Thạc Sĩ Tổ chức dạy học theo chủ đề chương Mắt – Các dụng cụ quang vật lý 11 nâng cao với sự hỗ trợ của công

Thảo luận trong 'Vật Lý' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC




    Trang phụ bìa . i Lời cam đoan . ii Lời cảm ơn . iii Mục lục 1
    Danh mục các từ viết tắt 3

    Danh mục các bảng, biểu đồ, đồ thị 4

    MỞ ĐẦU . 5

    1. Lý do chọn đề tài 5

    2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 7

    3. Mục tiêu của đề tài 9

    4. Giả thuyết khoa học 9

    5. Nhiệm vụ nghiên cứu 9

    6. Đối tượng nghiên cứu . 10

    7. Phạm vi nghiên cứu 10

    8. Phương pháp nghiên cứu 10

    9. Những đóng góp của luận văn 10

    10. Cấu trúc luận văn 11

    CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ 12
    1.1. Những định hướng về đổi mới PPDH vật lý THPT 12

    1.2. Cơ sở lí luận của dạy học theo chủ đề . 18

    1.2.1. Khái niệm dạy học theo chủ đề . 18

    1.2.2. Mục tiêu dạy học theo chủ đề . 19

    1.2.3. Các đặc trưng cơ bản của dạy học theo chủ đề . 20

    1.2.4. Quy trình thực hiện một chủ đề học tập 22


    1.2.5. Khả năng tổ chức dạy học theo chủ đề vào chương trình vật lý THPT

    hiện nay . 29

    1.3. Cơ sở lí luận của việc ứng dụng CNTT vào dạy học theo chủ đề . 30

    1.3.1. Vai trò của CNTT trong dạy học vật lý 30

    1.3.2. Vai trò của CNTT trong dạy học theo chủ đề . 32

    1.4. Kết luận chương 1 33

    CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ CHƯƠNG MẮT – CÁC DỤNG CỤ QUANG VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA CNTT 34
    2.1. Đặc điểm nội dung chương Mắt – Các dụng cụ quang . 34

    2.1.1. Cấu trúc chương Mắt – Các dụng cụ quang . 34

    2.1.2. Mục tiêu dạy học chương Mắt – Các dụng cụ quang . 35

    2.1.3. Thực trạng dạy học chương Mắt – Các dụng cụ quang 36

    2.2. Lựa chọn chủ đề dạy học chương Mắt – Các dụng cụ quang 37

    2.3. Giới thiệu website dạy học chương Mắt – Các dụng cụ quang . 37

    2.4. Thiết kế các chủ đề dạy học chương Mắt – Các dụng cụ quang . 44

    2.5. Soạn thảo tiến trình dạy học theo chủ đề chương Mắt – Các dụng cụ quang với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin 54
    2.6. Kết luận chương 2 64

    CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM . 65

    3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm . 65

    3.2. Đối tượng và nội dung của thực nghiệm sư phạm . 65

    3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 66

    3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm . 67

    3.5. Điều kiện triển khai dạy học theo chủ đề ở trường THPT . 73

    3.6. Kết luận chương 3 74

    KẾT LUẬN . 76

    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 78

    PHỤ LỤC


    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT



    [TABLE]
    [TR]
    [TD]CNTT[/TD]
    [TD]:[/TD]
    [TD]Công nghệ thông tin[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]CHĐH[/TD]
    [TD]:[/TD]
    [TD]Câu hỏi định hướng[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]DH[/TD]
    [TD]:[/TD]
    [TD]Dạy học[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]ĐC[/TD]
    [TD]:[/TD]
    [TD]Đối chứng[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]GV[/TD]
    [TD]:[/TD]
    [TD]Giáo viên[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]HS[/TD]
    [TD]:[/TD]
    [TD]Học sinh[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]PPDH[/TD]
    [TD]:[/TD]
    [TD]Phương pháp dạy học[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]PTDH[/TD]
    [TD]:[/TD]
    [TD]Phương tiện dạy học[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]QTDH[/TD]
    [TD]:[/TD]
    [TD]Quá trình dạy học[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]SGK[/TD]
    [TD]:[/TD]
    [TD]Sách giáo khoa[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]SGV[/TD]
    [TD]:[/TD]
    [TD]Sách giáo viên[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]THPT[/TD]
    [TD]:[/TD]
    [TD]Trung học phổ thông[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]TLHT[/TD]
    [TD]:[/TD]
    [TD]Tài liệu hỗ trợ[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]TN[/TD]
    [TD]:[/TD]
    [TD]Thực nghiệm[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]TNSP[/TD]
    [TD]:[/TD]
    [TD]Thực nghiệm sư phạm[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]



