Luận Văn Tồ chức công tác kế toán TSCĐ và tình hình trang bị sử dụng TSCĐ trong xí nghiệp giầy Kiêu Kỵ

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu

    Trong những năm gần đây, theo đường lối lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã và đang thực hiện bước vào sự nghiệp đổi mới toàn diện. Quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước cùng với sự đổi mới sâu sắc của cơ chế quản lý kinh tế đã tạo ra cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội mới. Để có được chỗ đứng vững chắc trong nền kinh tế thị trường hiện nay, một vấn đề đặt ra có tính chât sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp là uy tín, chất lượng sản phẩm. Để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, ngoài đội ngũ lao động lành nghề, giàu kinh nghiệm, cần có máy móc, thiết bị hiện đại, quy trình sản xuất tiên tiến đáp ứng cho yêu cầu SXKD.

    Tài sản cố đinhTSCĐ(.) là tư liệu sản xuất tạo nên vật chất kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân. TSCĐ giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. Việc mở rộng quy mô TSCĐ, nâng cao hiệu quả trong quá trình sử dụng TSCĐ góp phần tăng cường hiệu quả trong quá trình SXKD là mối quan tâm chung của các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Điều đó đặt ra yêu cầu đối với công tác quản lý TSCĐ ngày càng cao và nhất thiết phải tổ chức tốt công tác hạch toán TSCĐ trong các doanh nghiệp.

    Cũng như các doanh nghiệp khác, hiện nay xí nghiệp giày thể thao xuất khẩu Kiêu Kỵ thuộc công ty xuất nhập khẩu mây tre Việt Nam (BAROTEX) cũng đang tìm tòi các giải pháp tốt nhất để quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ. Đây cũng là giải pháp tối ưu cho các doanh nghiệp để có thể tạo ra chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

    Trong thời gian thực tập tạ xí nghiệp giày thể thao xuất khẩu Kiêu Kỵ thuộc công ty xuất nhập khẩu Mây- Tre- Đan Việt Nam, cùng với sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn và các cô trong phòng tài chính- kế toán, em đã chọn đề tai:"Tồ chức công tác kế toán TSCĐ và tình hình trang bị sử dụng TSCĐ trong xí nghiệp giầy Kiêu Kỵ".

    Nội dung

    Chương 1: Lý luận chung về tổ chức công tác TSCĐ trong các doanh nghiệp.


    11 Vị trí, vai trò của TSCĐ trong sản xuất kinh doanhSXKD():

    11.1 Đặc điểm chung của TSCĐ:

    11.1.1 Khái niệm:

    TSCĐ là những tài sản có hình thái vật chătTSCĐHH^') hoặc không có hình thái vật chătTSCĐVH^') do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ.

    11.1.2 Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ:

    Một tài sản được ghi nhận là TSCĐ thì phải thoả mãn định nghĩa về TSCĐ và 04 tiêu chuẩn sau:

    - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do tài sản đó mang lại;

    - Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy;

    - Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm;

    - Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.

    11.1.3 Đặc điểm chung của TSCĐ:

    - TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ SXKD và giữ nguyên hình thái hiện vật ban dăuđói^` với TSCĐHH) trong quá trình sử dụng.

    - Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn dần về mặt giá trị.

    11.2 Vị trí, vai trò của TSCĐ:

    TSCĐ là tư liệu sản xuất tạo nên vật chất kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân. TSCĐ giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. Đối với doanh nghiệp TSCĐ là điều kiện cần thiết để giảm nhẹ sức lao động và nâng cao năng suất lao động, nó thể hiện cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ, năng lực của đơn vị. Việc mở rộng quy mô TSCĐ, nâng cao hiệu quả trong quá trình sử dụng TSCĐ góp phần tăng cường hiệu quả trong quá trình SXKD là mối quan tâm chung của các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Điều đó đặt ra yêu cầu đối với công tác quản lý TSCĐ ngày càng cao và nhất thiết phải tổ chức tốt công tác hạch toán TSCĐ trong các doanh nghiệp.

    11.3 Yêu cầu quản lý TSCĐ:

    - Phải tính, toán cân nhắc lỹ lưỡng hiệu quả của TSCĐ trong quá trình chuẩn bị đầu tư.

    - Phải xác định đúng đối tượng ghi TSCĐ: đối tượng ghi TSCĐ phải là là từng TSCĐ có kết cấu độc lập và chỉ có một công dụng nhất định. Việc xác định đối tượng ghi TSCĐ phải tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán TSCĐ.

    - Phải sử dụng tối đa công suất sử dụng của TSCĐ, kịp thời xử lý các TSCĐ không sử dụng được nữa hoặc không có hiệu quả.

    - Phải thực hiện đúng quy trình kỹ thuật về bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ.

    - Phân định rõ ràng quyền hạn, trách nhiệm của các bộ phận, cá nhân trong việc bảo quản, sử dụng TSCĐ.

