Luận Văn Tổ chức công tác kế toán thành phẩm, bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần vật

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thu's Miuu, 7/6/12.

  1. Thu's Miuu

    Thu's Miuu New Member

    Bài viết:
    295
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Sản xuất ra của cải vật chất là cơ sở để xã hội loài người tồn tại và phát triển. Trình độ sản xuất xã hội ngày càng phát triển qua các hình thái kinh tế xã hội và theo sự phát triển của khoa học kĩ thuật, khoa học quản lý.
    Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp luôn phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt về các sản phẩm của các doanh nghiệp khác. Do đó các doanh nghiệp luôn phải đặt ra các câu hỏi: “ Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai?”. Bên cạnh việc sản xuất ra các thành phẩm có chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng thì công tác bán hàng có ý nghĩa vô cùng to lớn. Bán hàng là điều kiện để thực hiện mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp, đồng thời là thước đo hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
    Thông qua việc bán hàng doanh nghiệp có thể thu hồi vốn để thực hiện tái sản xuất giản đơn và có tích lũy để có thể thực hiện quá trình tái sản xuất mở rộng. Đồng thời thực hiện tốt khâu sản xuất và tiêu thụ là tiền đề tăng thu nhập cho doanh nghiệp, ổn định tình hình tài chính của doanh nghiệp và góp phần nâng cao đời sống người lao động. Trong điều kiện sản xuất chuyên môn hóa nó còn góp phần thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ cho các đơn vị có quan hệ trực tiếp hay gián tiếp với nó.
    Nhận thức được điều đó Công ty cổ phần vật tư và giầy dép xuất khẩu Hải Hưng đã và đang nỗ lực sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường và được người tiêu dùng chấp nhận. Để đạt được điều này, Công ty đã thực hiện tốt công tác kế toán, đặc biệt là kế toán thành phẩm, bán hàng và xác định kết quả kinh doanh.
    Kế toán với chức năng thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin phục vụ việc quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, nó đã và đang là công cụ quản lý quan trọng, hữu hiệu. Kế toán thành phẩm, bán hàng và xác định kết quả bán hàng là cánh tay phải của công tác kế toán, nó cung cấp kịp thời những thông tin hữu ích giúp ban lãnh đạo công ty đưa ra quyết định đúng đắn và có phương án đầu tư thích hợp.
    Hiểu được tầm quan trọng của kế toán thành phẩm, bán hàng và xác định kết quả kinh doanh, qua quá trình thực tập tại phòng Tài chính- Kế toán của Công ty cổ phần vật tư và giầy dép xuất khẩu Hải Hưng và được sự hướng dẫn nhiệt tình của cô hướng dẫn ,các chị trong phòng kế toán. Em xin được nghiên cứu đề tài : “ Tổ chức công tác kế toán thành phẩm, bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần vật tư và giầy dép xuất khẩu Hải Hưng”.
    Luận văn gồm ba chương:
    Chương 1: Lý luận chung về kế toán thành phẩm, bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp sản xuất.
    Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán thành phẩm , bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần vật tư và giầy dép xuất khẩu Hải Hưng.
    Chương 3: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm, bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở Công ty cổ phần vật tư và giầy dép xuất khẩu Hải Hưng.
    CHƯƠNG 1:
    LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

    1.1.Ý NGHĨA VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT.
    Theo quy luật của tái sản xuất thì quy trình sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất bao gồm các giai đoạn: sản xuất- trao đổi- phân phối – tiêu thụ. Các giai đoạn này diễn ra tuần tự, trong đó tiêu thụ là khâu cuối cùng .
    Trong diều kiện hiện nay sản xuất được ra các sản phẩm hàng hoá và bán được các sản phẩm đó trên thị trường là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại của các doanh nghiệp. Sản xuất là mục đích chính của doanh nghiệp còn tiêu thụ thành phẩm (hay bán hàng) là phương tiện để thực hiện mục đích đó. Việc bán hàng có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và với doanh nghiệp nói riêng. Bán hàng có tác động mạnh mẽ tới quan hệ cung - cầu trên thị trường. Đối với doanh nghiệp, việc thực hiện tốt khâu bán hàng là biện pháp tốt nhất thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng doanh lợi cho doanh nghiệp và tạo điều kiện để doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất.
