Thạc Sĩ Tổ chức dạy học dự án các ứng dụng kĩ thuật chương dòng điện xoay chiều vật lý 12 Phổ thông trung họ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 8/1/15.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Tổ chức dạy học dự án các ứng dụng kĩ thuật chương dòng điện xoay chiều vật lý 12 Phổ thông trung học

    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài
    Hiện nay, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế vẫn đang là xu thế khách quan đối với tất cả các quốc gia trên thế giới, và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Muốn hội nhập vào xu thế này đòi hỏi phải có nguồn nhân lực có trình độ cao, có đầy đủ những phẩm chất, năng lực; giỏi về chuyên môn, vững về tay nghề, năng động, sáng tạo, tích cực, tự lực, có kĩ năng vận dụng vào thực tiễn. Đó chính là nhiệm vụ được đặt ra rất cấp thiết đối với ngành giáo dục, vì sản phẩm của giáo dục chính là con người, mục tiêu của giáo dục chính là đào tạo ra những con người đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Vì vậy, để đào tạo được nguồn nhân lực có trình độ cao phù hợp với nhu cầu hội nhập quốc tế thì bắt buộc nền giáo dục nước ta phải đổi mới toàn diện, trong đó có nội dung, phương pháp giáo dục (PPGD) trong các trường phổ thông sao cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

    Thấy rõ được tầm quan trọng, vai trò chiến lược của sự nghiệp giáo dục, Đảng và Nhà nước ta xác định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho sự phát triển, và giáo dục phải luôn là lực lượng tiên phong trong sự nghiệp đổi mới của đất nước. Do đó, Đảng và Nhà nước ta luôn đề ra những quan điểm chỉ đạo kịp thời và xây dựng những mục tiêu để định hướng cho sự phát triển của sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

    Trước yêu cầu bức thiết đó, ngành Giáo dục đã tiến hành đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học (PPDH) theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS; tăng cường khai thác và sử dụng các PPDH tích cực nhằm rèn luyện cho HS biết cách tự học, tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc phát hiện và giải quyết vấn đề để tự chiếm lĩnh tri thức mới; góp phần giáo dục kĩ năng sống, tư duy bậc cao và giáo dục toàn diện cho HS. Vật lý (VL) là một môn học có nhiều ứng dụng quan trọng trong các lĩnh vực khoa học và đời sống. Những hiện tượng VL trong tự nhiên diễn ra vô cùng phong phú và thú vị. Tuy nhiên, việc dạy học VL hiện nay ở trường phổ thông phần lớn là chỉ tập trung dạy những kiến thức thuần túy và tập trung vào việc luyện giải
    bài tập. Điều đó phần nào làm cho HS giảm hứng thú với môn học, làm cho kiến thức HS học được ở trường chưa gắn với thực tiễn. Vì vậy việc gắn liền tri thức được học với những ứng dụng trong cuộc sống rất cần được quan tâm nghiên cứu.

    Hiện nay, điều kiện về môi trường học tập và cơ sở vật chất nhìn chung đã được đảm bảo. Đồ dùng và phương tiện dạy học trong nhà trường được trang bị tương đối đầy đủ. Công nghệ thông tin đã được đưa vào trường học, làm cho HS không còn thấy xa lạ với máy tính, máy chiếu qua đầu .; làm cho khả năng cập nhật thông tin cũng như tiếp cận tri thức mới của HS cũng khá hơn nhiều.

    Những điều nêu trên đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc đổi mới PPDH, trong đó có dạy học dự án (DHDA), đặc biệt là DHDA về những ứng dụng của Vật lí. Có nhiều cách gọi khác nhau, có thể gọi là DHDA, dạy học theo dự án hoặc dạy học dựa theo dự án, nhưng trong khuôn khổ luận văn này chúng tôi nhất quán dùng một tên gọi là dạy học dự án. DHDA là một hình thức tổ chức dạy học theo quan điểm dạy học định hướng vào người học, quan điểm dạy học định hướng hoạt động và quan điểm dạy học tích hợp. Do xuất phát từ thực tiễn, DHDA góp phần gắn lí thuyết với thực hành, tư duy và hành động, tham gia tích cực vào việc đào tạo khả năng làm việc tự lực, sáng tạo của người học. Ngoài ra, DHDA còn là phương pháp giúp phát triển năng lực toàn diện cho HS, theo như Nguyễn Văn Biên (Đại học sư phạm Hà nội) đã nói: "Hình thức dạy học theo dự án không những tạo hứng thú cho HS với môn học mà còn giúp cho HS phát triển những năng lực toàn diện. Đó là khả năng tự đặt vấn đề, tự lập kế hoạch giải quyết vấn đề, tự đánh giá và khả năng làm việc theo nhóm".

