Luận Văn Tổ chức công tác kế toán vật liệu tại Công ty Bánh kẹo Hải Hà

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU


    Sau hơn 10 năm thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế nước ta đã có những bước chuyển biến vững chắc, QHSX được điều chỉnh phù hợp với tính chất, trình độ và yêu cầu phát triển của LLSX. Cơ chế thị trường đã tạo cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội và những thử thách mới để tự khẳng định mình song cũng đặt ra trước mắt doanh nghiệp không ít khó khăn phải vượt qua để tồn tại.

    Để có một chỗ đứng trên trên thị trường, các Doanh nghiệp phải luôn tự cố gắng khẳng định vị trí của mình, không những khẳng định mình trên thị trường trong nước mà còn khẳng định mình trong thị trường khu vực và trên thị trường thế giới . Muốn vậy các Doanh nghiệp phải luôn biết tìm tòi những cái mới, biết thay thế, đổi mới những gì đã cũ cho phù hợp với Doanh nghiệp, phù hợp với thị trường. Do đó Công ty phải làm mọi cách đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng đối với sản phẩm của Công ty bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm tối đa để hạ giá thành sản phẩm, mẫu mã sản phẩm luôn thay đổi cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.

    Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, vật liệu chỉ tham gia vào một quá trình sản xuất, bị tiêu hao toàn bộ và chuyển toàn bộ giá trị một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Đối với Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hàng hoá, chi phí vật liệu thường chiếm tỉ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất cũng như giá thành sản phẩm. Để tối đa hoá lợi nhuận, nhất thiết các Doanh nghiệp phải tìm cách để giảm chi phí vật liệu một cách hợp lý. Chính vì vậy công tác quản lý vật liệu ở các Doanh nghiệp đã và đang được coi trọng.

    Để đáp ứng được yêu cầu đó các Doanh nghiệp phải tiến hành đồng bộ các biện pháp quản lý, các biện pháp cải tiến mọi yếu tố liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm. Xuất phát từ vai trò kế toán là công cụ để quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, các Doanh nghiệp luôn đặt mình trước những khó khăn cần giải quyết như: Nâng cao trình độ quản lý; hạ thấp giá thành sản phẩm; tiết kiệm chi phí.

    Qua thời gian thực tập tại Công ty Bánh kẹo Hải Hà, một phần nào em thấy rõ hơn tầm quan trọng của công tác kế toán đối với việc quản lý, đặc biệt là công tác kế toán vật liệu. Được sự giúp đỡ của cán bộ phòng Tài vụ và đặc biệt là sự giúp đỡ của TS. Lê Thị Hồng Phương, em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: Tổ chức công tác kế toán vật liệu tại Công ty Bánh kẹo Hải Hà. Tuy chưa có kinh nghiệm thực tế nhưng em vẫn mạnh dạn tìm hiểu về công tác hạch toán vật liệu tại Công ty này, nhằm một mặt nâng cao kiến thức, mặt khác muốn nêu ý kiến của mình nhằm hoàn thiện hơn công tác hạch toán tại Công ty.




















    Đề tài bao gồm 3 chương:

    CHƯƠNG I: Một số vấn đề lý luận cơ bản về công tác kế toán vật liệu trong DNSX.

    CHƯƠNG II: Tình hình thực trạng, tồn tại, hướng đi lên phải làm công tác hạch toán vật liệu tại Công ty Bánh kẹo Hải Hà.

    CHƯƠNG III: Một số ý kiến, đề nghị giải quyết các vấn đề hoàn thiện kế toán vật liệu tại Công ty Bánh kẹo Hải Hà.




















    CHƯƠNG I

    MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC

    KẾ TOÁN VẬT LIỆU TRONG DNSX.

    I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VẬT LIỆU:

    1.1. Khái niệm.

    Vật liệu là những đối tượng lao động được thể hiện dưới dạng vật hoá, chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh nhất định và toàn bộ giá trị vật liệu được chuyển hết một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Trong quá trình tham gia hoạt động sản xuất, dưới tác động của lao động, vật liệu bị hao toàn bộ hoặc bị thay đổi hình thái vật chất ban đầu.

    1.2. Đặc điểm.

    Đối với các Doanh nghiệp sản xuất, chi phí về các loại vật liệu thường chiếm tỉ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Do đó việc cung cấp nguyên vật liệu có kịp thời hay không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất sản phẩm của Doanh nghiệp. Chất lượng nguyên vật liệu quyết định đến chất lượng sản phẩm.

    Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố không thể thiếu được trong quá trình tái sản xuất. Quản lý nguyên vật liệu là phải quản lý cả về mặt hiện vật và về mặt giá trị. Và đó cũng chính là quản lý vốn kinh doanh và tài sản của Doanh nghiệp.

    Thêm vào đó vật liệu là tài sản dự trữ sản xuất, thường xuyên biến động. Doanh nghiệp phải thường xuyên mua nguyên vật liệu đáp ứng kịp thời cho quá trình tái sản xuất, chế tạo sản phẩm và nhu cầu khác của Doanh nghiệp. Vì vậy đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ việc thu mua và bảo quản nguyên vật liệu.

    II. PHÂN LOẠI.

    Do vật liệu sử dụng trong Doanh nghiệp có rất nhiều loại, nhiều thứ khác nhau nên để thuận tiện cho việc quản lý và hạch toán, cần thiết phải phân loại vật liệu. Phân loại vật liệu là việc sắp xếp các loại vật liệu với nhau theo một đặc trưng nhất định như theo vai trò tác dụng của vật liệu, theo nguồn hình thành, theo quyền sở hữu vật liệu Trong đó việc phân loại dựa vào vai trò và tác dụng của vật liệu trong sản xuất được sử dụng phổ biến. Theo cách phân loại này, vật liệu được chia làm các loại như sau:

    - Nguyên liệu,vật liệu chính: Là những nguyên vật liệu sau quá trình gia công, chế biến sẽ cấu thành thực thể vật chất chủ yếu của sản phẩm (bông trong nhà máy dệt, thép trong nhà máy cơ khí chế tạo, chè trong nhà máy chế biến chè, gỗ trong nhà máy chế biến sản xuất đồ gỗ). Ngoài ra nguyên vật liệu chính bao gồm cả bán thành phẩm mua ngoài để tiếp tục chế biến.

    - Nguyên liệu,vật liệu phụ: Là những nguyên vật liệu chỉ có tác dụng phụ trợ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...