    12 Phân loại và đành giá TSCĐ:

    12.1 Phân loại TSCĐ:

    12.1.1 Phân loại theo hình thái biểu hiện:

    Theo cách phân loại này thì TSCĐ bao gồm:

    - TSCĐ hữu hinhTSCĐHH(`): Là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐHH.

    TSCĐHH được phân loại thành:

    + Nhà cửa, vật kiến trúc;

    + Máy móc, thiết bị;

    + Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn;

    + Thiết bị , dụng cụ quản lý;

    + Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản

    phẩm;

    + TSCĐHH khác.

    -TSCĐ vô hình: là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐVH.

    TSCĐVH được phân loại thành:

    + Quyền sử dụng đất;

    + quyền phát minh;

    + bản quyền, bằng sáng chế;

    + nhãn hiệu hàng hoá;

    + phần mềm máy vi tính;

    + giấy phép và giấy phép nhượng quyền;

    + TSCĐVH khác.

    * ý nghĩa:

    - Xác định chính xác vốn hoạt động của doanh nghiệp.

    - Là cơ sở để xây dựng phương án quản lý và hạch toán TSCĐ

    12.1.2 Phân loại theo quyền sở hữu:

    Theo cách phân loại này bao gồm:

    *TSCĐ của doanh nghiep:lậ những tài sản mà doanh nghiệp có đầy đủ cả 3 quyền: định đoạt, quản lý và khai thác sử dụng.

    * TSCĐ đi thuê: là những tài sản mà doanh nghiệp không có quyền định đoạt. Theo tính chất của hợp đồng đi thuê, TSCĐ thuê ngoài được chia thành:

    - TSCĐ thuê tài chính: là những TSCĐ mà doanh nghiệp thuê theo tính chất thuê mua, thuê vốn hoặc thuê dài hạn. Thông thường những tài sản này được sử dụng lâu dài trong doanh nghiệp, nên doanh nghiệp phải quản lý chúng tương tự như tài sản của doanh nghiệp mình.

    - TSCĐ TSCĐ thuê hoạt động: thường là nhừng TSCĐ mà doanh nghiệp chỉ thuê và sử dụng trong thời giam ngắn, sau đó hoàn trả lại cho chủ tài sản

    * ý nghĩa:

    - Là cơ sở để tổ chức quản lý TSCĐ.

    - Xác định chính xác giá trị của TSCĐ.

    - Xác định chính xác chi phí sử dụng TSCĐ.

    12.1.3 Phân loại theo phương thức hình thành TSCĐ:

    TSCĐ được hình thành theo nhiều phương thức khác nhau:

    * TSCĐ do doanh nghiệp tự mua sắm: là những tài sản mà doanh nghiệp tự mua sắm bằng nguồn vốn chủ sử hữu hoặc bằng nguồn vốn vay.

    * TSCĐ là sản phẩm XDCB hoàn thành: là những tài sản hình thành từ những hoạt động đầu tư DXCB.

    * TSCĐ được hình thành do trao đổi: là những TSCĐ được hình thành là do doanh nghiệp trao đổi với các đối tượng khác bằng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ hoặc bằng các tài sản khác không phải là tiền.

    * TSCĐ nhận của đơi vị khác góp liên doanh.

    * TSCĐ nhận của đơn vị liên doanh dưới hình thức nhận lại vốn hoặc nhận thu nhập.

    * TSCĐ tiếp nhận từ đơn vị sát nhập.

    * TSCĐ được biếu, tặng không hoàn lại

    * TSCĐ được nhà nước cấp (đối với doanh nghiệp nhà nước).

    * TSCĐ đi thuê.

    * TSCĐ phát hiện thừa khi kiểm kê.



    - ý nghĩa: là cơ sở để xác định đúng nguyên giá của TSCĐ.

    12.1.4 Phân loại theo công dụng của TSCĐ:

    Theo cách phân loại này TSCĐ của doanh nghiệp được phân thành:

    *TSCĐ đang dùng: là những tài sản đang được sử dụng cho hoạt động nhất định trong doanh nghiệp, bao gồm:

    - TSCĐ đang sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh: là những tài sản được sử dụng trong các khâu của quá trình sản xuất sản phẩm, kinh doanh hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ. Đây là bộ phận TSCĐ có liên quan trực tiềp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

    - TSCĐ đang sử dụng cho hoạt động XDCB, bộ phận tài sản này không ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.

    - TSCĐ sử dụng cho hoạt động sự nghiệp hoặc dự án khác

    - TSCĐ sử dụng cho hoạt động phúc lợi.

    * TSCĐ không cần dùng: là những tài sản đã hư hỏng hoặc không còn phù hợp với chức năng hoạt động của doanh nghiệp đang chờ làm thủ tục thanh lý, nhượng bán, hoặc chuyển cho đơn vị khác.

    * TSCĐ giữ hộ: là những tài sản mà doanh nghiệp làm nhiệm vụ giữ hộ cho đơi vị khác.

    * ý nghĩa:

    - Là cơ sở để xác định chính xác vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

    - Tạo điều kiện để phân tích tình hình và hiệu quả sử dụng TSCĐ.

