Tiến Sĩ Tổ chức dạy học dự án một số kiến thức thuộc chương điện học (vật lí lớp 9 trung học cơ sở) nhằm phá

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 26/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ
    NĂM 2014
    MC LC
    LỜI CAM ĐOAN .
    LỜI CẢM ƠN .
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU . 1
    1. Lí do chọn đề tài . 1
    2. Mục đích nghiên cứu 2
    3. Đối tượng nghiên cứu . 2
    4. Giả thuyết khoa học 2
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
    6. Phương pháp nghiên cứu 3
    7. Những đóng góp mới của luận án . 3
    8. Cấu trúc của luận án 3
    Chương 1. TỔNG QUAN LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
    1.1. Lịch sử hình thành và phát triển dạy học dự án 4
    1.1.1. Từ khái niệm dự án đến sự ra đời của dạy học dự án 4
    1.1.2. Một số nghiên cứu về lí luận của dạy học dự án 5
    1.1.3. Một số hướng nghiên cứu về thực tiễn của dạy học dự án 8
    1.1.4. Một số nghiên cứu về dạy học dự án ở trong nước 12
    1.2. Lịch sử vấn đề về rèn luyện năng lực sáng tạo của học sinh 15
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 18
    Chương 2. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC
    DỰ ÁN CÁC KIẾN THỨC VẬT LÝ Ở BẬC TRUNG HỌC CƠ S
    Ở 19
    2.1. Đặc điểm phát triển trí tuệ của lứa tuổi học sinh trung học cơ sở 19
    2.1.1. Đặc điểm hoạt động học tập của thiếu niên . 19
    2.1.2. Sự phát triển nhận thức của thiếu niên 19
    2.1.3. Hoạt động giao tiếp của thiếu niên 20
    2.2. Dạy học dự án . 21
    2.2.1. Khái niệm dạy học dự án 21
    2.2.2. Mục tiêu của dạy học dự án 21
    2.2.3. Cơ sở triết học và tâm lí học của dạy học dự án 21
    2.2.4. Các đặc trưng của dạy học dự án . 24
    2.2.5. Hình thức làm việc trong dạy học dự án 26
    2.2.6. Dạy học dự án trong dạy học vật lí ở trường trung học cơ sở 26
    2.3. Tổ chức tình huống vấn đề trong dạy học 36
    2.3.1. Khái niệm tình huống vấn đề . 36
    2.3.2. Các kiểu tình huống vấn đề 37
    2.3.3. Các hình thức tổ chức tình huống vấn đề trong dạy học vật lí . 39
    2.3.4. Các mức độ phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học dự án 39
    2.3.5. Tổ chức tình huống học tập hỗ trợ học sinh đề xuất ý tưởng dự án 40
    2.4. Đánh giá năng lực trong dạy học dự án 45
    2.4.1. Mô hình cấu trúc năng lực 46
    2.4.2. Đánh giá năng lực trong dạy học dự án . 48
    2.4.3. Các công cụ đánh giá trong dạy học dự án 48
    2.4.4. Các hình thức đánh giá trong dạy học dự án . 50
    2.4.5. Một số minh chứng dùng làm cơ sở cho việc đánh giá trong dạy học dự án . 51
    2.5. Phát huy tính năng động, năng lực sáng tạo và hợp tác của học sinh trong dạy học
    dự án môn vật lí ở trường trung học cơ sở . 52
    2.5.1. Mối quan hệ giữa năng động và sáng tạo 52
    2.5.2. Bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học dự án 55
    2.5.3. Mối quan hệ giữa sáng tạo và hợp tác . 59
    2.6. Điều tra thực trạng dạy và học một số kiến thức thuộc chương Điện học vật lí lớp
    9 ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp . 61
    2.6.1. Mục đích của việc điều tra 61
    2.6.2. Nội dung điều tra . 61
    2.6.3. Các hình thức thu thập thông tin 62
    2.6.4. Phân tích kết quả điều tra . 62
    2.6.5. Đề xuất giải pháp 64
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 66
    Chương 3. TỔ CHỨC QUÁ TRÌNH DẠY HỌC DỰ ÁN MỘT SỐ KIẾN THỨC
    TRONG CHƯƠNG ĐIỆN HỌC VẬT LÍ LỚP 9 TRUNG HỌC CƠ SỞ
    67
    3.1. Phân tích nội dung kiến thức chương Điện học vật lí lớp 9 trung học cơ sở 67
