Thạc Sĩ Tổ chức dạy Sinh học 11 nâng cao theo phương pháp chương trình hóa

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    PHẦN I. MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Mục đích nghiên cứu 2
    3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2
    4. Giả thuyết khoa học 2
    5. Phạm vi nghiên cứu 2
    6. Nhiệm vụ nghiên cứu . 2
    7. Phương pháp nghiên cứu 3
    8. Những đóng góp của đề tài . 3
    9. Cấu trúc luận văn 4
    PHẦN II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5
    CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI . 5
    1.1. Cơ sở lý luận . 5
    1.1.1. Khái niệm dạy học chương trình hóa . 5
    1.1.2. Cơ sở khoa học của PPDH chương trình hóa . 9
    1.1.2.1. Cơ sở triết học 9
    1.1.2.2. Cơ sở tâm lý học 9
    1.1.2.3. Cơ sở giáo dục học . 10
    1.1.2.4. Cơ sở điều khiển học 10
    1.1.3. Các kiểu chương trình . 11
    1.1.3.1. Chương trình đường thẳng 12
    1.1.3.2. Chương trình phân nhánh . 13
    1.1.4. Tình hình nghiên cứu, vận dụng PPDH chương trình hóa . 15
    1.1.4.1. Trên thế giới . 15
    1.1.4.2. Ở Việt Nam 17
    1.1.5. Vai trò của công nghệ thông tin trong dạy học . 19
    1.1.6. Khả năng hỗ trợ của CNTT đối với dạy học chương trình hóa . 20
    1.1.6.1. Sách giáo khoa chương trình hóa 21
    1.1.6.2. Máy dạy học cổ truyền . 21
    1.1.6.3. Máy vi tính . 23 Luận văn thạc sĩ chuyên ngành LL&PPDH Sinh học
    1.2. Cơ sở thực tiễn 25
    1.2.1. Thực trạng ứng dụng phương pháp CTH và phần mềm Lectora trong
    dạy học Sinh học ở trường THPT . 25
    1.2.1.1. Nhận thức của GV về bản chất, vai trò của dạy học CTH 26
    1.2.1.2. Mức độ tiếp cận và ứng dụng PPDH CTH 27
    1.2.1.3. Mức độ ứng dụng các phần mềm cơ bản trong DH Sinh học . 27
    1.2.1.4. Phân tích nguyên nhân và đề xuất giải pháp 29
    1.2.1.5. Khả năng ứng dụng DH CTH trong điều kiện hiện nay . 30
    1.2.2. Sự phù hợp của nội dung chương trình Sinh học 11 Nâng cao với
    dạy học chương trình hóa . 31
    1.2.2.1. Đặc điểm nội dung, cấu trúc chương trình Sinh học 11
    Nâng cao 31
    1.2.2.2. Sự phù hợp của chương trình Sinh học 11 Nâng cao với
    quan điểm dạy học chương trình hóa . 33
    CHƯƠNG 2. QUY TRÌNH THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC BÀI HỌC SINH HỌC
    11 THEO PPDH CHƯƠNG TRÌNH HÓA . 35
    2.1. Các nguyên tắc cơ bản khi xây dựng quy trình thiết kế và tổ chức bài học
    Sinh học 11 theo PPDH CTH . 36
    2.1.1. Nguyên tắc thiết kế bài học . 36
    2.1.1.1. Đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm 36
    2.1.1.2. Đảm bảo tính linh hoạt của chương trình . 37
    2.1.1.3. Đảm bảo tính trực quan, tính thẩm mỹ 37
    2.1.1.4. Sử dụng phần mềm thích hợp để phát huy tối đa ưu điểm của
    DH CTH . 38
    2.1.2. Nguyên tắc tổ chức bài học . 40
    2.1.2.1. Đảm bảo các điều kiện cần thiết cho việc tổ chức bài học . 40
    2.1.2.2. Đảm bảo phối hợp DH CTH với một số PPDH tích cực khác
    một cách hiệu quả . 41
    2.1.2.3. Đảm bảo phát huy tối đa tính tích cực, tự lực của HS . 41
    2.2. Quy trình thiết kế và tổ chức bài học Sinh học 11 theo PPDH CTH . 41
    2.2.1. Giai đoạn 1 – Thiết kế bài học 43
    2.2.1.1. Bước 1 – Phân tích logic nội dung bài học 43 Luận văn thạc sĩ chuyên ngành LL&PPDH Sinh học
    2.2.1.2. Bước 2 – Xác định mục tiêu . 45
    2.2.1.3. Bước 3 – Lập bảng trọng số, chia nội dung kiến thức thành
    các NTTT . 46
    2.2.1.4. Bước 4 – Xây dựng các liều kiến thức 47
    2.2.1.5. Bước 5 – Thiết kế kịch bản “tĩnh” thể hiện cấu trúc logic của
    chương trình 49
    2.2.1.6. Bước 6 – Đóng gói bài học CTH bằng phần mềm Lectora 52
    2.2.2. Giai đoạn 2 – Tổ chức bài học 56
    2.2.2.1. Tổ chức cho HS tự học theo PPDH CTH với sự HD của GV 56
    2.2.2.2. Tổ chức cho HS tự học, tự KTĐG theo PPDH CTH không có
    sự HD của GV 56
    CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 61
    3.1. Mục đích thực nghiệm . 61
    3.2. Nội dung thực nghiệm . 61
    3.3. Phương pháp thực nghiệm . 61