    Đặc điểm của môn Vật lí là môn khoa học thực nghiệm có nhiều ứng dụng trong thực tiễn đời sống và trong kĩ thuật. Trong khi đó DHDA lại xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn (thiếu điện, giao thông, dịch bệnh .). Chính vì vậy dạy học vật lí có nhiều điều kiện để tổ chức DHDA.

    Trong chương trình Vật lí lớp 12 THPT thì chương “Dòng điện xoay chiều” là chương có nhiều ứng dụng kĩ thuật nhất, các ứng dụng này rất gần gũi trong cuộc sống của người dân Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng. Một số ứng dụng có điều kiện thực hiện DHDA và phù hợp với điều kiện kinh tế của các gia đình HS ở nơi đây. Ngoài ra các ứng dụng tạo cho HS cảm giác hứng thú và thiết thực khi nghiên cứu nó.

    Trong thập kỷ vừa qua, việc triển khai DHDA (trong thực tế dạy học) ở các nước đã trở nên khá quen thuộc, đã được phát triển chính thức thành một chiến lược và chiếm vị thế nhất định trong lớp học. Tuy nhiên hình thức này vẫn còn ít nhiều xa lạ với Việt Nam, và đặc biệt là ở các trường phổ thông. Thông qua nghiên cứu và tìm hiểu, hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về DHDA (sẽ được trình bày ở phần tổng quan các vấn đề nghiên cứu). Tuy nhiên chưa có một công trình khoa học nào ở địa bàn nghiên cứu của đề tài về DHDA những ứng dụng kĩ thuật (ƯDKT) chương “Dòng điện xoay chiều” Vật lí 12 THPT.

    Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi đã chọn đề tài: Tổ chức dạy học dự án các ƯDKT chương “Dòng điện xoay chiều” Vật lí 12 THPT.

    2. Mục tiêu của đề tài
    Xây dựng tiến trình DHDA các ƯDKT chương “Dòng điện xoay chiều” Vật lí 12 THPT đáp ứng mục tiêu dạy học môn vật lí, nhằm góp phần phát huy TTC và TL của HS.

    3. Đối tượng nghiên cứu
    Hoạt động DHDA các ƯDKT của Vật lí.

    4. Giả thuyết khoa học
    Nếu xây dựng tiến trình DHDA các ƯDKT chương “Dòng điện xoay chiều” Vật lí 12 THPT đáp ứng mục tiêu dạy học môn vật lí mà mục tiêu đề tài đã đặt ra, thì có thể góp phần phát huy TTC và TL của HS.

    5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

    5.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận về:
    Dạy học dư án;
    Dạy học về ứng dụng kĩ thuật của vật lí;
    Mục tiêu dạy học môn vật lí;
    Tính tích cực và tự lực của HS;

    5.2 Nghiên cứu cơ sở thực tiễn việc tổ chức DHDA các ƯDKT chương “Dòng điện xoay chiều” Vật lí 12 THPT, nhằm góp phần phát huy TTC và TL của HS ở trường phổ thông tại địa bàn nghiên cứu;
    5.3 Đề xuất tiến trình DHDA các ƯDKT, nhằm góp phần phát huy TTC và TL của HS;
    5.4 Nghiên cứu nội dung, chương trình sách giáo khoa (SGK) và xây dựng cấu trúc logic nội dung kiến thức của chương “Dòng điện xoay chiều” Vật lí 12 THPT;
    5.5 Đề xuất tiến trình DHDA các ƯDKT chương “Dòng điện xoay chiều” Vật lí 12 THPT, nhằm góp phần phát huy TTC và TL của HS;
    5.6 Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng giả thuyết khoa học đề tài đã đặt ra;

    6. Phạm vi nghiên cứu
    + Về chương trình: Chương “Dòng điện xoay chiều” Vật lí 12 THPT;
    + Địa bàn: trường THPT Đông Triều- Huyện Đông Triều- Tỉnh Quảng Ninh.

    7. Phương pháp nghiên cứu
    7.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
    - Nghiên cứu những văn kiện của Đảng, nhà nước; Luật giáo dục; Các chỉ thị của Bộ giáo dục và đào tạo về đổi mới giáo dục;
    - Nghiên cứu các tài liệu và cơ sở lí luận có liên quan đến đề tài.

    7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    + Điều tra (thông qua phiếu điều tra và các biện pháp khác).
    + Phỏng vấn, trao đổi .

    7.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
    Tổ chức DHDA các đề xuất của đề tài tại trường phổ thông thực nghiệm.