    3.1.1. Những kiến thức về Điện học ở cấp tiểu học và đầu cấp trung học cơ sở . 67
    3.1.2. Phân tích những cơ hội tổ chức dạy học dự án các nội dung kiến thức trong
    chương Điện học ở vật lí lớp 9 68
    3.2. Mục tiêu dạy học dự án các kiến thức Điện học vật lí lớp 9 70
    3.3. Thiết kế tiến trình dạy học dự án một số kiến thức trong chương Điện học 71
    3.3.1. Nội dung dự án dự định tổ chức cho học sinh thực hiện . 71
    3.3.2. Định hướng việc đề xuất ý tưởng dự án . 72
    3.3.3. Dự kiến các hỗ trợ cần thiết . 73
    3.3.4. Tiến trình tổ chức dạy học dự án 79
    3.3.5. Xây dựng các tiêu chí đánh giá 84
    Chương 4. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 89
    4.1. Tổ chức thực nghiệm sư phạm . 89
    4.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm . 89
    4.1.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm . 89
    4.1.3. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm 89
    4.1.4. Đối tượng thực nghiệm sư phạm 89
    4.1.5. Tiến trình thực nghiệm sư phạm 90
    4.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm 90
    4.2.1. Phân tích diễn biến của tiến trình dạy thực nghiệm . 91
    4.2.2. Phân tích định lượng sự tiến bộ của học sinh trong dạy học dự án . 137
    4.3. Phản hồi của giáo viên và học sinh về dạy học dự án 139
    4.3.1. Kết quả điều tra qua phiếu hỏi . 139
    4.3.2. Kết quả phỏng vấn giáo viên và học sinh về dạy học dự án 144
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 146
    KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ . 148
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 152
    PHỤ LỤC . PL


    M ĐẦU
    1. Lí do chn đề tài
    Sự thay đổi toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hộimôi trường với tốc độ
    ngày càng nhanh làm nảy sinh những thách thức mà trước đây con người chưa từng
    đối mặt (biến đổi khí hậu, dịch bệnh, .). Thêm vào đó xu hướng toàn cầu hóa với
    ảnh hưởng của nền kinh tế tri thức và sự bùng nổ thông tin khiến cho tri thức của
    loài người tăng nhanh đồng thời lạc hậu rất nhanh [8], [72]. Để đáp ứng được nhu
    cầu của cuộc sống và công việc, con người phải liên tục thu thập thêm các kiến thức
    mới. Tình hình trên đòi hỏi cần phải đổi mới toàn diện quá trình giáo dục và đào
    tạo, nhằm ra tạo những con người năng động, sáng tạo, có trách nhiệm, biết hợp tác,
    biết giải quyết VĐ, có khả năng tự học. Đổi mới PPDH là một trong những chiến
    lược quan trọng nhất.
    Chiến lược này đã được chỉ rõ trong Nghị quyết lần 2, khóa VIII, Ban chấp
    hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam [40] và được cụ thể hóa tại điều 27, luật
    giáo dục (2005): “PP giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
    động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng
    PP tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào
    thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS” [34].
    Hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đang đẩy mạnh đổi mới PPDH theo hướng
    tổ chức cho HS hoạt động tích cực, tự lực, tìm tòi, xây dựng kiến thức, hình thành
    và phát triển NL. Đã có nhiều công trình nghiên cứu và tài liệu hướng dẫn thực hiện
    việc tổ chức hoạt động nhận thức tích cực, tự lực, sáng tạo của HS trong DHVL
    được triển khai áp dụng ở các trường phổ thông, bước đầu đem lại những kết quả
    nhất định [11], [17], [19], [22], [39] [48], [49], [53], [61], [62], [63], [71], [72].
