Luận Văn Tổ chức công tác kế toán tại công ty Dệt 19/5 Hà Nội

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tổ chức công tác kế toán tại công ty Dệt 19/5 Hà Nội
    LỜI NÓI ĐẦU
    Trải qua 19 năm chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước, đất nước ta đã và đang giành được nhiều thành tựu trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là về kinh tế. Bước sang nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại và cạnh tranh gay gắt đã đặt ra những khó khăn thách thức và không ít những cơ hội buộc các doanh nghiệp phải tổ chức tốt hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ động phát huy những khả năng hiện có, tận dụng mọi điều kiện có thể nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mình trong nền kinh tế thị trường.
    Được thành lập vào những năm đầu của công cuộc xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc, Công ty Dệt 19/5 Hà Nội đã trải qua nhiều bước phát triển với không ít những khó khăn thách thức, đến nay công ty đã đạt nhiều thành tựu to lớn, không ngừng khẳng định thương hiệu HATEXCO trên thị trường trong nước và thế giới. Đặc biệt công ty đã góp phần không nhỏ vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
    Là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ với những sản phẩm sản xuất chính là sợi cotton và vải bạt các loại, để có thể tổ chức tốt hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý tốt từ khâu đầu vào tới khâu tiêu thụ thì công tác tổ chức kế toán tại công ty dệt 19/5 có vai trò rất quan trọng. Với đội ngũ nhân viên kế toán giàu tâm huyết, nhiệt tình và năng động đã giúp công ty có thể quản lý tốt tất cả các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả và kết quả sản xuất kinh doanh c☺ho công ty. Mặt khác phòng kế toán cũng có mối quan hệ rất mật thiết với các phòng ban khác trong công ty, cùng với các phòng ban khác thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.
    Qua quá trình thực tập tại công ty, được sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn Trần Thị Phượng và cán bộ phòng tài vụ đã giúp em hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp. Em xin chân thành cảm ơn!
    Báo cáo thực tập tổng hợp gồm hai phần:
    -Phần I: Những vấn đề chung về hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý tại công ty dệt 19/5 Hà Nội
    Phần II: Tổ chức công tác kế toán tại công ty Dệt 19/5 Hà Nội

    PHẦN I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ QUẢN LÍ TẠI CÔNG TY DỆT 19-5 HÀ NỘI

