Tiến Sĩ Tổ chức công tác kế toán trong các công ty chứng khoán Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2011
    Đề tài: Tổ chức công tác kế toán trong các công ty chứng khoán Việt Nam
    Định dạng file word dài 195 trang


    Chương 1
    CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
    VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
    1.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
    1.1.1. Khái quát sự hình thành và phát triển của công ty chứng khoán
    Nền kinh tế - xã hội không ngừng phát triển đặt ra nhu cầu về tích luỹ trong xã hội không ngừng tăng lên và ngày càng quan trọng, phong phú và đa dạng. Trong xã hội xuất hiện người cần vốn cho mục đích tiêu dùng hay đầu tư, đồng thời cũng có người khác có vốn nhàn rỗi muốn đầu tư thu lợi nhuận (cho vay để lấy lãi, đầu tư khác, .). Ban đầu, những người này thường trực tiếp tìm gặp nhau dựa trên quan hệ quen biết cá nhân để giải quyết các nhu cầu về vốn. Tuy nhiên, phương cách này chỉ phù hợp với qui mô nhỏ, khi cung và cầu vốn không ngừng tăng về qui mô và đa dạng về hình thức thì hình thức vay và cho vay trực tiếp dựa trên quan hệ cá nhân sẽ không đáp ứng được nhu cầu nữa, thực tế khách quan đòi hỏi phải có một thị trường để cung và cầu vốn gặp nhau, đáp ứng các nhu cầu tài chính của nhau, thị trường đó chính là thị trường tài chính.
    Trong lịch sử phát triển thị trường tài chính, thị trường tiền tệ được hình thành trước do ban đầu nhu cầu vốn cũng như tiết kiệm trong dân cư chưa cao và nhu cầu về vốn chủ yếu là vay ngắn hạn. Sau đó, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự phát triển của các hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn đến nhu cầu về vốn dài hạn cho đầu tư phát triển ngày càng cao và thị trường vốn ra đời để đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn của nền kinh tế. Để huy động được các nguồn vốn dài hạn, bên cạnh việc đi vay ngân hàng thông qua hình thức tài chính gián tiếp, Chính phủ và một số công ty còn thực hiện huy động thông qua phát hành các loại chứng khoán. Khi các chứng khoán có giá được phát hành thì tất yếu sẽ nảy sinh nhu cầu về mua, bán, trao đổi. Chính vì vậy, TTCK ra đời với tư cách là một bộ phận của thị trường vốn nhằm đáp ứng nhu cầu mua, bán, trao đổi các loại chứng khoán đó. Cũng như các thị trường khác, lúc đầu những người mua và người bán chứng khoán là các cá nhân sở hữu chứng khoán; họ tiến hành mua, bán trực tiếp với nhau không qua một bên trung gian nào. Khi thị trường càng phát triển, khối lượng vốn luân chuyển ngày càng lớn; những người mua, bán chứng khoán đông đảo hơn và mỗi cá nhân tham gia sở hữu khối lượng chứng khoán lớn, đa dạng với mỗi lần thanh toán có lượng tiền rất lớn. Vì vậy, cần thiết phải có những người trung gian giúp họ thực hiện mua, bán chứng khoán được thuận lợi và an toàn - những người này là những nhà môi giới mua bán chứng khoán giữa người cần mua và người cần bán. Tuy nhiên, thời kỳ sơ khai thì những nhà môi giới chứng khoán hoạt động đơn lẻ chưa có tổ chức rõ nét về môi giới chứng khoán, chưa có những đảm bảo tin cậy đối với người mua bán chứng khoán; do đó, để nâng cao tính chuyên nghiệp, độ uy tín, độ tin cậy về sự an toàn của các nhà đầu tư trong vai trò trung gian - những nhà môi giới tổ chức thành lập các công ty gọi là công ty môi giới chứng khoán.
    Ở giai đoạn TTCK mới hoạt động, các nhà đầu tư chủ yếu là những người mua bán chứng khoán đơn lẻ bằng nguồn vốn nhàn rỗi để hưởng chênh lệch giá. Khi TTCK ổn định và phát triển, nhà đầu tư tham gia KDCK ngày càng đông đảo; phong phú về hình thức, đa dạng về chủng loại chứng khoán và có sự cạnh tranh mạnh mẽ thì họ cũng thành lập ra các công ty kinh doanh chứng khoán.
    Trong quá trình hoạt động, các công ty môi giới chứng khoán và công ty KDCK không chỉ dừng lại ở hoạt động ban đầu mà có sự đan xen và phát triển các nghiệp vụ khác trên TTCK như nghiệp vụ bảo lãnh phát hành, tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán; do đó, một loại hình công ty hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán xuất hiện đó chính là CTCK - một tổ chức tài chính trung gian được thành lập theo pháp luật và thực hiện một hoặc một số hoạt động KDCK trên TTCK.
