Luận Văn Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở xí nghiệp may đo X19

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    169
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở xí nghiệp may đo X19LỜI NÓI ĐẦU
    Trong công tác quản lý kinh tế của các doanh nghiệp , chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu quan trọng luôn được các doanh nghiệp quan tâm vì chúng gắn liền với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp luôn đứng trước sự cạnh tranh gay gắt với nhau, không những cạnh tranh trong nước mà còn cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Vì vậy các doanh nghiệp
    muún tồn tại và phát triển thì nhiệm vụ của doanh nghiệp không chỉ là sản xuất ngày càng nhiều sản phẩm với chất lượng cao mà phải còn tìm mọi biện pháp để hạ giá thành sản phẩm. Sản phẩm có chất lượng tốt, giá thành hạ sẽ là tiền đề tích cực giúp doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ tăng nhanh vòng quay vốn và đem lại càng nhiều lợi nhuận, từ đó tăng tích luỹ cho doanh nghiệp và nâng cao đời sống công nhân viên.
    Để đạt đựơc điều đó thì điều đầu tiên là doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất, tính toán chính xác giá thành sản phẩm thông qua bộ phận kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm sẽ giúp các nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp phân tích đánh giá được tình hình sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn có hiệu quả hay không, tiết kiệm hay lãng phí tình hình thực hiện kế hoạch giá thành như thế nào từ đó đề ra các biện pháp hữu hiệu nhằm hạ thấp chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm và đề ra các quyết định phù hợp cho sự phát triển kinh doanh và yêu cầu quản trị của doanh nghiệp . Việc phấn đấu hạ chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm là một trong những mục tiêu quan trọng không những của mọi doanh nghiệp mà còn là vấn đề quan tâm của toàn xã hội.
    Trong thời gian thực tập tại xi nghiệp may đo X19-Công ty 247 em đã được tiếp cận với thực tế công tác kế toán , đặc biệt là kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành, em đã quyết định chọn đề tài “Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở xí nghiệp may đo X19.
    Nội dung tóm tắt của chuyên đề như sau:
    Chương 1: Lý luận chung về tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phi sản xuất và tính giá thành trong các doanh nghiệp sản xuất.
    Chương 2: Tình hình thực tế về công tác kê toán tập hợp chi phi sản xuất và tính giá thành ở xí nghiệp may đo X19.
    Chương 3: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ở xí nghiệp may đo X19.

    CHƯƠNG MỘT
    LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHI SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT.