    [TABLE]
    [TR]
    [TD][TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD][TABLE]
    [TR]
    [TD]Đồ thị 3.1[/TD]
    [TD]Đồ thị phân phối tần suất điểm số của hai nhóm TN và ĐC[/TD]
    [TD]69[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Đồ thị 3.2[/TD]
    [TD]Đồ thị phân phối tần suất tích lũy[/TD]
    [TD]70[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ




    [TABLE]
    [TR]
    [TD]Bảng 3.1[/TD]
    [TD]Bảng thống kê điểm số Xi của các bài kiểm tra[/TD]
    [TD]68[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 3.2[/TD]
    [TD]Bảng phân phối tần suất các bài kiểm tra[/TD]
    [TD]69[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 3.3[/TD]
    [TD]Bảng phân phối tần suất tích luỹ[/TD]
    [TD]70[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 3.4[/TD]
    [TD]Bảng phân loại theo học lực của HS[/TD]
    [TD]71[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 3.5[/TD]
    [TD]Bảng các thông số thống kê[/TD]
    [TD]71[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]




    [TABLE]
    [TR]
    [TD]Biểu đồ 3.1[/TD]
    [TD]Biểu đồ phân bố điểm số của hai nhóm ĐC và TN[/TD]
    [TD]69[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Biểu đồ 3.2[/TD]
    [TD]Biểu đồ phân phối tần suất lũy tích[/TD]
    [TD]70[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Biểu đồ 3.3[/TD]
    [TD]Biểu đồ phân loại theo học lực của hai nhóm[/TD]
    [TD]71[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]





    1. Lí do chọn đề tài

    MỞ ĐẦU



    Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, nhất là CNTT đã tác động vào

    tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trước những cơ hội và thách thức mới trong

    xu thế hội nhập, đòi hỏi đất nước ta phải đào tạo ra những thế hệ con người lao động mới, năng động và sáng tạo, thích ứng với nền kinh tế toàn cầu. Phát triển giáo dục là chìa khóa đáp ứng những yêu cầu trên. Quan điểm này cũng đã được quán triệt trong chủ trương của Đảng: “ .giáo dục phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu”[8], đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển.
    Để đạt được mục đích đó, đòi hỏi ngành giáo dục phải có sự đổi mới đồng bộ

    và toàn diện trên tất cả các khâu của quá trình DH, đặc biệt là đổi mới PPDH. Đây

    là mục tiêu lớn được Đảng, Nhà nước, Ngành Giáo dục và Đào tạo đặt ra trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào QTDH ."[21].
    Trong chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 (Ban hành kèm theo QĐ số

    201/2001/QĐ-TT ngày 28 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ), ở mục

    5.2 cũng khẳng định rằng: "Đổi mới và hiện đại hóa phương pháp giáo dục. Chuyển

    từ việc truyền thụ tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học phương pháp
    tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp, phát triển năng lực của mỗi cá nhân; tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh trong quá trình học tập "[8]
    Như vậy, giáo dục ở trường phổ thông không chỉ hạn chế ở khâu truyền thụ kiến thức đơn thần mà điều quan trọng hơn, cơ bản hơn là xây dựng cho thế hệ trẻ phương pháp suy nghĩ và làm việc, cách tiếp cận và giải quyết các vấn đề thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và xu thế
    của thời đại. Đây là nhiệm vụ to lớn, không thể giải quyết trọn vẹn trong trường phổ


    thông, cũng như trong phạm vi một bộ môn nhưng đó là mục tiêu tập trung của các môn học, trong đó có vật lý.
    Hiện nay, sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là CNTT đã tác động mạnh mẽ đến việc đổi mới nội dung, phương pháp, phương thức DH. Nó mở ra một triển vọng to lớn trong việc đổi mới PPDH. Nhận thức được vai trò quan trọng của CNTT trong DH, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 10 đã nêu định hướng phát triển Giáo dục – Đào tạo 2006 - 2010: “Phát triển mạnh và kết hợp chặt giữa hoạt động khoa học và công nghệ với giáo dục và đào tạo để thực sự phát huy
    vai trò quốc sách hàng đầu, tạo động lực đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá

    và phát triển kinh tế tri thức ” [11].

