Luận Văn Tổ chức công tác kế toán TSCĐ ở công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tổ chức công tác kế toán TSCĐ ở công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội
    Tổ chức công tác kế toán TSCĐ ở công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội

    LỜI MỞ ĐẦU:

    Sản xuất là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Muốn tiến hành sản xuất phải có đầy đủ hai điều kiện là tư liệu sản xuất và sức lao động. TSCĐ là một bộ phận tư liệu sản xuất giữ vai trò tư liệu lao động chủ yếu trong quá trình sản xuất, chúng được coi là cơ sở vật chất kỹ thuật có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
    C.Mác đã từng nói “TSCĐ là xương, là bắp thịt của sản xuất”, như vậy TSCĐ là điều kiện quan trọng để tăng năng suất lao động và là yếu tố để phát triển nền kinh tế quốc dân, TSCĐ thể hiện một cách chính xác nhất năng lực và trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của mỗi doanh nghiệp. Trong điều kiện hiện nay, dưới sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển được thì doanh nghiệp luôn phải tìm tòi cho mình những bước đi vững chắc hơn. Khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì việc đổi mới TSCĐ ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất lao động và nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của mỗi doanh nghiệp.
    Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đó nói chung và ở công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội nói riêng. Với kiến thức và kinh nghiệm đã được trang bị ở nhà trường, và với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô, chú trong công ty và sự hướng dẫn tận tụy của thầy giáo Trần Văn Dung, em đã mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu đề tài “ Tổ chức công tác kế toán TSCĐ ở công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội”, làm chuyên đề tốt nghiệp cuối khoá của mình.
    Kết cấu của chuyên đề được chia làm 3 chương:
    Chương 1: Lý luận chung về tổ chức công tác kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp
    Chương 2: Thực trạng công tác TSCĐ ở công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội
    Chương 3: Hoàn thiện công tác kế toán tại công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội

    CHƯƠNG 1:
    LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
    TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP.

    1.1. Nhiệm vụ kế toán trong công tác kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp.

    1.1.1. Khái niệm TSCĐ.

    TSCĐ trong doanh nghiệp là các tư liệu lao động chủ yếu và các tài sản khác có giá trị cao, và thoả mãn các tiêu chuẩn về TSCĐ. Đó là:
    - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai, từ việc sử dụng tài sản đó.
    - Nguyên giá tài sản phải được xác dịnh một cách đáng tin cậy
    - Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên.
    - Có giá trị từ 10.000.000 VNĐ trở lên.
    1.1.2. Đặc điểm của TSCĐ.

    Trong các doanh nghiệp TSCĐ có nhiều loại khác nhau với tính chất và đặc điểm khác nhau nhưng nhìn chung thì chúng đều có các đặc điểm sau:
    - Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng vẫn giữ được hình thái vật chất ban đầu cho đến khi hư hỏng phải loại bỏ.
    - Giá trị của TSCĐ bị giảm dần và chuyển dịch dần dần, từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những tài sản dùng cho các hoạt động khác như: Hoạt động phúc lợi, sự nghiệp, dự án, giá trị của TSCĐ bị tiêu dùng dần dần trong quá trình sử dụng.

    1.1.2. Yêu cầu quản lý TSCĐ.

    Xuất phát từ những đặc điểm trên, TSCĐ cần phải được quản lý chặt chẽ cả về mặt hiện vật và mặt giá trị. Về mặt hiện vật, cần kiểm tra chặt chẽ việc bảo quản, tình hình sử dụng TSCĐ ở Việt Nam. Về mặt giá trị, phải quản lý chặt chẽ tình hình hao mòn, việc thu hồi vốn đầu tư ban đầu để tái sản xuất TSCĐ trong doanh nghiệp.

    1.1.3. Nhiệm vụ của kế toán trong công tác quản lý và sử dụng TSCĐ.

    Kế toán là công cụ đắc lực để quản lý kinh doanh một cách có hiệu quả nhất. Vì vậy, kế toán TSCĐ phải đảm bảo cung cấp đầy đủ kịp thời mọi tài liệu cần thiết phục vụ cho việc quản lý của giám đốc, đồng thời quản lý chặt chẽ TSCĐ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng. Để thực hiện được yêu cầu dó kế toán TSCĐ cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
    - Tổ chức ghi chép phản ánh tổng hợp số liệu một cách chính xác, đầy đủ kịp thời về số lượng, hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm và di chuyển TSCĐ trong nội bộ doanh nghiệp, giám sát chặt chẽ việc mua sắm, đầu tư, bảo quản và sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp.
    - Phản ánh kịp thời giá trị hao mòn TSCĐ trong quá trình sử dụng, tình hình trích lập hoặc phân bổ và kết chuyển chính xác số khấu hao và chi phí sản xuất kinh doanh.
    - Cần lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ, phản ánh chính xác chi phí thực tế về sửa chữa TSCĐ kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và chi phí sửa chữa TSCĐ.
    - Tham gia kiểm kê định kỳ hay bất thường TSCĐ trong doanh nghiệp, tham gia đánh giá lại TSCĐ khi cần thiết, tổ chức phân tích tình hình bảo quản và sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp.

    1.2. Phân loại và đánh giá TSCĐ.
     
Đang tải...