    I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY DỆT 19-5 HÀ NỘI.
    Công ty dệt 19-5 Hà Nội, trụ sở tại 203 Nguyễn Huy Tưởng – Thanh Xuân Hà Nội là loại hình doanh nghiệp Nhà nước thuộc sở Công nghiệp Hà Nội. Tên giao dịch HATEXCO là một thương hiệu rõ nét trên thị trường.
    Công ty có 4 địa điểm sản xuất chính:
    Tại Thanh Xuân, diện tích 45000 m²
    Tại phưòng Mai Động, quận Hoàng Mai -89 Lĩnh Nam
    Tại xã Thanh Liệt, diên tích 15000 m²
    Cơ sở mới tại khu công nghiệp Đồng Văn – Hà Nam, diện tích 100000 m² mà sau này công ty sẽ chuyển cơ sở vào đó.
    Tiền thân của công ty là xí nghiệp dệt 8-5 Hà Nội ( tức là lấy tên ngày bầu cử quốc hội), được thành lập chính thức vào tháng 10 năm 1959 trên sơ sở hợp nhất các doanh nghiệp tư nhân như: Dệt Việt Thắng, công ty Tây Hồ
    Mục tiêu chung của công ty là từng bước mở rộng thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh và tìm kiếm lợi nhuận. Tính đến nay đã trải qua 46 năm xây dựng và trưởng thành, công ty đã từng bước khẳng định thương hiệu 19-5 trên thị trường. Có thể tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của công ty qua 3 giai đoạn sau:
    *Giai đoạn 1959-1973:
    Gai đoạn này công ty được thành phố Hà Nội công nhận là xí nghiệp quốc doanh 8-5 gồm các HTX dệt bít tất, khăn mặt, dệt vải. Trong những ngày đầu thành lập quy mô của công ty rất nhỏ, chỉ có một cơ sở sản xuất kinh doanh duy nhất. Trụ sở của công ty được đặt tại số 4 Hàng Chuối, Hà Nội. Nhiệm vụ sản xuất chủ yếu của công ty trong giai đoạn này là thực hiện gia công cho nhà nước, phục vụ cho ngành công nghiệp quốc phòng và bảo hộ lao động. Trong thời kỳ này, cơ sở vật chất kĩ thuật còn nghèo nàn lạc hậu, công ty mới chỉ đầu tư được một số ít máy móc thiết bị. Dây chuyền sản xuất chủ yếu là máy dệt Trung Quốc, loại máy dệt phổ thông thích ứng với quy mô sản xuất nhỏ, năng suất thấp. Sản phẩm của công ty chủ yếu là bít tất, vải kaki, vải phin kẻ, khăn mặt. Công ty sản xuất theo chỉ tiêu kế hoạch nhà nước và chỉ việc giao nộp sản phẩm theo kế hoạch định sẵn. Số lượng công nhân khoảng 250 người với 20 cán bộ, còn lại là công nhân bậc trung bình và thấp. Trình độ quản lý thấp công với ảnh hưởng của cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp nên hiệu quả không cao. Tuy vậy trong thời kì đầu đầy gian nan và thử thách này, tập thể cán bộ và công nhân viên đã không ngừng nỗ lực để vươn lên về mọi mặt.
    Năm 1964, diễn ra sự kiện vịnh Bắc Bộ, đế quốc Mỹ tiến hành phá hoại miền Bắc chủ trương của nhà nước ta lúc đó là vừa sản xuất vừa chiến đấu nên một bộ phận của công ty phải chuyển về nông thôn để sản xuất là thôn Văn, xã Thanh Liệt làm nhiệm vụ se sợi và dệt vải. Thời kỳ này công ty nhập 50 máy dệt Trung Quốc từ nhà máy dệt Nam Định. Năm 1967 theo quy định của thành phố, Công ty tách một bộ phận dệt bít tất thành lập xí nghiệp dệt kim Hà Nội. Thời kỳ này quy mô sản xuất của công ty được mở rộng cơ sở vật chất được xây dựng, máy móc thiết bị được trang bị tốt hơn, năng suất và hiệu quả sản xuất ngày càng được nâng cao.
    *Giai đoạn 1973-1986:
    Sau khi tách một bộ phận xí nghiệp dệt kim Hà Nội, công ty chỉ còn thực hiện chức năng sản xuất mặt hàng duy nhất là vải bạt. Do đó UBND Thành phố Hà Nội đã quyết định cho nhà máy đổi tên thành xí nghiệp dệt bạt Hà Nội. Trong giai đoạn này, xí nghiệp vẫn được nhà nước bao cấp, sản xuất theo kế hoạch ở trên giao do đó hoạt động sản xuất và tiêu thụ khá ổn định. Trong giai đoạn này công ty chuyển trụ sở về phường Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội. Năm 1980 xí nghiệp được duyệt luận chứng kinh tế kĩ thuật cho xây dựng cơ sở mới với tổng diện tích là 4,5 ha, kế hoạch xây dựng trong 5 năm ( từ 1981 đến 1985). Đến cuối năm 1985 hoàn thành và chính thức đi vào hoạt động. Tiếp đó xí nghiệp được UBND thành phố đầu tư thêm 100 máy dệt Tiệp Khắc, đồng thời đưa một số cán bộ công nhân của công ty sang Tiệp để đào tạo nhằm nâng cao tay nghề, trình độ quản lý, trình độ sử dụng máy móc kĩ thuật hiện đại. Do có sự đầu tư trên mà trong giai đoạn này năng suất và hiệu quả sản xuất của công ty được nâng cao rõ rệt. Nhu cầu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm xí nghiêp tăng lên từ 1,8 đến 2,7 triệu m/năm, số lượng lao đọng có khoảng 1256 người tăng lên 1776 người, số máy dệt tăng lên khoảng 200 máy, nhu cầu nguyên liệu( sợi bông ) khoảng 500 tấn/ năm.
    Với những thành tựu trên, năm 1983 UBND thành phố quyết định chuyển đổi tên công ty thành xí nghiệp dệt 19-5.
     
Đang tải...