    1.1. Sự cần thiết nghiên cứu tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
    1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất và cách phân loại chi phí sản xuất.
    Khái niệm chi phí sản xuất: chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định.
    1.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất.
    - Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung tính chất kinh tế của chi phí .
    Theo cách phân loại này, căn cứ vào tính chất nội dung kinh tế của chi phí sản xuất để chia ra các yếu tố chi phí , mỗi yếu tố chi phí chỉ bao gồm những chi phí có cùng nội dung kinh tế, không phân biệt chi phí đó phát sinh ở lĩnh vực nào ở đâu và mục đích hoặc tác dụng của chi phí như thế nào. toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ được chia làm các yếu tố chi phí sau:
    + Chi phí nguyên vật liệu .
    + Chi phí nhân công.
    + Chi phí khấu hao tài sản cố định.
    + Chi phí dịch vụ mua ngoài.
    + Chi phí bằng tiền khác.
    Tác dụng: Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí cho biết kết cấu, tỷ trọng của từng yếu tố chi phí sản xuất để phân tích đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất, lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố, cung cấp tài liệu để lập kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch quỹ lương, tính toán nhu cầu vốn lưu động cho kỳ sau.
    - Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng của chi phí .
    Theo cách phân loại này, căn cứ vào mục đích và công dụng của chi phí trong sản xuất để chia ra các khoản mục chi phí chỉ bao gồm những chi phí có cùng mục đích và công dụng, không phân biệt chi phi đó có nội dung kinh tế như thế nào. Toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được chia ra làm các khoản mục chi phí sau:
    + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: gồm những chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng vào mục đích trực tiếp sản xuất sản phẩm.
    + Chi phí nhân công trực tiếp: gồm chi phí về tiền lương, tiền trích BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp sản xuất.
    + Chi phí sản xuất chung: là những chi phí dùng cho hoạt động sản xuất chun ở các phân xưởng, tổ, đội sản xuất, gồm: chi phí lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, của nhân viên phân xưởng tổ đội sản xuất, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.
    Tác dụng: cách phân loại này phục vụ cho yêu cầu quản lý chiphí sản xuất theo định mức, cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản phẩm, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, là tài liệu tham khảo để lập định mức chi phí sản xuất và lập kế hoạch giá thành sản phẩm cho kỳ sau.
    - Phân loại chi phí theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm, công việc lao vụ sản xuất theo trong kỳ.
    + Chi phí biến đổi : là chi phí có sự thay đổi về lượng tương quan tỷ lệ thuận với sự thay đổi của khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ.
    + Chi phí cố định: là chi phí không thay đổi về tổng số dù có sự thay đổi về khối lượng sản phẩm, công việc lao vụ, sản xuất trong kỳ.
    Tác dụng: theo cách phân loại này các nhà quản lý có thể phân tích chi phí xác định điểm hòa vốn ra những quyết định cần thiết để hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
    - Phân loại theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí .
    + Chi phí trực tiếp: là chi phí liên quan trực tiếp với việc sản xuất ra một loại sản phẩm, một công việc nhất định, những chi phí này kế toán có thể căn cứ vào số liệu chứng từ kế toán để ghi trực tiếp vào từng đối tượng chịu chi phí .
    + Chi phí gián tiếp: là chi phí sản xuất có liên quan đến nhiều loại sản phẩm, nhiều công việc, phải phân bổ theo các đối tượng theo một tiêu chuẩn thích hợp.
    Tác dụng: cách phân loại chi phí sản xuất này có ý nghĩa đối với việc xác định phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí cho đối tượng một cách đúng đắn và hợp lý.
    - Phân loại chi phí theo nội dung cấu thành chi phí .
    + Chi phí đơn nhất: là chi phí do một yếu tố duy nhất cấu thành như nguyên vật liệu chính, tiền lương công nhân sản xuất.
    + chi phí tổng hợp: là chi phí do nhiều yếu tố khác nhau tập hợp lại theo cùng một nội dung công dụng như chi phí sản xuất chung.
    Tác dụng: cách phân loại này giúp cho việc nhận thức từng loại chi phí trong việc hình thành sản phẩm để tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất thích hợp với từng loại.
    1.2. Ý nghĩa của công tác quản lý chi phí sản xuất trong quá trình hoạt động kinh doanh .
    Đối với các nhà quản lý phân loại chi phí sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng là tiền đề để tính giá thành được chính sách phục vụ cho việc theo dõi, kiểm tra phân tích kiểm tra giá thành. Phân loại chi phí sản xuất còn giúp cân đối chi phí trong phạm vi doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế quốc dân, kiểm tra mối quan hệ giữa chỉ tiêu giá thành và các chỉ tiêu khác, thấy rõ cơ cấu các yếu tố chi phí thuộc lao động sống, lao động vật hóa được hình thành trong mỗi đơn vị sản phẩm, góp phần kiểm tra, giám sát chặt chẽ mỗi loại chi phí phát sinh.
    1.3 Khái niệm giá thành, cách phân loại giá thành sản phẩm.
    1.3.1 Khái niệm:
    Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của chi phí sản xuất tính cho một khối lượng sản phẩm công việc lao vụ nhất định đã hoàn thành.
    1.3.2 Phân loại giá thành sản phẩm.
    1.3.2.1.Phân loại giá thành sản phẩm theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành.
    + Giá thành kế hoạch: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch do bộ phận của kế hoạch doanh nghiệp thực hiện trức khi bắt đầu quá trình sản xuất. Giá thành kế hoạch của sản phẩm là mục tiêu phấn đấu, là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp .
    + Giá thành định mức: là giá thành của sản phẩm được tính trên cơ sở các đinh mức chi phí hiện hành. Giá thành định mức là công cụ quản lý định mức, là thước đo chính xác để xác định kết quả sử dụng tài sản vật tư, lao động trong sản xuất, giúp doanh nghiệp đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế kỹ thuật đã thực hiện trong quá trình hoạt động sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
     
Đang tải...