Thạc Sĩ Tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho thiếu nhi tại nhà thiếu nhi thành phố Thái Nguyên

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 1/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ii
    LỜI CẢM ƠN

    Đề tài “Tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho thiếu nhi tại Nhà thiếu nhi
    thành phố Thái Nguyên” là một nội dung của khoa học quản lý giáo dục
    nhưng là kết quả của quá trình nghiên cứu công phu của bản thân sau một
    thời gian được học tập, nghiên cứu tại - Trường Đại học sư phạm - Đại học
    Thái Nguyên.
    Có được kết quả này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới người
    hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Tính - người đã tận tụy giúp đỡ,
    chỉ dẫn tận tình cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
    thành luận văn này.
    Xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô trong Ban lãnh đạo Khoa Tâm lý giáo
    dục, Khoa Quản lý đào tạo sau đại học trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái
    Nguyên; các thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ và tạo điều kiện cho
    tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
    Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tâm, tận lực của Hội đồng khoa học
    trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
    và góp nhiều ý kiến quý báu cho bản luận văn này.
    Xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm của Ban lãnh đạo và toàn thể đồng
    nghiệp nơi tôi công tác đã tạo mọi điều kiện về tinh thần, vật chất, cung cấp
    thông tin khảo sát cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu đề tài. Dù đã có
    rất nhiều cố gắng, song có thể nói khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong
    tiếp tục nhận được sự chỉ dẫn, góp ý và giúp đỡ quý báu của các thầy giáo, cô
    giáo và các bạn đồng nghiệp.
    Thái Nguyên, ngày tháng năm 2015
    Tác giả luận văn