    3.3.1. Chọn trường, lớp thực nghiệm . 61
    3.3.2. Bố trí thực nghiệm . 62
    3.3.3. Phân tích và xử lý số liệu . 62
    3.3.3.1. Phân tích định lượng 62
    3.3.3.2. Phân tích định tính . 63
    3.4. Kết quả thực nghiệm và biện luận 64
    3.4.1. Phân tích định lượng 64
    3.4.1.1. Kết quả phân phối tần suất của các bài kiểm tra 64
    3.4.1.2. Các tham số đặc trưng của các bài kiểm tra trong thực nghiệm . 67
    3.4.2. Phân tích định tính . 69
    3.4.2.1. Mức độ lĩnh hội kiến thức của HS 69
    3.4.2.2. Tư duy logic và tính sáng tạo trong việc vận dụng kiến thức 70
    3.4.2.3. Tính tự lực, tích cực của HS . 72
    PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 75
    1. Kết luận 75
    2. Đề nghị . 76
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC Luận văn thạc sĩ chuyên ngành LL&PPDH Sinh học
    1
    PHẦN I. MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Nền khoa học hiện đại đang tiến những bước khổng lồ trên con đường phát
    triển. Lượng thông tin khoa học thuộc bất kì ngành tri thức nào cũng đều không
    ngừng tăng lên nhanh chóng. Do đó, đã đến lúc chúng ta cần phải nghiên cứ u, cải
    tiến các kế hoạch học tập, nội dung chương trình, phương pháp dạy học (PPDH),
    phương tiện dạy học (PTDH), phương pháp kiểm tra đánh giá (KTĐG), xem lại
    toàn bộ việc tổ chức quá trình học tập và đề xuất những chiến lược đổi mới sao cho
    phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của thời đại. Ngạn ngữ cổ Hy Lạp có câu: “Dạy
    học không phải là chất đầy vào một cái thùng rỗng mà là thắp sáng lên những ngọn
    lửa” [23], vậy thì người thầy trước hết phải có lửa để thắp cho học trò của mình.
    Suy cho cùng, người thầy không chỉ là người dạy kiến thức, mà điều quan trọng và
    cốt lõi nhất là dạy học trò tư duy, dạy học trò phương pháp.
    Việc tăng cường tính tích cực và tính phân hóa trong dạy học là một trong
    những vấn đề then chốt trong xu hướng đổi mới PPDH hiện nay. Dạy học chương
    trình hóa (DH CTH) đáp ứng được đồng thời cả hai yêu cầu này. Đây là PPDH
    được thực hiện dưới sự hướng dẫn sư phạm của một chương trình mang tính chất
    algorit nhằm điều khiển chặt chẽ hoạt động học tập trên từng đơn vị nhỏ của nội
    dung dạy học (gọi là liều kiến thức). Vai trò có ý nghĩa quan trọng nhất của DH
    CTH là giúp học sinh (HS) phát triển năng lực tự học, tự kiểm tra, tự điều chỉnh.
    Cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin (CNTT) hiện nay, DH CTH có cơ
    hội, điều kiện để phát triển. Phần mềm Lectora là một thành tựu công nghệ mới với
    nhiều tính năng ưu việt, đặc biệt là khả năng liên kết các phương án lựa chọn của
    câu hỏi trắc nghiệm rất phù hợp với việc hỗ trợ kỹ thuật cho PPDH CTH. Vì vậy,
    việc sử dụng phần mềm này trong DH CTH là một lựa chọn phù hợp.
    Sinh học 11 nghiên cứu các cơ chế, quá trình sinh học xảy ra ở cấp độ cơ thể:
    chuyển hóa vật chất và năng lượng, cảm ứng, sinh trưởng, phát triển và sinh sản.
    Đây chính là cầu nối giữa phần sinh học tế bào của lớp 10 với sinh học trên cơ thể
    của lớp 12. Nội dung có nhiều điểm phù hợp với việc thiết kế bài học theo PPDH
    CTH, kiến thức dễ dàng được mã hóa thành các loại câu hỏi trắc nghiệm khác nhau,
    thuận lợi cho việc đưa chương trình vào máy. Luận văn thạc sĩ chuyên ngành LL&PPDH Sinh học
    2
    Sinh học là một khoa học có nhiều ứng dụng thực tế nhưng HS thường ít chú
    ý, hứng thú với môn học và kết quả học tập chưa tương xứng với vai trò, vị trí của
    nó. Để khắc phục tình trạng này, giáo viên (GV) cần đổi mới PPDH theo hướng tích
    cực, giúp các em đào sâu kiến thức bằng chính nỗ lực trí tuệ của bản thân, làm chủ
    tư duy và khả năng sáng tạo của mình. Vì vậy, đưa ra những dữ kiện chứng minh
    hiệu quả của việc sử dụng phần mềm Lectora trong DH CTH là điều cần thiết để
    thành tựu công nghệ này ngày càng được sử dụng rộng rãi nhằm nâng cao hiệu quả
    dạy học và chất lượng lĩnh hội tri thức cho HS.
