển biến cơ bản cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về BVMT. Phong trào xây dựng nhà trường xanh-sạch-đẹp, trường học thân thiện phát triển mạnh trong cả tỉnh. Tuy nhiên, so với yêu cầu đặt ra, công tác GDMT trong các trường THPT của tỉnh Thái Bình nói chung, huyện Đông Hưng nói riêng vẫn còn nhiều yếu tố cần hoàn thiện, nhất là yếu tố, tổ chức GDMT trong các trường THPT, thông qua các hoạt động thực tiễn tại các địa phương nơi học sinh cư trú. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài: "Tổ chức giáo dục môi trường cho học sinh trung học phổ thông, thông qua khảo sát thực trạng ô nhiễm ở làng nghề huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình".
    2. Mục đích nghiên cứu
    Nâng cao hiệu quả tổ chức các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trưởng cho học sinh THPT huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình, "Thông qua khảo sát thực trạng ô nhiễm ở làng nghề huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình".
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    - Khách thể nghiên cứu: Công tác tổ chức các hoạt động GDMT cho HS các trường THPT thông qua khảo sát thực trạng ô nhiễm môi trường. - Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp tổ chức giáo dục môi trường cho học sinh trung học phổ thông thông qua khảo sát thực trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Nghiên cứu lý luận về tổ chức giáo dục môi trường cho học sinh trung học phổ thông ở làng nghề huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. 4.2. Khảo sát ô nhiễm ở làng nghề huyện Đông Hưng và thực trạng giáo dục môi trường cho học sinh THPT ở huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. 4.3. Đề xuất các biện tổ chức giáo dục môi trường cho học sinh trung học phổ thông ở làng nghề huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.
    5. Phạm vi nghiên cứu
    Luận văn nghiên cứu về lĩnh vực hoạt động GDMT cho HS các trường THPT Huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình trong những năm gần đây.
    4
    6. Phương pháp nghiên cứu
    6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. Thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận có các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây: - Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu; - Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập. 6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài. Thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn có các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây: - Phương pháp quan sát - Phương pháp điều tra - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục - Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia - Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm. 6.3. Phương pháp toán thống kê Dùng các công thức toán học để xử lý các số liệu điều tra khảo sát làm minh chứng cho quá trình nghiên cứu.
    7. Cấu trúc của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận văn gồm 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận tổ chức giáo dục môi trường cho học sinh trung học phổ thông ở làng nghề. Chương 2: Khảo sát thực trạng ô nhiễm ở làng nghề và công tác tổ chức giáo dục môi trường cho học sinh THPT huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Chương 3: Biện pháp tổ chức giáo dục môi trường cho học sinh trung học phổ thông ở làng nghề huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.

    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN . i
    LỜI CẢM ƠN ii
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . iv
    DANH MỤC CÁC BẢNG v
    DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ vi
    MỞ ĐẦU . 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
    2. Mục đích nghiên cứu . 3
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu . 3
    5. Phạm vi nghiên cứu . 3
    6. Phương pháp nghiên cứu . 4
    7. Cấu trúc của luận văn 4
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN TỔ CHỨC GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH THPT Ở LÀNG NGHỀ . 5
    1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu . 5
    1.1.1. Nghiên cứu của thế giới về môi trường và giáo dục môi trường . 5
    1.1.2. Nghiên cứu của Việt Nam về môi trường, giáo dục môi trường . 6
    1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến môi trường, giáo dục môi trường cho học sinh THPT ở làng nghề 7
    1.2.1. Môi trường 7
    1.2.2. Ô nhiễm môi trường . 9
    1.2.3. Giáo dục môi trường . 10
    1.2.4. Học sinh trung học phổ thông 12
    1.2.5. Ô nhiễm làng nghề 15
    1.3. Tổ chức giáo dục môi trường cho học sinh THPT ở làng nghề 15
    1.3.1. Mục tiêu giáo dục môi trường cho học sinh THPT 15
    1.3.2. Nội dung giáo dục môi trường cho học sinh THPT . 17
    iv
    1.3.3. Phương pháp giáo dục môi trường cho học sinh THPT . 18
    1.3.4. Các hình thức tổ chức giáo dục môi trường cho học sinh THPT 20
    1.3.5. Giáo dục môi trường thông qua hoạt động kiểm tra, đánh giá . 22
    1.4. Tầm quan trọng của việc tổ chức giáo dục môi trường cho học sinh THPT . 23
    Kết luận chương 1 25
    Chương 2: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG Ô NHIỄM Ở LÀNG NGHỀ VÀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH THPT HUYỆN ĐÔNG HƯNG, TỈNH THÁI BÌNH . 26
    2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình 26
    2.2. Giáo dục THPT huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình . 27
    2.2.1. Quy mô trường lớp, số lượng học sinh . 27
    2.2.2. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý 27
    2.2.3. Chất lượng giáo dục toàn diện 28
    2.3. Khảo sát thực trạng ô nhiễm ở làng nghề . 30
    2.3.1. Khái quát về các làng nghề . 30
    2.3.2. Ô nhiễm ở các nhóm làng nghề 30
    2.3.3. Nhận thức của người dân về tầm quan trọng của môi trường 36
    2.4. Tổ chức giáo dục môi trường cho học sinh THPT ở làng nghề . 38
    2.4.1. Nhận thức của các cấp quản lý về giáo dục môi trường 38
    2.4.2. Nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường về giáo dục môi trường 39
    2.4.3. Nhận thức của đội ngũ giáo viên về giáo dục môi trường . 39
    2.4.4. Nhận thức của học sinh THPT về giáo dục môi trường . 40
    2.4.5. Thực trạng tổ chức giáo dục môi trường cho học sinh THPT 42
    2.5. Đánh giá chung về thực trạng tổ chức giáo dục môi trường cho học sinh THPT ở làng nghề 48
    2.5.1. Những ưu điểm . 48
    2.5.2. Những hạn chế 49
    2.5.3. Nguyên nhân của thực trạng . 49
    Kết luận chương 2 51
    v
    Chương 3: BIỆN PHÁP TỔ CHỨC GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở LÀNG NGHỀ HUYỆN ĐÔNG HƯNG, TỈNH THÁI BÌNH 52
    3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 52
    3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học 52
    3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn . 52
    3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 53
    3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 53
    3.2. Biện pháp tổ chức giáo dục môi trường cho học sinh trung học phổ thông ở làng nghề huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình . 54
    3.2.1. Nâng cao nhận thức đối với đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý về tầm quan trọng của việc tổ chức giáo dục môi trường cho học sinh ở làng nghề 54
    3.2.2. Xây dựng kế hoạch tổ chức giáo dục môi trường cho học sinh trung học phổ thông ở làng nghề 57
    3.2.3. Xây dựng nội dung giáo dục môi trường ở làng nghề cho học sinh trung học phổ thông 60
    3.2.4. Tổ chức giáo dục môi trường cho học sinh thông qua dạy học tích hợp, lồng ghép gắn với các hoạt động ở làng nghề . 62
    3.2.5. Tổ chức giáo dục môi trường thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 70
    3.2.6. Phối kết hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường tổ chức giáo dục môi trường cho học sinh ở làng nghề 74
    3.3. Mối quan hệ của các biện pháp đề xuất 78
    3.4. Thăm dò sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp . 79
    Kết luận chương 3 82
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 83
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 86
    PHỤ LỤC
     
Đang tải...