Luận Văn Tổ chức công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Doanh nghiệp

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu
    Kế toán ra đời, tồn tại và phát triển cùng với nền văn minh nhân loại, đây được coi là một trong những phát minh to lớn nhất của xã hội loài người. Ngày nay công tác kế toán đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quản lý kinh tế. Nó đã trở thành một công cụ không thể thiếu để nâng cao chất lượng quản lý kinh tế và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp .
    Trong nền kinh tế thị trường, khi hiệu quả kinh doanh được xem là vấn đề tồn tại hay không tồn tại của doanh nghiệp thì có rất nhiều biện pháp được đặt ra nhằm nâng cao hơn nữa lợi nhuận đạt được. Một biện pháp hiệu quả đang được các doanh nghiệp áp dụng rộng rãi đó là phấn đấu không ngừng để tiết kiệm chi phí sản xuất (CPSX), hạ giá thành sản phẩm .
    Trong doanh nghiệp sản xuất, chi phí chiếm một tỷ trọng lớn và có tính quyết định đến giá thành sản phẩm. Chi phí và giá thành được coi là hai chỉ tiêu cơ bản, có mối quan hệ khăng khít với nhau trong hệ thống chỉ tiêu kinh tế chính của một doanh nghiệp nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp trong từng chu kỳ kinh doanh. Tiết kiệm CPSX và hạ giá thành sản phẩm có ý nghĩa to lớn đối với việc tăng tích luỹ cho doanh nghiệp cũng như tăng sự đóng góp cho nền kinh tế của doanh nghiệp. Để tiết kiệm CPSX, hạ giá thành sản phẩm thì doanh nghiệp phải thực hiện tổ chức kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm. Tuy đã có được quan tâm thích đáng nhưng vấn đề nay vẫn còn tồn tại nhiều bất cập cả về lý luận và thực tiễn. Thông tin về kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm chưa được thu thập, xử lý và cung cấp một cách kịp thời, có hiệu quả cho các đối tượng sử dụng thông tin, nhất là đối với các nhà quản lý kinh tế .
    Trong xu hướng phát triển của nền kinh tế Việt Nam, đòi hỏi phải có những nghiên cứu mang tính lý luận và thực tiễn về tổ chức kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm để phục vụ cho việc đề ra quyết định kinh tế nhằm bổ xung và hoàn thiện cả về lý luận và thực tiễn, từ đó giúp cho công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm có thể cung cấp những thông tin kinh tế tin cậy , có hiệu quả cho các đối tượng sử dụng thông tin .
    Từ nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm nói riêng, qua tìm hiểu thực tế tại công ty Sợi Trà Lý Thái Bình trực thuộc tổng công ty Dệt May Việt Nam , Em đã đi sâu nghiên cứu đề tài: “ Tổ chức công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Doanh nghiệp “.
    Nội dung của Luận văn tốt nghiệp gồm 3 chương :
    Chương 1 : Lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm .
    Chương 2 : Thực trạng tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty Sợi Trà lý Thái bình .
    Chương 3 : Hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm .
    Được sự hướng dẫn tận tình của các Thầy cô cùng với sự nỗ lực phấn đấu của bản thân, Luận văn của em đã hoàn thành đúng thời gian quy định .
    Em xin chân thành cảm ơn các Thầy cô giáo trong khoa kế toán và Phòng kế toán tài Vụ công ty sợi trà lý, đã giúp đỡ và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để em hoàn tất bản luận văn này .
    Tuy nhiên do thời gian và kiến thức có hạn nên trong quá trình thực hiện chắc chắn luận văn không tránh được thiếu sót, em xin tiếp thu ý kiến chỉ bảo của các Thầy cô và các nhà chuyên môn.



















    Chương 1 :
    Lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất
    và tính giá thành sản phẩm .
    1 – Sự cần thiết tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất .
    1.1 - ảnh hưởng của cơ chế thị trường đến kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
    Trong nền kinh tế thị trường , doanh nghiệp là một đơn vị sản xuất hàng hoá độc lập , tự chủ trong hoạt động kinh tế . Các doanh nghiệp nhà nước cũng không còn được bảo hộ của Nhà nước như trước mà nhà nước thực hiện giao quyền sử dụng vốn , trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn các doanh nghiệp nhằm tạo sự độc lập tương đối trong tổ chức sử dụng vốn và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như để đảm bảo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế . Công tác kinh doanh được nhà nước quy định thông qua hệ thống pháp lệnh mang tính chất hướng dẫn chung, nội dung cụ thể doanh nghiệp có thể tự áp dụng cho phù hợp và có hiệu quả dựa trên điều kiện thực tế của doanh nghiệp.
    Trong nền kinh tế thị trường, giữa các doanh nghiệp trong nước cũng như ngoài nước có sự cạnh tranh gay gắt buộc các doanh nghiệp phải tiến hành hạch toán kinh doanh và tìm mọi cách để thu được nhiều lợi nhuận nhất. Vì vậy vấn đề tiết kiệm chi phí để hạ giá thành sản phẩm luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu để duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã trở thành phần hành kế toán quan trọng nhất đối với doanh nghiệp. Thông qua khâu kế toán này doanh nghiệp sẽ xác định được chi phí đã chi ra trong quá trình SXKD, so sánh với thu nhập để thấy được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Từ đó doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định hợp lý cho hoạt động SXKD trong kỳ kế tiếp .
    1.2 – Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
    Khi nền kinh tế càng phát triển thì các doanh nghiệp càng phải quản lý chặt chẽ về mọi mặt nhằm tối đa hoá lợi nhuận . Muốn thực hiện được điều này danh nghiệp phải chú trọng tới áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất , quản lý và sử dụng lao động có hiệu quả, bố trí các khâu sản xuất hợp lý . bên cạnh đó , doanh nghiệp cũng phải tăng cường quản lý kinh tế mà trọng tâm là quản lý CPSX và giá thành sản phẩm với công cụ quản lý quan trọng không thể thiếu là kế toán.
    Với chức năng là ghi chép, tính toán phản ánh và giám đốc một cách thường xuyên, liên tục sự biến động của vật tư , lao động tiền vốn , kế toán đã sử dụng cả thước đo hiện vật và thước đo giá trị để quản lý chi phí , vì thế mới có thể cung cấp kịp thời các tài liệu cần thiết về các chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất từ đó đáp ứng kịp thời nhu cầu quản lý CPSX đối với từng loại hoạt động, sản phẩm, lao vụ, dịch vụ .
    Qua công tác kế toán , các nhà quản trị doanh nghiệp sẽ biết được tình hình sử dụng các yếu tố chi phí là tiết kiệm hay lãng phí khi so sánh chi phí thực tế và chi phí định mức để đề ra các bện pháp kịp thời, phù hợp nhằm tiết kiệm CPSX, hạ giá thành sản phẩm. Trong cơ chế thị trường nếu tiết kiệm được chi phí, hạ giá thành trong khi chất lượng sản phẩm không đổi thì sẽ càng tạo được chỗ đứng cho doanh nghiệp trên thương trường. Như vậy kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm là phần hành kế toán không thể thiếu khi thực hiện chế độ hạch toán kinh tế.
    2 – Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất trong Doanh nghiệp sản xuất .
    2.1 – Khái niệm bản chất của chi phí sản xuất
    - Khái niệm : Chi phí sản xuất (còn gọi là chi phí sản xuất chế tạo sản phẩm) của doanh nghiệp là toàn bộ hao phí về lao động sống , lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp phải chi ra trong quá trình sản xuất , chế tạo sản phẩm trong một thời kỳ nhất định được biểu hiện bằng tiền .
    - Nội dung của CPSX : CPSX không những bao gồm yếu tố lao động sống cần thiết liên quan đến sử dụng lao động (Tìên lương, tiền công) lao động vật hoá ( khấu hao tài sản cố định, chi
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...