    Nguyễn Thị Thanh Mai iii
    MỤC LỤC


    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN ii
    MỤC LỤC . iii
    DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT . iv
    DANH MỤC BẢNG v
    MỞ ĐẦU . 1
    1. Lý do lựa chọn đề tài . 1
    2. Mục đích nghiên cứu . 2
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu . 2
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
    5. Phạm vi nghiên cứu . 3
    6. Giả thuyết khoa học . 3
    7. Các phương pháp nghiên cứu 3
    8. Cấu trúc luận văn . 4
    Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN TỔ CHỨC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
    CHO THIẾU NHI TẠI NHÀ THIẾU NHI THÀNH PHỐ . 5
    1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
    1.2. Các khái niệm công cụ của đề tài 8
    1.2.1. Kỹ năng sống . 8
    1.2.2. Giáo dục kỹ năng sống 13
    1.2.3. Tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho thiếu nhi . 14
    1.3. Những vấn đề cơ bản về giáo dục Kỹ năng sống cho Thiếu nhi 14
    1.3.1. Một số đặc điểm tâm lý của Thiếu nhi 14
    1.3.2. Ý nghĩa của giáo dục Kỹ năng sống cho Thiếu nhi 17
    1.3.3. Mục tiêu, nội dung giáo dục Kỹ năng sống cho thiếu nhi . 18
    1.3.4. Nguyên tắc, phương pháp giáo dục Kỹ năng sống cho Thiếu nhi 21 iv
    1.4 Tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho Thiếu nhi tại Nhà thiếu nhi
    thành phố 27
    1.4.1. Chức năng nhiệm vụ của Nhà thiếu nhi thành phố . 27
    1.4.2. Tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho thiếu nhi tại Nhà thiếu nhi
    thành phố . 28
    1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình tổ chức giáo dục KNS cho thiếu nhi
    tại Nhà thiếu nhi thành phố . 32
    1.5.1. Các yếu tố chủ quan 32
    1.5.2. Các yếu tố khách quan . 33
    Kết luận chương 1 34
    Chương 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
    CHO THIẾU NHI TẠI NHÀ THIẾU NHI THÀNH PHỐ
    THÁI NGUYÊN 36
    2.1. Khái quát về Nhà thiếu nhi Thành phố Thái Nguyên và tổ chức khảo sát . 36
    2.1.1. Vài nét về Nhà Thiếu nhi Thành phố Thái Nguyên 36
    2.1.2. Tổ chức khảo sát 37
    2.2. Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho Thiếu nhi tại Thành phố
    Thái Nguyên . 38
    2.2.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về giáo dục
    kỹ năng sống cho Thiếu nhi tại Thành phố Thái Nguyên 38
    2.2.2. Thực trạng nội dung giáo dục kỹ năng sống cho Thiếu nhi tại Thành
    phố Thái Nguyên . 41
    2.2.3. Thực trạng phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống
    cho thiếu nhi tại Thành phố Thái Nguyên . 46
    2.2.4. Thực trạng đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng sống cho Thiếu nhi
    tại Thành phố Thái Nguyên . 49
    2.3. Thực trạng tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho thiếu nhi tại Nhà thiếu
    nhi thành phố Thái Nguyên . 52 v
    2.3.1. Thực trạng lập kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho thiếu nhi tại
    Nhà thiếu nhi thành phố Thái Nguyên 52
    2.3.2. Thực trạng tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho thiếu nhi tại Nhà
    thiếu nhi thành phố Thái Nguyên 53
    2.3.3. Thực trạng chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho thiếu nhi tại Nhà
    thiếu nhi thành phố Thái Nguyên 55
    2.4. Đánh giá chung về thực trạng giáo dục và tổ chức giáo dục kỹ năng sống
    cho thiếu nhi tại Nhà thiếu nhi thành phố Thái Nguyên . 60
    Kết luận chương 2 62
    Chương 3. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
    CHO THIẾU NHI TẠI NHÀ THIẾU NHI THÀNH PHỐ
    THÁI NGUYÊN 63
    3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 63
    3.1.1. Đảm bảo tính thực tiễn 63
    3.1.2. Đảm bảo tính mục tiêu 64
    3.1.3. Đảm bảo tính toàn diện . 64
    3.1.4. Đảm bảo phù hợp với lứa tuổi . 65
    3.1.5. Đảm bảo tính đồng bộ . 65
    3.1.6. Đảm bảo tính hiệu quả . 66
    3.2. Các biện pháp tổ chức giáo dục Kỹ năng sống cho thiếu nhi tại Nhà
    thiếu nhi Thành phố Thái Nguyên . 67
    3.2.1. Xây dựng kế hoạch tổ chức giáo dục KNS cho học sinh tại Nhà
    thiếu nhi . 67
    3.2.2. Xác định nội dung, chương trình giáo dục KNS cho học sinh tại Nhà
    Thiếu nhi 69
    3.2.3. Huy động nguồn nhân lực để tổ chức giáo dục KNS cho học sinh tại
    Nhà thiếu nhi . 71
    3.2.4. Chỉ đạo giáo viên thực hiện đa dạng hóa các hình thức hoạt động
    giáo dục KNS cho học sinh tại Nhà thiếu nhi . 75 vi
    3.2.5. Huy động nguồn tài chính và cơ sở vật chất tạo điều kiện để tổ chức
    giáo dục KNS cho học sinh tại Nhà thiếu nhi . 76
    3.2.6. Tổ chức tuyên truyền, quảng cáo nội dung chương trình, hoạt
    động giáo dục tới các nhà trường để thu hút thiếu nhi tới sinh hoạt tại
    Nhà thiếu nhi . 78
    3.2.7. Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động giáo dục KNS cho Thiếu
    nhi tại Nhà Thiếu nhi thành phố Thái Nguyên 81
    3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp tổ chức giáo dục KNS cho học sinh tại
    Nhà Thiếu nhi 83
    3.4. Khảo nghiệm sự cần thiết của các biện pháp đề xuất . 83
    3.4.1. Mục đích khảo nghiệm 83
    3.4.2. Nội dung khảo nghiệm 83
    3.4.3. Đối tượng khảo nghiệm . 83
    3.4.4. Kết quả khảo nghiệm . 84
    Kết luận chương 3 86
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 87
    1. Kết luận 87
    2. Khuyến nghị 88
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 90
    PHỤ LỤC
    iv
    DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

