Luận Văn Tổ chức dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh qua chương số thập phân lớp 5

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    1.1 Xuất phát từ vị trí tầm quan trọng của việc dạy học số thập phân
    Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục Quốc dân. Với mục tiêu giáo dục nhằm giúp học sinh “ hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, về trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học bậc trung học cơ sở”. Chất lượng giáo dục phụ thuộc rất nhiều vào kết quả đào tạo ở Tiểu học. Hội nghị lần II Ban chấp hành trung ương đảng khoá VIII đã nêu: “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện bậc Tiểu học”, yêu cầu về nội dung, phương pháp “Giáo dục Tiểu học phải đảm bảo cho học sinh có những hiểu biết đơn giản cần thiết về tự nhiên, xã hội, con người”( Điều 24 luật giáo dục). Muốn thực hiện được mục tiêu đề ra đòi hỏi giáo dục tiểu học phải có sự đổi mới đồng bộ. Trong đó việc đầu tiên là phải đổi mới phương pháp dạy học. Vì “Tiểu học là bậc học của phương pháp”, phương pháp thường là yếu tố quyết định đến hiệu quả giáo dục đào tạo.
    Hệ thống các môn học ở Tiểu học bắt buộc dạy đủ 9 môn, trong hệ thống các môn đó môn Toán có vai trò rất quan trọng nhất là Toán 5 có vị trí đặc biệt trong quá trình dạy học toán ở Tiểu học. Nội dung cốt lõi của môn toán là dạy học và ứng dụng những kiến thức, kỹ năng về số thập phân, bốn phép tính với số thập phân. Có thể nói nội dung này là sự kết tinh các kết quả của quá trình dạy học ở Tiểu học. Bởi để học có hiệu quả về số thập phân và các phép tính với số thập phân, học sinh phải huy động các kiến thức, kỹ năng về số tự nhiên, phân số, số đo đại lượng và các phép tính với các loại số này đã được học từ lớp 1 đến lớp 4. Ngược lại khi học và thực hành với số thập phân học sinh vừa hiểu sâu sắc hơn các kiến thức đã học, vừa hệ thống hoá và củng cố kiến thức về các phép tính đã học.
    Hơn nữa khả năng ứng dụng của số thập phân vào thực tế là rất lớn nên sau khi học xong nội dung này học sinh có thể giải quyết được nhiều dạng toán thực tế gần gũi với đời sống mà ở các lớp 1, 2, 3, 4 chưa giải được.
    1.2. Xuất phát từ thực trạng dạy học toán ở Tiểu học
    Trong thực tiễn dạy học toán ở Tiểu học, phương pháp dạy học toán về cơ bản chưa được đổi mới đáp ứng những đổi mới về mục tiêu, nội dung giáo dục. Đặc điểm chính của phương pháp dạy học vẫn là:
    - Giáo viên thường chỉ truyền đạt, giảng dạy theo các tài liệu đã có sẵn trong sách giáo khoa, sách hướng dẫn. Vì vậy, giáo viên thường làm việc một cách máy móc và ít quan tâm đến việc phát huy khả năng sáng tạo của học sinh.
    - Cả giáo viên và học sinh đều phụ thuộc vào các tài liệu có sẵn. Dạy học theo phương pháp như vậy đang cản trở việc đào tạo những con người lao động, năng động, tự tin, linh hoạt, sáng tạo, sẵn sàng thích ứng với những đổi mới diễn ra hàng ngày.
    Với những lý do trên, hơn nữa lại là một giáo viên Tiểu học tương lai luôn mong muốn tìm ra được những phương pháp dạy học tích cực, phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học toán trong trường Tiểu học. Vì vậy tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài là: “Tổ chức dạy học theo định hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh qua chương số thập phân ở lớp 5”.


    2. Mục đích nghiên cứu
    Xác định các cách thức tổ chức các hoạt động dạy học số thập phân và các phép tính về số thập phân cho học sinh Tiểu học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực hoá hoạt động của học sinh.

    3. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Nghiên cứu cơ sở lý luận về phương pháp dạy học tích cực.
    - Làm sáng tỏ phương pháp dạy học theo định hướng đổi mới là việc quan trọng.
    - Xây dựng các hoạt động dạy học một số bài về số thập phân theo định hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh.
    - Thực nghiệm sư phạm.
    4. Phạm vi nghiên cứu
    Học sinh lớp 5, dạy học số thập phân lớp 5.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp nghiên cứu lý luận: nghiên cứu sách báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu có liên quan.
    - Phương pháp điều tra quan sát.
    - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
    - Phương pháp thử nghiệm sư phạm.

    Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thảo
    63
    Trường Đại học SPHN 2 Khoa Giáo dục Tiểu học
    MụC LụC
    Lời cảm ơn
    Lời cam đoan
    Mục lục
    Phần mở đầu .3
    1.Lý do chọn đề tài 3
    1.1. Xuất phát từ vị trí tầm quan trọng của việc dạy học số thập phân 3
    1.2. Xuất phát từ thực trạng dạy học toán ở Tiểu học .4
    2. Mục đích nghiên cứu . 4
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu . 5
    4. Phạm vi nghiên cứu . .5
    5. Phương pháp nghiên cứu 5
    Phần nội dung .6
    Chương 1: Cơ sở lý luận 6
    1. Tổng quan về phương pháp dạy học .6
    1.1. Phương pháp dạy học là gì? .6
    1.2. Phương pháp dạy học toán là gì? 6
    1.3. Một số phương pháp dạy học toán truyền thống .6
    2. Phương pháp dạy học tích cực .9
    2.1.Phương pháp dạy học tích cực là gì? .9
    2.2. Phương pháp dạy học toán tích cực là gì? .10
    2.3. Biện pháp sư phạm khi dạy học toán bằng phương pháp tích cực .10
    2.4.Biện pháp sư phạm khi dạy các nội dung toán Tiểu học .12
    2.5. Một số phương pháp thường dùng trong 15
    2.6. Một số hình thức tổ chức thường dùng trong dạy học toán theo hướng tích cực . .16
    Chương 2: Giảng dạy nội dung số thập phân theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh .18
    1. Nội dung chương trình .18
    2. Nhiệm vụ dạy học vấn đề số thập phâp 18
    3. Ứng dụng tổ chức dạy học chủ đề số thập phân theo định hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh .19
    Bài 1: Khái niệm số thập phân (SGK5 – T33) 20
    Bài 2: Khái niệm số thập phân (tiếp theo)(SGK5 – T36) 26
    Bài 3: Cộng hai số thập phân (SGK5 – T49) . 31
    Bài 4 Trừ hai số thập phân (SGK5 – T53) .37
    Bài 5: Nhân một số thập phân với một số thập phân (SGK5 - T58) 43
    Bài 6: Chia một số thập phân cho một số thập phân (SGK5 – T71) 50
    Phần kết luận .55
    Tài liệu tham khảo 56
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...