Thạc Sĩ Tổ chức dạy học chương "Động Lực Học Chất Điểm" vật lý 10 ban cơ bản gắn với thực tiễn nhằm

Thảo luận trong 'Vật Lý' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Thạc Sỹ Tổ chức dạy học chương "Động Lực Học Chất Điểm" vật lý 10 ban cơ bản gắn với thực tiễn nhằm tạo hứng thú học tập cho HS và nâng cao hiệu quả dạy học


    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    Một thực tế chúng ta cần phải nhận thấy rằng đa số GV ở vùng sâu, vùng
    xa thường giảng dạy cho HS những gì có trong SGK nên khi học xong một chương
    bất kỳ nào đó thì HS hầu như không thể và không biết áp dụng nó như thế nào cả,
    HS chỉ có thể áp dụng kiến thức đã học vào việc giải các bài tập theo yêu cầu của
    SGK và theo yêu cầu của GV mà thôi, nên những kiến thức các em đã học đôi khi
    không giúp ít gì cho cuộc sống thực tiễn, như vậy kiến thức đã học không những
    không được phát huy mà đôi lúc làm cho HS cảm thấy mệt mỏi vì các kiến thức đã
    học quá xa rời với thực tiễn của cuộc sống, HS cũng biết rằng vật lý học giúp cho
    cuộc sống rất nhiều, nhưng các em không biết phải vận dụng nó vào thực tiễn như
    thế nào. Như vậy HS cảm thấy không có nhu cầu tìm tòi khám phá thế giới xung
    quanh, không say mê yêu thích học tập, nên hiện nay số học sinh chán nản và sợ
    học môn vật lý càng ngày càng tăng lên. Nếu như HS học mà vận dụng được
    những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống thì các em sẽ thích học hơn và thấy
    rằng việc học tập rất có ích cho bản thân.
    Bên cạnh phương pháp giảng dạy của GV thì đối với HS ở vùng sâu vùng
    xa, đa số HS chỉ học tập và tham khảo sách giáo khoa, kiến thức chưa vượt ra khỏi
    chương trình, các kiến thức chỉ thể hiện dưới dạng công thức định luật, chưa dùng
    để giải quyết các vấn đề thực tiễn cũng góp phần làm cho HS sợ học môn học này.
    Do đó ở điều 28, yêu cầu về nội dụng phương pháp giáo dục phổ thông mục tiêu
    giáo dục phổ thông, tại khóa XI kỳ họp thứ 7 từ ngày 5 tháng 5 đến ngày 14 tháng 6
    năm 2005 có nêu rõ: Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực,
    tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học,
    môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện
    kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,
    hứng thú học tập cho học sinh.[50]
    Việc đổi mới phương pháp dạy học không những chỉ có ở người giáo viên
    mà cả người học cũng phải nỗ lực rất nhiều trong quá trình học tập, vận dụng và


    chiếm lĩnh kiến thức. Giáo viên và học sinh phải xóa bỏ những thói quen thầy dạy,
    trò thụ động chờ đến giờ lên lớp mới lúc đó học những kiến thức mới, mà không có
    sự suy nghĩ tìm tòi để giải quyết một nhiệm vụ trước đó đã đặt ra.
    Cách đánh giá kết quả học tập của HS còn mang tính truyền thống bằng cách
    kiểm tra miệng để trả bài cũ cùng một số kiểm tra giấy mà không dựa trên những
    sáng kiến và khả năng liên hệ thực tiễn của HS.
    Chính những cơ sở trên nên chúng tôi chọn đề tài: Tổ chức dạy học chương
    “Động lực học chất điểm”- vật lí 10 Ban cơ bản gắn với thực tiễn nhằm tạo
    hứng thú học tập cho học sinh và nâng cao hiệu quả của việc dạy học làm đề tài
    nghiên cứu.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Xây dựng tiến trình dạy học chương “Động lực học chất điểm” ( Vật lý 10-
    Cơ Bản) gắn với thực tiễn nhằm tạo hứng thú cho học sinh đồng thời nâng cao hiệu
    quả của việc dạy học.
    3. Giả thuyết khoa học
    Nếu tổ chức dạy học vật lý gắn với thực tiễn cuộc sống phù hợp về mặt khoa
    học, sư phạm, phù hợp với yêu cầu đổi mới PPDH thì sẽ làm cho học sinh có hứng
    thú trong học tập môn vật lý đồng thời nâng cao hiệu quả của việc dạy học.
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Nghiên cứu cơ sở lý luận, vận dụng phương pháp dạy học thích hợp để dạy
    học theo hướng gắn với thực tiễn nhằm tạo hứng thú trong học tập và nâng cao hiệu
    quả của việc dạy học.
    - Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa Vật lý 10 – Chương: “Động lực
    học chất điểm” - Ban cơ bản.
    - Tìm hiểu thực trạng dạy gắn với thực tiễn cuộc sống của giáo viên và việc
    học của học sinh theo hướng tạo hứng thú trong học tập của học sinh.
    - Soạn thảo tiến trình dạy học theo hướng gắn với thực tiễn cuộc sống nhằm
    tạo hứng thú học tập cho HS trong chương “Động lực học chất điểm” vật lý 10-
    Ban cơ bản.


    - Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường THPT nhằm xác định mức độ
    phù hợp, đánh giá tính khả thi và hiệu quả của tiến trình sau đó rút kinh nghiệm để
    hoàn thiện.
    5. Phương pháp nghiên cứu
     Nghiên cứu lí luận
    - Nghiên cứu tư liệu về cơ sở lí luận dạy học nhằm tổ chức cho HS học tập
    gắn với thực tiễn cuộc sống.
    - Nghiên cứu nội dung, cấu trúc của chương II- Động lực học chất điểm, Lớp
    10- Ban cơ bản.
    - Nghiên cứu, điều tra thực trạng dạy và học của chương II- Động lực học
    chất điểm, Lớp 10- Ban cơ bản ở các trường THPT của Long An. Dựa trên thực
    trạng đã biết rồi vận dụng lí luận để xây dựng các tiến trình cụ thể.
     Nghiên cứu thực nghiệm
    - Nghiên cứu, khai thác tài liệu liên quan đến việc thiết kế dạy học gắn với
    thực tiễn.
    - Chọn mẫu và thực nghiệm sư phạm ở trường THPT thuộc tỉnh Long An để
    kiểm tra giả thuyết.
     Phương pháp thống kê toán học
    Sử dụng phương pháp thống kê toán học để trình bày kết quả thực nghiệm
    sư phạm và kiểm định giả thuyết thống kê về sự khác biệt trong kết quả học tập của
    hai nhóm đối chứng và thực nghiệm.
    6. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
     Đối tượng nghiên cứu: Mục tiêu
    Mục tiêu giáo dục
    Nội dung chương trình và phương pháp dạy vật lý THPT
    Việc vận dụng lí luận của dạy học hiện đại vào dạy học để tổ chức hoạt động
    học tập cho học sinh ở trường THPT.
     Khách thể nghiên cứu
    Lí luận và thực tiễn dạy học ở trường THPT.



    7. Giới hạn của đề tài
    Nghiên cứu việc tổ chức hoạt động học tập vật lý gắn với thực tiễn nhằm tạo
    hứng thú trong học tập cho HS và nâng cao hiệu quả của việc dạy học trong
    chương “Động lực học chất điểm” vật lý 10 Ban cơ bản.
    8. Cấu trúc luận văn
    Luận văn có cấu trúc như sau:
    Mở đầu
    Nội dung
    Chương 1- Cơ sở lý luận của đề tài
    Chương 2- Xây dựng tiến trình dạy học chương “Động lực học chất
    điểm” vật lý 10 Ban cơ bản gắn với thực tiễn
    Chương 3- Thực nghiệm sư phạm
    Kết luận
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục
    Trong đó:
    Phần mở đầu có 4 trang
    Phần nội dung có 125 trang
    Phần kết luận có 2 trang
    Phần phụ lục có 25 trang
    Luận văn có sử dụng 50 tài liệu tham khảo

     
Đang tải...