Luận Văn Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí (chi phí sản xuất) và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Xây

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU


    Có thể nói xây dựng là ngành kinh tế có truyền thống lâu đời, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nó góp phần tạo ra hạ tầng có sở cho xã hội, thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác. Đồng thời xây dựng cũng là ngành đóng góp một phần không nhỏ vào thu nhập quốc dân, tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

    Trong những năm gần đây với chính sách đổi mới cơ chế và “Mở cửa”, nền kinh tế nói chung và ngành xây dựng nói riêng đã có những chuyển biến cả về chất và lượng. Thị trường hàng hoá bắt đầu hình thành và đi kèm với nó là yếu tố cạnh tranh xuất hiện như một tất yếu khách quan và ngày càng trở nên gay gắt. Điều này đòi hỏi các nhà doanh nghiệp cần phải có sự thay đổi trong sản xuất kinh doanh cũng như quản lý.

    Và với chức năng là công cụ quản lý, công tác kế toán cũng cần phải được hoàn thiện.

    Đặc biệt trong lĩnh vực xây lắp, hiện nay chủ yếu áp dụng phương thức đấu thầu. Để thắng thầu các doanh nghiệp xây lắp cần phải tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao nhưng giá thành phải thấp để đảm bảo có lãi. Muốn vậy phải quản lý chặt chẽ chi phí và tính toán chính xác giá thành sản phẩm do kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Thông tin vè chi phí và tính giá thành sản phẩm do kế toán cung cấp sẽ giúp các nhà quản lý phân tích, đánh giá tính hình sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn và tình hình thực hiện kế hoạch giá thành để từ đó có quyết định phù hợp.

    Nhận thức rõ vai trò của hoạt động xây lắp, hiểu được tầm quan trọng của công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, trong thời gian thực tạp tại Công ty Xây Lắp và Thi công cơ giới Sông Đà 9 tôi đã đi sâu nghiên cứu đề tài “Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công ty xây lắp và thi công cơ giới Sông Đà 9.

    Chương I: Lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong doanh nghiệp xây lắp .

    Chương II: Thực tế tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty xây lắp và thi công cơ giới Sông Đà 9.

    Chương III: Những nhận xét và kiến nghị để hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm ở Công ty xây lắp và thi công cơ giới Sông Đà 9.

    Thời gian nghiên cứu có hạn, chắc chắn Chuyên đề sẽ còn nhiều thiếu sót mong các thầy cô giáo và các bạn góp ý để chuyên đề được hoàn thiện hơn.

    CHƯƠNG I

    NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP


    1.1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP


    1.1.1 Đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản.

    Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất độc lập có chức năng tạo nên hạ tầng cơ sở cho xã hội, tăng tiềm lực kinh tế và quốc phòng cho đất nước. Mặt khác nó góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế hợp lý, tạo ra công ăn việc làm cho người lao động góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. So với ngành sản xuất vật chất khác, ngành xây dựng cơ bản có những đặc điểm kinh tế kỹ thuật riêng, thể hiện ở quá trình tạo ra sản phẩm và sản phẩm mà ngành tạo ra.

    Quá trình tạo ra sản phẩm của ngành xây dựng cơ bản chính là quá trình xây dựng các công trình, bắt đầu từ khi khởi công xây dựng cho đến khi công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng. Thời gian này kéo dài bao lâu thường phụ thuộc vào quy mô, tính chất phức tạp kỹ thuật của từng công trình. Người ta thường chia quá trình thi công thành các giai đoạn khác nhau như: chuẩn bị thi công ( kho chứa nguyên vật liệu, đường làm tạm, tổ chức lao động, bố trí máy móc thiết bị thi công, chuẩn bị lán trại cho công nhân và máy móc), thi công công trình và hoàn thiện công trình. Mỗi giai đoạn lại bao gồm nhiều phần việc khác nhau và phần lớn phải thực hiện theo một trình tự nhất định, công việc này hoàn thành mới có thể làm được công việc tiếp theo.

    Trong cùng một thời gian, doanh nghiệp thường phải triển khai nhiều hợp đồng xây dựng khác nhau, trên những địa điểm khác nhau, phần lớn là ngoài trời và chịu ảnh hưởng nhiều vào điều kiện tự nhiên. Mặt khác mỗi công trình lại có yêu cầu thiết kế kỹ thuật riêng nên có thể nói quá trình thi công mang tính chất không ổn định.

