Tiến Sĩ Tổ chức công tác kế toán ở các tập đoàn kinh tế Việt Nam theo mô hình công ty mẹ - công ty con

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ
    Đề tài: Tổ chức công tác kế toán ở các tập đoàn kinh tế Việt Nam theo mô hình công ty mẹ - công ty con
    Định dạng file word dài 174 trang


    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    Trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay thì vấn đề củng cố và phát huy hơn nữa vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế Nhà nước, mà điển hình là các Tổng công ty Nhà nước, là nhiệm vụ khó khăn nhưng hết sức cần thiết. Sự đòi hỏi này xuất phát từ việc kinh tế nhà nước luôn được Đảng và Nhà nước xác định là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Vấn đề này đã trở thành một tất yếu khách quan như Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng đề ra: “Xây dựng các Tổng công ty Nhà nước đủ mạnh để làm nòng cốt trong những tập đoàn kinh tế lớn, có năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế; từng bước hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh”. Thực hiện chủ trương của Đảng, một số Tổng công ty Nhà nước trong những ngành then chốt sau khi được cổ phần hoá, sắp xếp lại đã hoạt động rất có hiệu quả và đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân tạo tiền đề cho sự ra đời của một số tập đoàn kinh tế nhà nước mạnh theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Bên cạnh đó cũng là sự xuất hiện của không ít các doanh nghiệp có quy mô tương đối lớn thuộc hình thức sở hữu tư nhân hoạt động theo mô hình tập đoàn kinh tế.
    Cùng với sự phát triển về quy mô và số lượng thì vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý đối với các tập đoàn kinh tế Việt Nam được đặt ra như một đòi hỏi cần thiết. Trong đó, sử dụng công cụ kế toán - một công cụ quan trọng của hệ công cụ quản lý kinh tế cần phải được nghiên cứu, tổ chức hợp lý và khoa học, vận dụng vào thực tiễn đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên trên thực tế, việc quản lý tập đoàn kinh tế ở nước ta thông qua công cụ kế toán còn nhiều bất cập, chưa đi vào nề nếp. Đặc biệt là vấn đề tổ chức công tác kế toán, vấn đề cung cấp thông tin kế toán tài chính và kế toán quản trị phục vụ cho công tác quản trị trong các tập đoàn kinh tế. Do đó, nghiên cứu đề tài “Tổ chức công tác kế toán ở các tập đoàn kinh tế Việt Nam theo mô hình công ty mẹ - công ty con” là vấn đề vừa có ý nghĩa về mặt lý luận, đồng thời là vấn đề mang tính thời sự cấp thiết, giúp cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý và các tập đoàn kinh tế vận dụng vào thực tiễn, nghiên cứu, hoạch định chính sách, quản lý trong quá trình phát triển nền kinh tế nói chung và phát triển tập đoàn kinh tế nói riêng.
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
    Trên cơ sở phân tích lý luận, khái quát hoá về mặt phương pháp, luận án sẽ làm rõ tính tất yếu khách quan của việc hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế theo mô hình công ty mẹ - công ty con cũng như ý nghĩa của tổ chức công tác kế toán trong các tập đoàn kinh tế theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Luận án vận dụng những vấn đề lý luận vào thực tiễn nhằm góp phần hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các tập đoàn kinh tế Việt nam, một mô hình đang trở thành tất yếu của quá trình phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
    Luận án không đề cập toàn bộ những vấn đề thuộc về mô hình tập đoàn kinh tế nói chung mà tập trung nghiên cứu những vấn đề về mặt lý luận và thực tiễn về tổ chức công tác kế toán tài chính phục vụ lập BCTC, đặc biệt là BCTCHN và tổ chức kế toán quản trị tại công ty mẹ của các tập đoàn kinh tế Việt nam theo mô hình công ty mẹ - công ty con hiện nay. Phân tích, đánh giá những ưu điểm và hạn chế của việc tổ chức công tác kế toán nhằm tăng cường công tác quản trị tập đoàn kinh tế.
    4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
    - Luận án đã hệ thống hoá và phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về tập đoàn kinh tế và tổ chức công tác kế toán trong các tập đoàn kinh tế như vai trò, đặc điểm của tập đoàn kinh tế, đặc điểm tổ chức quản lý ở tập đoàn kinh tế cũng như nguyên tắc, nội dung tổ chức công tác kế toán ở các tập đoàn kinh tế. Đồng thời, luận án nghiên cứu kinh nghiệm về tổ chức công tác kế toán trong các tập đoàn kinh tế ở một số nước phát triển để từ đó rút ra những bài học hữu ích cho Việt nam trong tổ chức công tác kế toán đối với các tập đoàn kinh tế.
    - Trên cơ sở khảo sát thực trạng về tổ chức công tác kế toán trong các tập đoàn kinh tế thuộc các lĩnh vực kinh doanh, các thành phần kinh tế khác nhau, luận án đã đánh giá khách quan về thực trạng tổ chức công tác kế toán trong các tập đoàn kinh tế Việt Nam trên cả góc độ về tổ chức kế toán tài chính và tổ chức kế toán quản trị.
    - Luận án đã đề xuất một số giải pháp hoàn thiện khá toàn diện cả về lý luận và thực tiễn cho việc tổ chức công tác kế toán trong các tập đoàn kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả của công cụ kế toán trong quản trị tập đoàn kinh tế.
    5. Kết cấu luận án
    luận án gồm 3 chương:
    Chương 1: Lý luận chung về tập đoàn kinh tế và tổ chức công tác kế toán ở các tập đoàn kinh tế theo mô hình công ty mẹ - công ty con
    Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán ở các tập đoàn kinh tế Việt Nam theo mô hình công ty mẹ - công ty con
    Chương 3: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán ở các tập đoàn kinh tế Việt Nam theo mô hình công ty mẹ - công ty con


    Chương 1
    LÝ LUẬN CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC
    CÔNG TÁC KẾ TOÁN Ở CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ
    THEO MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON
    1.1. TÍNH TẤT YẾU CỦA SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ THEO MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON
    1.1.1. