Tiểu Luận Tổ chức công tác quản lý tiêu thụ sản phẩm Hàng hóa tại công ty thương mại xuất nhập khẩu - Hà Nội

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục Lục
    LỜI MỞ ĐẦU 3
    PHẦN I : ĐẶC ĐIỂM CÔNG TY THƯƠNG MẠI XNK - HÀ NỘI: 5
    I . Quá trình hình thành và phát triển của công ty . 5
    1 . Giai đọan 1. 5
    2 . Giai đoạn 2 . 5
    3 . Giai đoạn 3 . 6
    II. Chức năng, vị trí, nhiệm vụ của Công ty trong nền kinh tế. 7
    1 . Chức năng 7
    2 . Vị trí 9
    3 . Nhiệm vụ 10
    III : Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty . 11
    1 . Mô hình quản lý tổ chức của Công ty . 11
    2 . Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban . 13
    3. Tổ chức bộ máy, kế toán của Công ty . 14
    4. Đặc điểm về lao động của Công ty 16
    IV . Một số đặc điểm kinh doanh của Công ty . 19
    1 . Đặc điểm về lĩnh vực kinh doanh và mặt hàng kinh doanh 19
    2 . Đặc điểm về nguồn vốn . 20
    3. Các chỉ tiêu về tình hình tài chính và một số kết quả sản xuất kinh doanh đạt được của Công ty 21

    PHẦN II : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIÊU THỤ SẢN PHẨM HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY. 22
    I . Một số vấn đề lý luận chung về tiêu thụ sản phẩm hàng hoá . 22
    1. Quan niệm về tiêu thụ . 22
    2. Vai trò của công tác tiêu thụ sản phẩm hang hoá . 22
    3. Các hoạt động chủ yếu của công tác tiêu thụ . 23
    4. Phương thưc tiêu thụ sản phẩm . 23
    II . Phân tích thực trạng công tác quản lý tiêu thụ sản phẩm ở công ty 23
    1 . thị trường tiêu thụ . 23
    2 . Phân tích công tác nghiên cứu và xác định thị trương mục tiêu . 25
    2.1 Công tác nghiên cứu thị trương . 25
    2.2 Xác định thị trường mục tiêu phân đoạn thị trường . 26
    3 . Phân tích công tác xây dựng chiến lược và kê hoạch tiêu thụ sản phẩm 27
    3.1 Công tác xây dựng chiến lược . 27
    3.2 Xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm . 28
    4 . Phân tích tổ chức mạng lưới tiêu thụ . 28
    4.1.Lựa chọn kênh phân phối . 28
    4.2 Lựa chọn các phần tử trong kênh phân phối . 30
    4.3. Các hoạt động xúc tiến bán hàng . 30
    4.4. Quan hệ quần chúng và khuyếch trương khác . 31
    5.Tổ chức tiêu thụ sản phẩm . 31
    5.1. Tổ chức mạng lưới bán hàng . 31
    5.2. Tổ chưc lựa chọn nhân viên . 32
    III . Đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm . 32
    1 . Phân tích khối lương tiêu thụ sản phẩm qua các năm . 32
    2 . Phân tích các chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ lợi nhuận . 34

    PHẦN III : MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM HÀNG HOÁ Ở CÔNG TY THƯƠNG MẠI XNK - HÀ NỘI 37
    I . Đánh giá chung về công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty . 37
    1 . Thuận lợi . 37
    2 . Khó khăn và thử thách . 38
    II . Định hướng phát triển . 39
    1. Mục tiêu . 39
    2. Phương hướng hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hoá ở Công ty . 39
    3. Kế hoạch, mục tiêu phấn đấu năm 2003 40
    III . Một số giải pháp đẩy mạnh tốc độ hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng của Công ty. 40
    1.Tổ chức áp dụng chiến lược Marketing và hoạt động nghiên cứu thị trường. 40
    2. Phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm hợp lý . 41
    3.Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên, phổ biến kiến thức liên quan đến tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. 42
    4. Hoàn thiện chiến lược và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. 42
    IV. Một số ý kiến nhằm thực hiện và hoàn thành công tác quản lý tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của Công ty. 43
    1. Nhận xét chung. 43
    2. Một số ý kiến nhằm hoàn thành hơn nữa công tác tiêu thụ sản phẩm hàng hoá 44
    2.1. Về phía Nhà nước. 44
    2.2. Về phía Công ty . 44
    KẾT LUẬN. 46
    Lời Mở Đầu