    CBQL : Cán bộ quản lý
    GD-ĐT : Giáo dục - đào tạo
    GDTX : Giáo dục thường xuyên
    GV : Giáo viên
    HS : Học sinh
    KN : Kỹ năng
    KNS : Kỹ năng sống
    PP : Phương pháp
    TDTT : Thể dục thể thao
    THCS : Trung học cơ sở
    THPT : Trung học phổ thông
    TNCS : Thanh niên cộng sản
    TNTP : Thiếu niên tiền phong
    TP : Thành phố
    v
    DANH MỤC BẢNG

    Bảng 2.1: Nhận thức của GV, CBQL về giáo dục kỹ năng sống 39
    Bảng 2.2: Nhận thức của GV, CBQL về ý nghĩa của việc giáo dục KNS cho HS40
    Bảng 2.3: Đánh giá của GV và HS về nội dung giáo dục KNS cho HS . 43
    Bảng 2.4: Đánh giá của GV , CBQL về môi trường giáo dục KNS . 47
    Bảng 2.5: Đánh giá của GV và HS về thực trạng giáo dục KNS cho HS thông
    qua các phương pháp giáo dục 48
    Bảng 2.6: Phương pháp đánh giá hiệu quả giáo dục kỹ năng sống . 50
    Bảng 2.7: Khảo sát về công tác lập kế hoạch giáo dục kỹ năng sống ở Nhà
    thiếu nhi TP. Thái Nguyên 52
    Bảng 2.9: Các biện pháp chỉ đạo giáo dục KNS cho thiếu nhi tại Nhà thiếu nhi
    TP. Thái Nguyên . 55
    Bảng 2.10: Biện pháp chỉ đạo giáo dục kĩ năng sống cho thiếu nhi tại Nhà
    thiếu nhi TP. Thái Nguyên thông qua tổ chức các chương trình,
    hoạt động 57
    Bảng 2.11: Biện pháp kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch giáo dục kỹ năng
    sống cho thiếu nhi tại Nhà thiếu nhi thành phố Thái Nguyên 59
    Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các
    biện pháp tổ chức giáo dục kĩ năng sống tại Nhà thiếu nhi thành phố
    Thái Nguyên 84 1
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do lựa chọn đề tài
    Xã hội ngày càng phát triển, giáo dục kỹ năng sống lại ngày càng trở
    thành một đề tài nóng hổi và cấp thiết. Cùng với làn sóng hội nhập quốc tế và
    công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giáo dục toàn diện cho thiếu
    nhi - những chủ nhân tương lai của đất nước là vô cùng cần thiết. Ngoài những
    kiến thức học trong sách vở, giờ đây các bậc phụ huynh, các nhà giáo dục đều
    đã nhận thức đúng đắn được tầm quan trọng phải giáo dục kỹ năng sống cho
    các em. Cuộc đời
    .
    , các em cần
    phải được giáo dục và định hướng đúng đắn về kỹ năng sống để phát triển toàn
    diện về tâm lý, thái độ sống, giao tiếp và hiểu biết, tương tác với xã hội. Việc
    giáo dục kỹ năng sống giúp các em làm chủ suy nghĩ, cảm xúc và hành động
    của mình, giúp các em tự tin, có ý thức tốt về giá trị bản thân và duy trì các mối
    quan hệ tốt hơn. Nhưng điều quan trọng hơn nữa chính là việc các em có thể
    vận dụng những kỹ năng sống một cách linh hoạt để đối đầu và vượt qua những
    áp lực tâm lý về công việc, học tập cũng như các mối quan hệ phức tạp khác
    trong cuộc sống, tránh khả năng bị sa ngã hay bị ảnh hưởng tiêu cực bởi môi
    trường sống. 2
    Kỹ năng sống chính là năng lực của mỗi người giúp giải quyết những nhu
    cầu và thách thức của cuộc sống một cách có hiệu quả. Hiện nay tại các nước
    phương Tây, việc đưa giáo dục kỹ năng sống vào trường học từ rất sớm đã giúp
    cho giới trẻ có được những điều kiện tốt để phát huy được tính chủ động sáng tạo
    trong việc giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Tại Việt Nam hiện nay,
    tuy vẫn còn nhiều mới mẻ, nhưng việc trang bị kỹ năng sống cho thiếu nhi cũng
    đã và đang nhận được sự quan tâm ủng hộ của mọi người.
    Cũng như những địa phương khác, Thành phố Thái Nguyên đã có nhiều