    Quá trình phát triển của CTCK trên thế giới có thể nói bắt đầu từ những năm cuối thế kỷ 17 sang đến thế kỷ 18, 19 trong bối cảnh phát triển nở rộ các công ty cổ phần ở các nước tư bản chủ nghĩa Châu Âu đã dẫn đến nhu cầu phát hành ồ ạt các loại cổ phiếu của các công ty cổ phần. Khi đó, các công ty cổ phần đều phát hành cổ phiếu qua các CTCK hoặc Ngân hàng đầu tư để bán cho các nhà buôn, các nhà đầu tư KDCK. Như vậy, các CTCK đảm nhận việc phân phối chứng khoán của các công ty cổ phần và thực hiện cung cấp các dịch vụ liên quan tới phát hành chứng khoán, từ đó hình thành nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán.
    Đến thế kỷ 20 chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn lũng đoạn ở Châu Âu, Mỹ và sau đó là Châu Á. Trong giai đoạn này, các CTCK phát triển mạnh cả về qui mô và chất lượng dịch vụ; phát triển cả số lượng nghiệp vụ kinh doanh và tính chuyên nghiệp cao trong hoạt động kinh doanh; qua đó thu hút được đông đảo các nhà đầu tư tham gia KDCK.
    Ở mỗi quốc gia, TTCK và CTCK được hình thành và phát triển với những mức độ khác nhau, nhưng với xu hướng toàn cầu hoá và quốc tế hoá nền kinh tế thì TTCK phát triển không chỉ giới hạn phạm vi trong nước mà đã có sự liên kết, kết nối giữa các TTCK khu vực cũng như trên thế giới. Điều đó dẫn đến hoạt động kinh doanh của các CTCK cũng có điều kiện mở rộng và phát triển ra phạm vi quốc tế. Các CTCK đẩy mạnh thành lập các chi nhánh ở nước ngoài nhằm tăng cường hoạt động kinh doanh, tăng doanh thu mua bán chứng khoán cũng như các dịch vụ khác. Tuy nhiên, nhằm hạn chế sự thôn tính cũng như bảo hộ cho các CTCK trong nước các quốc gia đều qui định thời hạn và điều kiện để CTCK nước ngoài được hoạt động trên TTCK nước mình như Hàn Quốc đến năm 1991 CTCK nước ngoài được phép mở chi nhánh, thành lập liên doanh hoạt động trên TTCK; Nhật Bản thì những năm 1985 đã thực hiện tự do hoá quốc tế và các CTCK nước ngoài được phép tham gia vào TTCK của Nhật.
    Hiện nay, những năm đầu của thế kỷ 21 cùng với sự phát triển kinh tế tri thức theo xu hướng quốc tế hoá và ở đó không chỉ các nền kinh tế thị trường phát triển mà còn cả các nền kinh tế đang phát triển đã phát triển rộng rãi các thị trường vốn, thị trường tiền tệ và TTCK nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế. Cùng với nó số lượng các CTCK ngày càng nhiều, phạm vi và tính chất hoạt động của CTCK ngày càng mở rộng, phát triển đa dạng, đa năng, tính cạnh tranh cao và tất yếu sẽ dẫn đến tình trạng phá sản hoặc hợp nhất hoặc sáp nhập hoặc chia tách. Do đó, nhằm đảm bảo tính an toàn đối với TTCK; bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư; đảm bảo tính công bằng, khách quan trong hoạt động KDCK giữa các CTCK mỗi nước phải qui định trong Luật Chứng khoán về các điều kiện pháp lý; điều kiện kinh tế; qui định các cơ quan chuyên ngành thanh tra, giám sát và quản lý chặt chẽ các CTCK.
    Như vậy, có thể đánh giá sự ra đời của CTCK là tất yếu khách quan của sự phát triển kinh tế thị trường cùng với sự hình thành và phát triển của TTCK. Quá trình phát triển của CTCK phù hợp với sự phát triển, chuyển đổi của nền kinh tế trong từng giai đoạn của từng nước, từng khu vực và trên toàn thế giới; nhưng CTCK luôn giữ vai trò là nhân tố quan trọng, trung tâm thực hiện các nghiệp vụ về KDCK; làm trung gian trong giao dịch thông qua SGDCK, nhằm dẫn vốn từ người có vốn nhàn rỗi đến người cần vốn cho đầu tư phát triển, góp phần ổn định và phát triển TTCK; thúc đẩy nền kinh tế mỗi nước phát triển và tăng trưởng bền vững.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...