    7.4. Phương pháp thống kê toán học
    Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí kết quả TNSP.

    8. Dự kiến đóng góp của đề tài
    - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận của việc tổ chức DHDA các ƯDKT nhằm góp phần phát huy TTC và TL của HS trong học tập.
    - Đề xuất tiến trình dạy học dự án một số ƯDKT chương “Dòng điện xoay chiều” Vật lí 12 THPT, nhằm góp phần phát huy TTC và TL của HS.
    - Có thể làm tài liệu tham khảo cho GV dạy bộ môn Vật lý ở các trường THPT và sinh viên các trường sư phạm.

    9. Cấu trúc của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo luận văn gồm 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tổ chức DHDA các ƯDKT, nhằm góp phần phát huy TTC và TL của HS THPT;
    Chương 2: Xây dựng tiến trình DHDA các ƯDKT chương “Dòng điện xoay chiều” Vật lí 12 THPT, nhằm góp phần phát huy TTC và TL của HS;
    Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

    MỤC LỤC

    LỜI CAM ĐOAN .i
    LỜI CẢM ƠN .ii
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .iv
    DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ VÀ SƠ ĐỒ v
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài .1
    2. Mục tiêu của đề tài 3
    3. Đối tượng nghiên cứu 3
    4. Giả thuyết khoa học .3
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài .3
    6. Phạm vi nghiên cứu .4
    7. Phương pháp nghiên cứu .4
    8. Dự kiến đóng góp của đề tài 4
    9. Cấu trúc của luận văn 5
    NỘI DUNG 6
    Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC DHDA
    CÁC ƯDKT, NHẰM GÓP PHẦN PHÁT HUY TTC VÀ TL CỦA HS THPT .6
    1.1. Tổng quan .6
    1.2. Cơ sở lí luận .7
    1.2.1. Dạy học dự án .7
    1.2.2. Dạy học các ƯDKT .21
    1.2.3. Mục tiêu dạy học môn vật lí trong nhà trường phổ thông 28
    1.2.4. Tính tích cực, tự lực của HS .30
    1.3. Cơ sở thực tiễn của DHDA các ƯDKT nhằm góp phần phát huy TTC và TL của HS tại địa bàn nghiên cứu .37
    1.3.1. Thực trạng .37
    1.3.2. Nguyên nhân 38
    1.4.1 Xây dựng tiêu chí đánh giá TTC và TL của HS 39
    1.4.2. Tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện dự án cho từng HS 40
    1.5. Kết luận chương 1 43
    Chương 2. XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH DHDA CÁC ƯDKT CHƯƠNG “DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU” VẬT LÍ 12 THPT NHẰM GÓP PHẦN PHÁT HUY TTC VÀ TL CỦA HS 45
    2.1. Đề xuất tiến trình DHDA các ƯDKT, nhằm góp phần phát huy TTC và TL của HS 45
    2.2. Nghiên cứu nội dung chương trình, sách giáo khoa (SGK) Vật lí 12 THPT và xây dựng cấu trúc logic nội dung kiến thức chương “Dòng điện xoay chiều” Vật lí 12 THPT 53
    2.2.1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương 54
    2.2.3. Một số khó khăn và sai lầm của GV và HS khi dạy học chương “ Dòng điện xoay chiều” Vật lí 12 THPT 55
    2.3. Đề xuất tiến trình DHDA một số ƯDKT chương “Dòng điện xoay chiều .57
    2.3.1. Lựa chọn các ƯDKT chương “Dòng điện xoay chiều” Vật lí 12 THPT để tiến hành DHDA 57
    2.3.2. Đề xuất tiến trình DHDA một số ƯDKT chương “Dòng điện xoay chiều” Vật lí 12 THPT 57
    2.4. Lịch làm việc cụ thể 71
    2.5. Kết luận chương 2 72
    Chương 3. THựC NGHIỆM SƯ PHẠM 74
    3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm .74
    3.1.1. Mục đích .74
    3.1.2. Nhiệm vụ 74
    3.2. Đối tượng và nội dung của thực nghiệm sư phạm 74
    3.2.1. Đối tượng .74
    3.2.2. Nội dung .74
    3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm .75
    3.3.1. Chọn mẫu thực nghiệm .75
    3.3.2. Tiến hành dạy thực nghiệm .75
    3.3.3. Thu thập thông tin cho phần đánh giá định tính .76
    3.3.4. Thu thập thông tin cho phần đánh giá định lượng 77
    3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm .77
    3.4.1. Nhận xét, phân tích giờ học thực nghiệm theo tiến trình đã đề xuất .77
    3.4.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm .79
    3.4.3. Kiểm định giả thuyết thống kê .86
    3.4.4. Một số sản phẩm dự án của HS .87
    3.5. Kết luận chương 3 91
    KẾT LUẬN CHUNG .93
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .94
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...