    Xuất phát từ tầm quan trọng của thành phẩm và việc tiêu thụ thành phẩm, để đáp ứng yêu cầu quản lý, việc tổ chức công tác kế toán thành phẩm, bán hàng và xác định kết quả kinh doanh phải được tổ chức khoa học, hợp lý phản ánh trung thực về sự vận động của thành phẩm và quá trình bán hàng theo đúng chế độ kế toán do Nhà nước ban hành và đạt hiệu quả.
    1.1.1THÀNH PHẨM VÀ YÊU CẦU QUẢN LÝ THÀNH PHẨM
    Thành phẩm là những sản phẩm đã kết thúc giai đoạn cuối cùng của quy trình công nghệ sản xuất ra sản phẩm đó, đã qua kiểm tra đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quy định , được nhập kho hoặc giao trực tiếp cho khách hàng.
    Giữa thành phẩm và sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất có phạm vi và giới hạn khác nhau, khi nói đến thành phẩm là nói đến kết quả của quy trình công nghệ nhất định trong phạm vi toàn doanh nghiệp. Còn sản phẩm nói chung là kết quả của quá trình sản xuất chế tạo ra nó nhưng có thể chưa là thành phẩm.
    Nửa thành phẩm là những sản phẩm mới được chế biến, song ở giai đoạn sản xuất đó chưa phải là giai đoạn chế biến cuối cùng của một quá trình chế biến và được công nhận phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật của công đoạn sản phẩm đó. Do những yêu cầu của sản xuất và tiêu thụ nên được nhập kho để bán hoặc bán ngay. Khi được đem bán, nó cũng có ý nghĩa như thành phẩm.
    Việc phân biệt các khái niệm trên có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp bởi vì nó giúp cho doanh nghiệp trong công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm một cách đúng đắn, hợp lý. Từ đó đánh giá được mức độ hoàn thành kế hoạch sản xuất của đơn vị cũng như xác định chính xác kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
    Thành phẩm được biểu hiện trên hai mặt là hiện vật và giá trị. Mặt hiện vật được thể hiện ở số lượng và chất lượngthành phẩm. Số lượng thành phẩm phản ánh quy mô thành phẩm mà doanh nghiệp tạo ra, được xác định bằng các đơn vị đo lường như : kg, lít, cái Còn chất lượng của thành phẩm phản ánh giá trị sử dụng của thành phẩm, được xác định theo phẩm cấp: loại 1, loại 2, hay theo tỷ lệ phần trăm tốt xấu của sản phẩm.Mặt giá trị chính là giá thành của sản phẩm sản xuất nhập kho hay giá vốn của thành phẩm đem bán. Đây là hai mặt của một thể thống nhất và liên hệ với nhau một cách biện chứng. Đây chính là nguyên nhân giải thích tại sao khi nghiên cứu quản lý và hạch toán thành phẩm ta luôn đề cập đến cả hai mặt này.
    Thành phẩm là kết quả của quá trình lao động sáng tạo của toàn doanh nghiệp, là cơ sở để tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp. Xuất phát từ ý nghĩa và vị trí quan trọng của thành phẩm đã đặt ra yêu cầu quản lý thành phẩm chặt chẽ cả về số lượng và chất lượng.
    - Quản lý về mặt số lượng: đòi hỏi phải phản ánh, giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, tình hình nhập- xuất- tồn kho, dự trữ sản phẩm, kịp thời phát hiện và xử lý tình trạng thừa thiếu thành phẩm. Phải quản lý chặt chẽ không để xảy ra mất mát. Bên cạnh đó cũng cần phải đưa ra những biện pháp thích hợp giải quyết hàng tồn kho quá lâu ngày tránh tình trạng ứ đọng vốn.
    - Quản lý về mặt chất lượng: trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng đòi hỏi chất lượng ngày càng phải hoàn thiện hơn, mẫu mã đẹp hơn , hợp thị hiếu hơn. Do vậy bộ phận quản lý chất lượng sản phẩm phải làm tốt công tác cất giữ, bảo quản với từng loại thành phẩm ,tránh hư hỏng , giảm chất lượng sản phẩm để đảm bảo chữ tín với khách hàng.