    Trong giai đoạn hiện nay, cùng với xu thế vận động của thế giới, hội nhập hợp tác liên minh trên mọi lĩnh vưc: đời sống, kinh tế, xã hội để cùng phát triển, nền kinh tế Việt Nam đang từng bước “ thay da đổi thịt” dần hoà nhập vào cộng đồng nền kinh tế thế giới, khắc phục nguy cơ tụt hậu xa hơn nền kinh tế so với các nước xung quanh. Đặc biệt với đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta, duy trì cơ chế thị trường, nhằm thúc đẩy tận dụng tối đa các nguồn lực trong nuớc và ngoài nước để đảm bảo nhu cầu tiêu dùng, đời sống nhân dân tích luỹ trong nước và xuất khẩu tăng thu nhập quốc dân kích thích phát triển kinh tế xã hội. Ngay từ khi luật doanh nghiệp đi vào hoạt động có hiệu lực (tháng 1/2002) đã khẳng định một bước đổi mới trong hệ thống pháp lý tạo ra môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động, nhằm phát huy sức mạnh nền kinh tế. Từ thực tế cho ta thấy, số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngày càng tăng, bên cạnh đó việc tiêu thụ các sản phẩm hàng hoá là vấn đề quyết định sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp . Bởi vậy, để tồn tại và phát triển doanh nghiệp không những có nhiệm vụ thu mua gia công chế biến, sản xuất sản phẩm mà phải tổ chức tốt khâu tiêu thụ hàng hoá.
    Mục tiêu hàng đầu hiện nay của các doanh nghiệp là theo đuổi lợi nhuận. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để doanh nghiệp theo đuổi hoạt động kinh doanh thành công và làm ăn có hiệu quả trong môi trường cạnh tranh gay gắt, tài nguyên khan hiếm như hiện nay. Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào hoạt động quản lý tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp . Tiêu thụ sản phẩm hàng hoá sẽ đảm bảo yêu cầu trong quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục, nó là tấm gương phản chiếu hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Nếu như doanh nghiệp có một chiến lược tiêu thụ hàng hoá hợp lý, hàng hoá được tiêu thụ nhiều trên thị trường thì doanh nghiệp mới có điều kiện để tồn tại và phát triển. Ngược lại, chiến lược tiêu thụ sản phẩm hàng hoá không đúng đắn, doanh nghiệp không có khả năng thu hồi vốn, có thể lâm vào tình trạng khó khăn và từ đó dẫn đến phá sản .
    Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động quản lý tiêu thụ đối với Công ty. Trong quá trình thực tập và nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Thương Mại XNK - Hà Nội em nhận thấy vấn đề quản lý tiêu thụ là vấn đề bức xúc được toàn thể công ty quan tâm đến. Vì vậy em đã chọn đề tài báo cáo của mình là : “Tổ chức công tác quản lý tiêu thụ sản phẩm hàng hoá tại Công ty Thương Mại XNK - Hà Nội”. Với mục đích khảo sát thực trạng công tác quản lý tiêu thụ sản phẩm hàng hoá ở Công ty . Trên cơ sở phân tích thực trạng đó , em sẽ rút ra những tồn tại khó khăn của Công ty để từ đó đưa ra một số kiến nghị về phía doanh nghiệp và về phía Nhà nước nhằm đẩy mạnh công tác quản lý tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của Công ty , góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của Công ty.
    Nội dung của phần báo cáo ngoài phần mở đầu và phần kết luận được chia thành 3 phần chính sau:
    Phần I : Khái quát chung về Công ty Thương Mại XNK - Hà Nội
    Phần II : Thực trạng công tác quản lý tiêu thụ sản phẩm hàng hoá tại Công ty Thương Mại XNK - Hà Nội
    Phần III : Một số kiến nghị về công tác quản lý tiêu thụ sản phẩm hàng hoá tại Công ty Thương Mại XNK - Hà Nội .
    Trong quá trình thực hiện chuyên đề quản lý của mình em đã hết sức cố gắng, mặc dù vậy chuyên đề không thể tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Vì vậy em mong được các thầy cô giáo cùng các chú cán bộ nơi Công ty em thực tập đóng góp ý kiến để bài viết của em hoàn thiện hơn .

    Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo phụ trách: Trần Hoàng Long, cô giáo chủ nhiệm: Phùng Thị Lan Hương cùng các Thầy cô giáo trong khoa, các cô chú, anh chị cán bộ trong Công ty Thương Mại XNK - Hà Nội, nơi em thực tập đã giúp đỡ chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề quản lý này.


    [​IMG]
     
Đang tải...