    Thực tế DH với sự hỗ trợ của CNTT đang góp phần đổi mới PPDH, tạo được động cơ, hứng thú học tập cho HS. Với việc áp dụng CNTT trong DH, GV có thể thay đổi PPDH của mình theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS, đồng thời HS có thể rèn luyện khả năng tự học, tự nghiên cứu để chiếm lĩnh tri thức của nhân loại. Tuy nhiên, việc sử dụng CNTT đối với HS phổ thông chủ yếu là để giải trí, giao lưu với bạn bè. HS sử dụng CNTT với mục đích hỗ trợ cho việc học chưa phổ biến và cũng chưa được hướng dẫn để khai thác nó trong học tập. Bên cạnh đó, trình độ sử dụng CNTT của GV còn hạn chế. Đây cũng là một vấn đề cấp thiết trong công tác DH hiện nay khi việc ứng dụng CNTT trong DH đang được chú trọng nhằm thay đổi PPDH theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS. Đặc biệt, năm học 2008-2009 Bộ Giáo dục và đào tạo đã xác định một số nhiệm vụ trọng tâm của năm học trong đó nhấn mạnh “Năm học 2008 – 2009 sẽ đột phá về tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học”[7].
    Trên thế giới, việc đổi mới nội dung chương trình đang có xu hướng tích hợp theo chủ đề học tập và cách tiếp cận DH theo chủ đề cùng với sự hỗ trợ của CNTT vào DH đang được quan tâm đặc biệt. Có thể nói, tư tưởng cốt lõi của đợt đổi mới này là “dạy học hướng vào người học”, hướng tới học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động trước đây.
    Ở nước ta, việc DH theo chủ đề trong DH nói chung và DH theo chủ đề trong
    vật lý nói riêng chưa được áp dụng rộng rãi và chưa có sự quan tâm đúng mức. Trong xu thế đổi mới PPDH hiện nay là tăng cường hoạt động của người học, đặc


    biệt là hoạt động nhóm và hoạt động cá nhân, rèn luyện những kỹ năng thiết yếu của người lao động mới thì đây là một hạn chế. Nguyên nhân là do GV chưa có quan niệm cụ thể về DH theo chủ đề và khai thác nó trong DH vật lý, việc DH theo chủ đề cũng đòi hỏi phải dành nhiều thời gian và công sức hơn. Do đó, việc nghiên cứu đưa ra một hệ thống cơ sở lý luận cho DH theo chủ đề trong DH vật lý để từ đó
    có thể áp dụng đối với từng chủ đề cụ thể là rất thiết thực nhằm đổi mới PPDH vật

    lý theo đúng yêu cầu đặt ra.

    Qua nghiên cứu cấu trúc, nội dung kiến thức và tìm hiểu thực trạng DH chương Mắt – Các dụng cụ quang vật lý 11 nâng cao hiện nay, chúng tôi nhận thấy phần kiến thức trong SGK tương đối khó, khá nặng về lí thuyết và thiếu mối liên hệ với thực tế, do đó chất lượng và hiệu quả giảng dạy còn chưa cao. Những kiến thức về chương Mắt – Các dụng cụ quang là cơ sở của nhiều ứng dụng trong đời sống và trong các ngành kĩ thuật. Chính vì thế, việc tổ chức kiến thức chương Mắt – Các dụng cụ quang thành chủ đề không chỉ cung cấp cho HS một khối lượng kiến thức nền tảng mà còn thay đổi không khí học tập giúp cho các em cảm thấy hứng thú hơn, đồng thời bồi dưỡng khả năng tự học và rèn luyện những kỹ năng cần thiết mà
    xã hội đang đòi hỏi.

    Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Tổ chức dạy học theo chủ đề chương Mắt – Các dụng cụ quang vật lý 11 nâng cao với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...