    1.1.2. BÁN HÀNG VÀ YÊU CẦU QUẢ LÝ CÔNG TÁC BÁN HÀNG.
    Bán hàng hay còn gọi là tiêu thụ thành phẩm, là quá trình trao đổi để thực hiện giá trị của thành phẩm tức là để chuyển hoá vốn của doanh nghiệp từ hình thái hiện vật( hàng) sang hình thái giá trị ( tiền), làm cho vốn trở lại hình thái ban đầu khi nó bước vào mỗi chu kì sản xuất. Thông qua quá trình này, nhu cầu người tiêu dùng về mặt giá trị sử dụng được thỏa mãn và giá trị hàng hóa được thực hiện.
    Quá trình tái sản xuất được bắt đầu khi vốn bằng tiền được chuyển hóa thành vốn dưới dạng hình thái vật chất, vốn dưới hình thái vật chất được đưa vào quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm, hàng hóa được tạo ra đem đi tiêu thụ và kết quả của tiêu thụ là doanh thu tiêu thụ, sẽ thu được tiền về. Khi đó đồng vốn của doanh nghiệp lại về hình thái ban đầu của nó là hình thái tiền tệ, đây là một chu kì kinh doanh, vốn tiền tệ lại sử dụng lặp lại theo đúng chu kỳ mà nó đã trải qua.
    Như vậy bán hàng là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hóa thông qua 2 giai đoạn: doanh nghiệp cung cấp sản phẩm cho khách hàng và được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.
    + Giai đoạn 1: Doanh nghiệp xuất sản phẩm giao cho khách hàng, căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã kí kết. Trong giai đoạn này chỉ phản ánh một mặt của quá trình vận động của hàng hóa, thành phẩm, chưa phản ánh kết quả của việc bán hàng, vì số hàng đã mua chưa đảm bảo chắc chắn đã thu được tiền hay chấp nhận thanh toán tiền.
    + Giai đoạn 2: Khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán tiền hàng. Đây là giai đoạn hoàn tất quá trình bán hàng. Doanh nghiệp thu được tiền hoặc sẽ thu được tiền, doanh thu bán hàng được xác định và khi đó doanh nghiệp có thu nhập để bù đắp những chi phí đã bỏ ra và hình thành nên kết quả tiêu thụ.
    Xét về mặt hành vi, quá trình bán hàng phải có sự thỏa thuận trao đổi giữa người mua và người bán. Người bán đồng ý bán và người mua đồng ý mua và thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.
    Xét về mặt bản chất kinh tế, bán hàng là có sự thay đổi quyền sở hữu hàng hóa, thành phẩm, sau đó người bán thu được tiền nhưng mất quyền sở hữu hàng hóa, còn người mua phải trả tiền để có được sự sở hữu hàng hóa đó.
    Trong quá trình sản xuất và tiêu thụ, doanh nghiệp sản xuất thành phẩm giao cho khách hàng và nhận lại một khoản tiền tương ứng với giá bán của số hàng đó gọi là doanh thu bán hàng, với chức năng trên có thể thấy bán hàng có ý nghĩa rất quan trọng trong mỗi doanh nghiệp.
    Theo quy định hiện nay, hàng hóa, thành phẩm được coi là tiêu thụ khi:
    Trường hợp 1: doanh nghiệp bán hàng cho khách hàng và được thanh toán ngay, khi đó lượng hàng hóa được xác định là tiêu thụ, đồng thời doanh thu tiêu thụ và tiền bán hàng cũng được xác định là trùng nhau về thời điểm thực hiện.
    Trường hợp 2: doanh nghiệp sản xuất giao hàng và được khách hàng chấp nhận thanh toán nhưng chưa trả tiền ngay, lúc này doanh thu tiêu thụ đã được xác định nhưng tiền hàng chưa thu được về
    Trường hợp 3: doanh nghiệp xuất giao đủ hàng cho khách hàng theo số tiền mà khách hàng đã trả trước, đồng thời với việc xuất giao hàng cho khách hàng tiền ứng trước trở thành tiền thu bán hàng của doanh nghiệp, do đó doanh thu tiêu thụ cũng được xác định tại thời điểm này.