    Những công trình xây dựng hoàn thành bàn giao và thanh quyết toán cho chủ đầu tư có thể xem là sản phẩm đã được thị trường chấp nhận. Đây là những sản phẩm sẽ phát huy tác dụng trong sản xuất cũng như trong sinh hoạt hàng ngày. Sản phẩm xây lắp là sản phẩm mang tính chất đặc biệt, nó thường được sản xuất theo đơn đặt hàng( hợp đồng xây dựng) có thời gian thi công dài, cố định tại một vị trí đã xác định trước. Sản phẩm xây lắp có chu kỳ tính giá thành dài, không nhất quán giá trị lớn và rất khác nhau, kết cấu phức tạp.

    Có thể nói ngành xây dựng cơ bản là một ngành đặc thù, có nhiếu đặc điểm khác với các ngành sản xuất vật chất khác, đặc điểm này ảnh hưởng lớn đến yêu cầu quản lý cũng như công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp.

    1.1 2 Yêu cầu quản lý, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong doanh nghiệp xây lắp.

    Xuất phát từ đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản và của sản phẩm xây lắp, việc quản lý đầu tư và xây dựng là hết sức khó khăn. Chỉ cần một chút lơi lỏng trong quản lý có thể dẫn đến những tổn thất lớn. Đặc biệt từ khi chuyển đổi cơ chế, các doanh nghiệp xây lắp đứng trước một thử thách rất lớn là làm sao quản lý doanh nghiệp được tốt, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Về phía Nhà nước cũng đặt ra yêu cầu mới: một mặt phải tạo ra môi trường kinh doanh năng động cho các doanh nghiệp, mặt khác vẫn phải giám sát chặt chẽ hoạt động của ngành xây dựng cơ bản để đảm bảo cho các khoản đầu tư của Nhà nước được sử dụng hợp lý và hiệu quả. Nhà nước đã ban hành một số văn bản quy định các điều khoản nhằm bảo vệ nâng cao hiệu quả ngành xây dựng như: Trong điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng ( Ban hành theo quyết định số 177/CP ngày 20/10/1994 của Chính phủ) đã quy định một số yêu cầu cơ bản của quản lý đầu tư và xây dựng là:

    - Công tác quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản phải đảm bảo tạo ra những sản phẩm, dịch vụ được xã hội chấp nhận về giá cả, chất lượng, đáp ứng được mụ tiêu phát triển kinh tế trong từng thời kỳ.

    - Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

    - Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư trong nước cũng như đầu tư nước ngoài, khai thác nguồn tài nguyên, tiềm lực lao động, đất đai và các tiềm lực khác đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái.

    - Xây dựng phải theo quy hoạch được duyệt, thiết kế hợp lý, tiến tiến, mỹ quan. Xây dựng phải đúng tiến độ, chất lượng cao với chi phí hợp lý và thực hiện bảo hành công trình.

    Ngoài ra để quản lý hiệu quả chi phí trong ngành xây dựng cơ bản, Nhà nước đã ban hành các chính sách chế độ về giá, các nguyên tắc lập dự toán, xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật để xác định mức vốn đầu tư cho các công trình, hạng mục công trình. Các doanh nghiệp phải tuân thủ theo các chế độ mà Nhà nước ban hành.

    Mặt khác bản thân các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải xác định chính xác chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp của mình làm cơ sở cho việc hạch toán lãi lỗ cũng như việc quản lý chi phí để tìm ra những biện pháp tác động nhằm tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, lĩnh vực xây dựng cơ bản chủ yếu áp dụng phương thức đấu thầu. Để thắng thầu các doanh nghiệp xây lắp cần phải đưa ra một giá thầu hợp lý, một mặt chấp hành đúng định mức, đơn giá do Nhà nước ban hành, đáp ứng yêu cầu kỹ, mỹ thuật mà vẫn phải đảm bảo có lãi. Muốn làm được điều này, các doanh nghiệp phảo tăng cường công tác quản lý kinh tế mà trước hết là quản lý sản xuất, quản lý chi phí và giá thành. Vì vậy, hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp được coi là một công việc trọng tâm.

    1.1.3 Vai trò, nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...