Luận Văn Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây
    LỜI NÓI ĐẦU

    Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước kế toán là một công việc quan trọng phục vụ cho việc hạch toán và quản lý kinh tế, nó còn có vai trò tích cực đối với việc quản lý tài sản và điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .
    Tài sản cố định (TSCĐ) là một trong những bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân, đồng thời là bộ phận quan trọng quyết định sự sống còn của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đối với doanh nghiệp TSCĐ là điều kiện cần thiết để giảm cường độ lao động và tăng năng suất lao động. Nó thể hiện cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ, năng lực và thế mạnh của doanh nghiệp trong việc phát triển sản xuất kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay nhất là khi khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì TSCĐ là yếu tố quan trọng để tạo nên sức mạnh cạnh tranh cho các doanh nghiệp .
    Đối với ngành ô tô vận tải, kế toán tài sản cố định là một khâu quan trọng trong toàn bộ khối lượng kế toán . Nó cung cấp toàn bộ nguồn số liệu đáng tin cậy về tình hình tài sản cố định hiện có của công ty và tình hình tăng giảm TSCĐ Từ đó tăng cường biện pháp kiểm tra, quản lý chặt chẽ các TSCĐ của công ty. Chính vì vậy, phần tổ chức công tác kế toán TSCĐ luôn là sự quan tâm của các doanh nghiệp ô tô vận tải cũng như các nhà quản lý kinh tế của nhà nước. Với xu thế ngày càng phát triển và hoàn thiện của nền kinh tế thị trường ở nước ta thì các quan niệm về TSCĐ và cách hạch toán chúng trước đây không còn phù hợp nữa cần phải sửa đổi, bổ sung, cải tiến và hoàn thiện kịp thời cả về mặt lý luận và thực tiễn để phục vụ yêu cầu quản lý doanh nghiệp .
    Trong quá trình học tập ở trường và thời gian thực tập, tìm hiểu, nghiên cứu tại công ty cổ phần ô tô Hà Tây. Cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô giáo và các cán bộ nhân viên phòng tài chính kế toán em đã mạnh dạn chọn đề tài “Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây” với mong muốn góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào công cuộc cải tiến và hoàn thiện bộ máy kế toán của công ty.
    Kết cấu của chuyên đề ngoài lời mở đầu và kết luận gồm có 3 phần chính sau:
    Phần I: Lý luận chung về kế toán TSCĐ tại các doanh nghiệp
    Phần II: Thực trạng kế toán TSCĐ tại công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây
    Phần III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán TSCĐ tại công ty cổ phẩn ô tô vận tải Hà Tây.



    PHẦN I
    LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
    CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

    I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TSCĐ
    1. Khái niệm và đặc điểm của TSCĐ
    1.1 Khái niệm về TSCĐ Theo quan điểm của nhiều nhà kinh tế học đều khẳng định tiêu thức nhận biết TSCĐ trong mọi quá trình sản xuất và việc xếp loại tài sản nào là TSCĐ dựa vào 2 chỉ tiêu đó là:
    - Tài sản có giá trị lớn
    - Tài sản có thời gian sử dụng lâu dài
    Hai chỉ tiêu này do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định và nó phụ thuộc vào từng quốc gia khác nhau. Tuy nhiên sự quy định khác nhau đó thường chỉ về mặt giá trị, còn về thời gian sử dụng thì tương đối giống nhau. Đặc biệt là các quy định này không phải là bất biến, mà nó có thể thay đổi để phù hợp với giá trị thị trường và các yếu tố khác.
    Ví dụ như theo quyết định số 507/TC ngày 22/7/1986 quy định TSCĐ phải là những tư liệu lao động có giá trị trên 100 ngàn đồng và thời gian sử dụng lớn hơn 1 năm. Hiện nay, căn cứ vào trình độ quản lý và thực tế nền kinh tế nước ta, Bộ tài chính đã quy định cụ thể 2 chỉ tiêu trên qua quyết định 166/1999/QĐ-TBC ra ngày 30/12/1999. Đó là:
    - Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên
    - Có giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên.
    Những tư liệu lao động nào không thoả mãn hai chỉ tiêu trên thì được gọi là công cụ lao động nhỏ. Việc Bộ tài chính quy định giá trị để xác định tài sản nào là TSCĐ là một quyết định phù hợp, tạo điều kiện dễ dàng hơn cho quản lý và sử dụng TSCĐ, đồng thời đẩy nhanh việc đổi mới trang thiết bị, công cụ dụng cụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
    1.2 Đặc điểm của TSCĐ
    Một đặc điểm quan trọng của TSCĐ là khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh nó bị hao mòn dần và giá trị hao mòn đó được dịch chuyển vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Khác với công cụ lao động nhỏ, TSCĐ tham gia nhiều kỳ kinh doanh, nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến lúc hư hỏng.
    Tuy nhiên, ta cần lưu ý một điểm quan trọng, đó là chỉ có những tài sản vật chất được sử dụng trong quá trình sản xuất hoặc lưu thông hàng hoá dịch vụ mà thoả thuận 2 tiêu chuẩn trên, mới được gọi là TSCĐ. Điểm này giúp ta phân biệt giữa TSCĐ và hàng hoá. Ví dụ máy vi tính sẽ là hàng hoá hay thay vì thuộc loại TSCĐ văn phòng, nếu doanh nghiệp mua máy đó để bán. Nhung nếu doanh nghiệp đó sử dụng máy vi tính cho hoạt động của doanh nghiệp thì máy vi tính đó là TSCĐ.
    Tài sản cố định cũng phân biệt với đầu tư dài hạn, cho dù cả hai loại này đều được duy trì quá một kỳ kế toán . Nhưng đầu tư dài hạn không phải được dùng cho hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp . Ví dụ như đất đai được duy trì để mở rộng sản xuất trong tương lai, được xếp vào loại đầu tư dài hạn. Ngược lại đất đai mà trên đó xây dựng nhà xưởng của doanh nghiệp thì nó lại là TSCĐ.
    2. Phân loại TSCĐ
    Là một yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất, TSCĐ không ngừng được cải tiến và đầu tư đổi mới. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và sự phát triển của nền kinh tế đã dẫn đến sự ra đời của hàng loạt các loại TSCĐ có đặc điểm và yêu cầu quản lý khác nhau. Sự đa dạng này đã đặt ra yêu cầu cho công tác quản lý và hạch toán TSCĐ cần thiết phải phân loại TSCĐ.
    Phân loại TSCĐ là sắp xếp TSCĐ thành từng nhóm, từng loại theo những đặc trưng nhất định. Sự sắp xếp này tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác tối đa công dụng của TSCĐ và phục vụ tốt cho công tác thống kê TSCĐ.
    Tài sản cố định có thể được phân theo nhiều tiêu thức khác nhau, như theo hình thái biểu hiện, theo nguồn hình thành, theo công dụng và tình hình sử dụng . mỗi một cách phân loại sẽ đáp ứng được những nhu cầu quản lý nhất định cụ thể:
    2.1 Theo hình thái biểu
    Tài sản cố định được phân thành TSCĐ vô hình và TSCĐ hữu hình
     
Đang tải...