    - Là cơ sở để tính và xử lý hao mòn TSCĐ.

    12.1.5.Phận loại theo nguồn vốn để hình thành TSCĐ:

    * TSCĐ được hình thành bằng nguồn vốn chủ sở hữu: là những tài sản do doanh nghiệp mua sắm, nhận vốn góp liên doanh, XDCB hoàn thành, được biếu tăng, viện trợ không hoàn lại, . , loại này được chi tiết như sau:

    - TSCĐ hình thành từ nguồn vốn kinh doanh: đây là những tài sản được mua sắm bằng tiền lấy từ nguồn vốn kinh doanh, trong trường hợp này TSCĐ của doanh nghiệp tăng lên đồng thời với sự giảm đi của TSLĐ, còn nguồn vốn kinh doanh thì không thay đổi.

    - TSCĐ hình thành từ nguồn vốn khấu hao: thực chất của nguồn vốn khấu hao là một bộ phận của nguồn vốn kinh doanh, tuy nhiên trong trường hợp này, TSCĐ tăng lên đồng thời với sự giảm xuống của nguồn vốn khấu hao.

    - TSCĐ hình thành từ nguồn vốn chuyên dùng: trong trường hợp này TSCĐ tăng lên là do TSLĐ giảm và đồng thời nguồn vốn chuyên dùng giảm, nguồn vốn kinh doanh hoặc vốn, quỹ chuyên dùng đã hình thành TSCĐ tăng.

    - TSCĐ tiếp nhận từ đơi vị khác góp liên doanh: trong trường hợp này đối tác liên doanh trở thành chủ sở hữu của doanh nghiệp.

    - TSCĐ nhận lại từ đơn vị tổ chức liên doanh.

    - TSCĐ được nhà nước cấp: đây là trường hợp nhà nước cấp vốn cho DNNN trực tiếp bằng TSCĐ, TSCĐ tăng đồng thời với nguồn vốn chủ sở hữu tăng.

    - TSCĐ được biếu tặng, viện trợ không hoàn lại: TSCĐ tăng đồng thời với nguồn vốn chủ sở hữu tăng.

    * TSCĐ hình thành từ nguồn vốn vay, nợ dài hạn

    * ý nghĩa: là cơ sở để phân tích tình hình đảm bảo vốn cố định của doanh nghiệp.

    12.2 Đánh giá TSCĐ: Xuất phát từ đặc điểm và yêu cầu quản lý TSCĐ trong quá trình sử dụng, TSCĐ được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại.

    12.2.1 Nguyên giá TSCĐ.

    * Nguyên giá là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được TSCĐ tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng theo dự tính.

    * Nguyên giá TSCĐ được xác định theo từng trường hợp cụ thể, như sau:

    - TSCĐ mua sắm: Nguyên giá TSCĐ mua sắm bao gồm giá mưa trừ các khoản được chiết khấu thương mại, giảm giá), các khoản thue(^' không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng theo dự tính.

    - TSCĐ mua trả chậm, trả góp: Trường hợp TSCĐ mua với hình thức trả chậm, trả góp, nguyên giá TSCĐ đó được xác định theo giá mua trả ngay tại thời điểm mua. Khoản chênh giữa giá mua trả chậm và giá mua trả ngay được hạch toán vào chi phí theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá của TSCĐ theo quy định của chuẩn mực " chi phí đi vay".

    - TSCĐ mua dưới hình thức trao đổi:

    + TSCĐ mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản tương tự. Nguyên giá của TSCĐ nhận về được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ đem đi trao đổi.

    + TSCĐ mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ không tương tự hoặc tài sản khác được xác định theo giá trị hợp lý của TSCĐ nhận về, hoặc giá trị hợp lý của TSCĐ đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về.

    - TSCĐ được nhà nước cấp hoặc được tặng, biếu: nguyên giá được xác định theo giá trị hợp lý ban đầu cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp tới việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng theo dự tính.

    - Đối với TSCĐHH được hình thành do đầu tư DXCB theo phương thức giao thầu: nguyên giá là giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng, các chi phí liên quan trực tiếp khác và lệ phí trước bạ (nếu có).

    - TSCĐHH tự xây dựng hoặc tự chế: Nguyên giá là giá thành thực tế của TSCĐ tự xây dựng hoặc tự chế cộng (+) chi phí lắp đặt hoặc chạy thử. Trường hợp doanh nghiệp sử dụng sản phẩm do mình tạo ra để chuyển thành TSCĐ thì nguyên giá là chi phí sản xuất ra sản phẩm đó cộng (+) các chi phí trực tiếp liên quan đến việc đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Trong các trường hợp trên các khoản lãi nội bộ không được tính vào nguyên giá của TSCĐ, các chi phí không hợp lý không được tính vào nguyên giá của TSCĐHH.

    - TSCĐVH là quyền sử dụng đất có thời hạn: là giá trị quyền sử dụng đất khi được giao đất hoặc số tiền phải trả khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác, hoặc giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn liên doanh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...