    nỗ lực trong đổi mới nội dung, mục tiêu giáo dục, đưa giáo dục kỹ năng sống
    vào chương trình giáo dục cho giới trẻ nói chung và các em thiếu nhi nói riêng.
    Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế về phương thức và nội dung truyền tải
    nên hiệu quả chưa cao. Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn vấn đề “Tổ chức Giáo
    dục Kỹ năng sống cho Thiếu nhi tại Nhà Thiếu nhi Thành phố Thái
    Nguyên” làm đề tài cho luận văn thạc sỹ.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về giáo dục kỹ năng sống, làm rõ thực tiễn
    triển khai và đề xuất các biện pháp của giám đốc Nhà thiếu nhi nhằm tổ chức giáo
    dục kỹ năng sống cho các em thiếu nhi tại Nhà thiếu nhi thành phố, góp phần phát
    triển toàn diện nhân cách thiếu nhi đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện nay.
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    - Khách thể nghiên cứu: Quá trình giáo dục kỹ năng sống cho thiếu nhi
    tại Nhà thiếu nhi Thành phố.
    - Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp tổ chức giáo dục Kỹ năng sống
    cho Thiếu nhi của Giám đốc Nhà thiếu nhi Thành phố Thái Nguyên
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Thứ nhất: Nghiên cứu cơ sở lý luận của tổ chức giáo dục kỹ năng sống
    cho các em thiếu nhi tại Nhà Thiếu nhi thành phố.
    - Thứ hai: Nghiên cứu thực trạng tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho các
    em thiếu nhi tại Nhà Thiếu nhi thành phố Thái Nguyên. 3
    - Thứ ba: Đề xuất các biện pháp tổ chức giáo dục Kỹ năng sống cho
    thiếu nhi tại Nhà thiếu nhi Thành phố Thái Nguyên.
    5. Phạm vi nghiên cứu
    Đề tài tập trung nghiên cứu về tổ chức giáo dục Kỹ năng sống cho thiếu
    nhi Thành phố Thái Nguyên trên địa bàn thành phố Thái Nguyên tại Nhà thiếu
    nhi thành phố Thái Nguyên.
    6. Giả thuyết khoa học
    Kĩ năng sống của Thiếu nhi không chỉ được hình thành và phát triển trong
    môi trường giáo dục nhà trường, Nhà thiếu nhi là môi trường thuận lợi để phát
    triển, giáo dục KNS cho thiếu nhi, nếu có những biện pháp tổ chức giáo dục KNS
    cho thiếu nhi phù hợp với điều kiện của Nhà thiếu nhi thành phố, phù hợp với đặc
    điểm tâm sinh lý của thiếu nhi thì sẽ góp phần cùng với nhà trường nâng cao chất
    lượng giáo dục toàn diện thiếu nhi thành phố Thái Nguyên.
    7. Các phương pháp nghiên cứu
    * Đề tài sử dụng các nhóm phương pháp sau:
    7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
    - Phương pháp phân tích - tổng hợp
    - Phương pháp so sánh
    - Phương pháp phân loại hệ thống hóa, khái quát hóa
    7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    - Phương pháp điều tra khảo sát
    - Phương pháp quan sát
    - Phương pháp đàm thoại
    - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
    - Phương pháp khảo nghiệm sư phạm 8. Cấu trúc luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, luận văn gồm 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận của tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho thiếu
    nhi tại Nhà thiếu nhi thành phố;
    Chương 2: Thực trạng tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho thiếu nhi tại
    Nhà thiếu nhi Thành phố Thái Nguyên;
    Chương 3: Các biện pháp tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho thiếu nhi
    tại Nhà Thiếu nhi Thành phố Thái Nguyên.
     
Đang tải...