    Với các lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: Tổ chức dạy học Sinh học 11 nâng
    cao theo phương pháp chương trình hóa với sự hỗ trợ của phần mềm Lectora.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Thiết kế và tổ chức một số bài học Sinh học 11 Nâng cao theo PPDH CTH
    góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
    3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Quy trình thiết kế và tổ chức bài học Sinh học theo PPDH CTH.
    3.2. Khách thể nghiên cứu
    GV và HS lớp 11 – Trung học phổ thông (THPT).
    4. Giả thuyết khoa học
    Có thể xây dựng được quy trình thiết kế và tổ chức bài học theo PPDH CTH
    để phát huy tính tích cực và tính tự lực của HS trong dạy học Sinh học 11.
    5. Phạm vi nghiên cứu
    - Nội dung: Nghiên cứu thiết kế và tổ chức dạy học chương IV – Sinh sản –
    Sinh học 11 (Nâng cao) theo PPDH CTH với sự hỗ trợ của phần mềm Lectora.
    - Địa bàn: Thực nghiệm sư phạm ở trường THPT TH Cao Nguyên – Đắk Lắk.
    6. Nhiệm vụ nghiên cứu
    6.1. Hệ thống cơ sở lý luận về PPDH CTH.
    6.2. Điều tra thực trạng ứng dụng phương pháp CTH và phần mềm Lectora trong
    dạy học Sinh học ở trường THPT hiện nay.
    6.3. Phân tích cấu trúc, nội dung chương trình Sinh học 11 Nâng cao, chỉ ra các đặc
    điểm phù hợp với PPDH CTH. Luận văn thạc sĩ chuyên ngành LL&PPDH Sinh học
    3
    6.4. Đề xuất quy trình thiết kế và tổ chức bài học Sinh học theo PPDH CTH.
    6.5. Sử dụng quy trình quy trình thiết kế và tổ chức bài học Sinh học theo PPDH
    CTH tổ chức cho HS tự học, tự KTĐG.
    6.6. Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra giả thuyết khoa học của đề tài, đồng thời nêu
    ra những điều kiện và khả năng triển khai PPDH CTH trong thực tiễn.
    7. Phương pháp nghiên cứu
    7.1. Nghiên cứu lý thuyết
    - Nghiên cứu các tài liệu về PPDH CTH, về phần mềm Lectora.
    - Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến chương trình Sinh học 11 nâng cao.
    7.2. Điều tra cơ bản
    - Điều tra nhận thức của GV về bản chất, vai trò của dạy học CTH.
    - Điều tra mức độ tiếp cận và ứng dụng phương pháp CTH, mức độ ứng dụng
    các phần mềm cơ bản trong dạy học Sinh học, trong đó có phần mềm Lectora.
    - Điều tra chất lượng học tập của HS để chọn lớp đối chứng và thực nghiệm
    - Phương pháp điều tra: Sử dụng phiếu điều tra, phỏng vấn, dự giờ, tham khảo
    giáo án, sổ điểm của GV.
    7.3. Phương pháp chuyên gia
    Trao đổi, xin ý kiến đóng góp của các nhà khoa học đầu ngành về quy trình
    thiết kế và tổ chức bài học Sinh học theo PPDH CTH với sự hỗ trợ của phần mềm
    Lectora, về chất lượng các giáo án, các bài kiểm tra thực nghiệm phục vụ cho đề tài.
    7.4. Thực nghiệm sư phạm
    Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra giả thuyết của đề tài. Sử dụng phương
    pháp thống kê xác suất để phân tích và xử lý các số liệu thu được trong quá trình
    thực nghiệm (phân tích định lượng), đồng thời tiến hành phân tích định tính nhằm
    mục đích làm cơ sở để đưa ra những kết luận và đề nghị tin cậy.
    8. Những đóng góp của đề tài
    8.1. Hệ thống được cơ sở lý luận và thực tiễn của PPDH CTH.
    8.2. Xây dựng được quy trình thiết kế và tổ chức bài học Sinh học theo PPDH CTH
    với sự hỗ trợ của phần mềm Lectora.
    8.3. Thiết kế và hoàn thiện các giáo án thực nghiệm làm tư liệu tham khảo cho GV. Luận văn thạc sĩ chuyên ngành LL&PPDH Sinh học
    4
    9. Cấu trúc luận văn
    Phần I. Mở đầu
    Phần II. Kết quả nghiên cứu
    Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
    Chương 2. Quy trình thiết kế và tổ chức bài học Sinh học 11 theo PPDH CTH
    Chương 3. Thực nghiệm sư phạm
    Phần III. Kết luận và đề nghị
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...