    Tuy nhiên vẫn tồn tại những hạn chế trong DH như: “ học mà chưa hiểu (học
    vẹt), học chưa đi đôi với hành và học mà chưa sáng tạo " [13]. Hiện nay một trong
    những phương hướng đổi mới PPDHVL ở bậc THCS là đẩy mạnh việc vận dụng
    các hình thức DH mở nhằm phát triển NL hành động cho người học. Trong đó
    DHDA được đặc biệt chú trọng [28], bởi vì DHDA tổ chức cho HS vận dụng kiến
    thức để giải quyết các VĐ mở gắn với đời sống thực, kết hợp lí thuyết với thực
    hành, tạo ra một SP thật có thể trưng bày và giới thiệu được, giúp người học hiểu
    được nghĩa của kiến thức. Đồng thời hình thành và phát triển ở người học NL: giải
    2
    quyết VĐ, xây dựng và thực hiện kế hoạch, hợp tác, tư duy phân tích, tổng hợp, phê
    phán và sáng tạo, . tạo tiền đề cho người học có được những thành công nhất định
    khi hội nhập vào đời sống thực tiễn.
    Phần kiến thức trong chương Điện học ở vật lí lớp 9 có nhiều ứng dụng trong
    thực tiễn đời sống và kĩ thuật nên rất thuận lợi để tổ chức DHDA.
    Ý tưởng trên thúc đẩy chúng tôi chọn đề tài luận án: T chc DHDA mt s
    kiến thc thuc chương Đin hc (VL lp 9 THCS) nhm phát huy tính năng động,
    bi dưỡng NL sáng to và hp tác c
    a HS”.
    2. Mc đích nghiên cu
    Tổ chức DHDA một số kiến thức trong chương Điện học VL lớp 9 THCS
    nhằm phát huy tính năng động, bồi dưỡng NL sáng tạo và hợp tác của người học.
    3. Đối tượng nghiên cu
    Đề tài luận án tập trung vào các đối tượng nghiên cứu sau:
    - Nội dung kiến thức chương Điện học VL lớp 9 THCS.
    - Hoạt động dạy và học các kiến thức Điện học - VL lớp 9 THCS.
    4. Gi thuyết khoa hc
    Nếu vận dụng cơ sở lí luận của DHDA vào dạy học các kiến thức Điện học
    trong chương trình VL lớp 9 để tổ chức cho HS hoạt động tìm tòi, giải quyết các
    VĐ liên quan đến thực tiễn đời sống thì có thể phát huy được tính năng động, bồi
    dưỡng được NL sáng tạo và hợp tác của HS.
    5. Nhim v nghiên cu
    Để đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài chúng tôi thực hiện các nhiệm vụ sau:
    - Nghiên cứu các quan điểm hiện đại về dạy và học, cơ sở lí luận của DHDA,
    DHDA với việc phát huy tính năng động, sáng tạo và hợp tác của người học.
    - Nghiên cứu mục tiêu giáo dục phổ thông, đặc thù của môn VL ở trường phổ
    thông, tiến trình giải quyết vấn đề trong nghiên cứu khoa học, tiến trình DHDA nói
    chung từ đó xây dựng tiến trình DHDA trong DHVL ở trường phổ thông.
    - Điều tra ban đầu để phân tích các khó khăn của GV và HS khi dạy và học một số
    kiến thức Điện học – SGK VL lớp 9 THCS và đề xuất các giải pháp khắc phục.
    - Nghiên cứu nội dung Điện học VL lớp 9 và các tài liệu khoa học có liên quan.
    - Soạn thảo tiến trình DHDA một số kiến thức Điện học VL lớp 9, THCS đáp ứng
    yêu cầu phát huy tính năng động, NL sáng tạo và hợp tác của HS trong học tập.
    - Tiến hành TN sư phạm theo các tiến trình đã soạn thảo, ĐG hiệu quả của các
    tiến trình DH đó đối với việc phát huy tính năng động, sáng tạo và hợp tác của HS
    nhằm kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học của đề tài.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...