    Trường hợp 4: doanh nghiệp và khách hàng áp dụng phương thức nhờ thu theo kế hoạch khi gửi số sản phẩm này cho khách hàng thì số sản phẩm này cũng được coi là tiêu thụ.
    Như vậy bán hàng có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp và nền kinh tế quốc dân, vì vậy phải quản lý chặt chẽ công tác bán hàng. Để quản lý tốt công tác bán hàng cần quán triệt các yêu cầu sau đây:
    - Tiến hành theo dõi chặt chẽ từng phương thức bán hàng, lựa chọn hình thức tiêu thụ phù hợp, thị trường, giám sát sản phẩm tiêu thụ về số lượng, chất lượng, chủng loại để tránh mất mát, hư hỏng trong khi tiêu thụ, đồng thời giám sát chi phí bán hàng, xác định đúng đắn số vốn của sản phẩm tiêu thụ để tính toán chính xác kết quả bán hàng.
    - Quản lý chặt chẽ tình hình thanh toán của khách hàng, thanh toán đúng hạn, tránh ứ đọng vốn cũng như chiếm dụng vốn.
    - Phải làm tốt công tác thăm dò nghiên cứu thị trường để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tìm kiếm mở rộng thị trường.
    - Tiến hành phân loại chi phí, xác định giá vốn hàng tiêu thụ chính xác để có căn cứ xác định kết quả được đúng đắn chính xác.
    1.1.3. XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH.
    Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng về các hoạt động đã được thực hiên trong một thời kỳ nhất định, được xác định trên cơ sở tổng hợp tất cả các kết quả của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
    Kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp được xác định theo từng kỳ kế toán( tháng, quý, năm) là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí của các hoạt đống sản xuất kinh doanh trong kỳ kế toán đó.
    Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường ngày một phát triển, ngoại trừ các doanh nghiệp hoạt động vì mục đích chính trị như: tổ chức từ thiện, tổ chức xã hội, thì hầu hết các doanh nghiệp đều có mục tiêu là lợi nhuận. Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Có thể nói lợi nhuận là yếu tố mang tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp bởi lẽ :
    - Lợi nhuận là nguồn tích luỹ nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp tái sản xuất mở rộng, cải thiện và nâng cao đời sống của người lao động cũng như các thành viên góp vốn cổ phần, vốn liên doanh , liên kết.
    - Lợi nhuận cũng là nguồn để doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước thông qua việc đống thuế và các khoản đóng góp khác.
    Nói tóm lại, việc xác định kết quả kinh doanh là việc làm rất cần thiết, giúp doanh nghiệp nhìn nhận chính xác hơn về năng lực của mình để có kế hoạch cụ thể đưa doanh nghiệp phát triển xa hơn nữa.
    1.1.4. NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH.
    Bản chất của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh là thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ công tác bán hàng và kết quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thông qua các thông tin từ kế toán, nhà quản lý doanh nghiệp có thể biết được mức độ hoàn thành công tác tiêu thụ, phát hiện được những vấn đề tồn tại trong khâu sản xuất, dự trữ bảo quản có ảnh hưởng khâu tiêu thụ; từ đó có biện pháp điều chỉnh hợp lý nhằm đạt kết quả kinh doanh tốt hơn. Để cung cấp được các thông tin kịp thời, chính xác đầy đủ, kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh cần thực hiện tốt các nhiệm vụ cụ thể sau:
    - Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình hiện có và sự biến động của từng loại thành phẩm, hàng hóa theo chỉ tiêu số lượng, chất lượng, chủng loại và giá trị.
    - Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời và chính xác các khoản doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu và chi phí của từng hoạt động trong doanh nghiệp,đồng thời theo dõi và đôn đốc các khoản phải thu của khách hàng.
    - Phản ánh và tính toán chính xác kết quả của từng hoạt động, giám sát tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và tình hình phân phối kết quả các hoạt động.
    - Cung cấp các thông tin kế toán phục vụ cho việc lập Báo cáo tài chính và định kỳ phân tích hoạt động kinh tế liên quan đến quá trình bán hàng, xác định và phân phối kết quả.
    1.2. KẾ TOÁN THÀNH PHẨM
    .
    Luận văn có độ dài 89 trang
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...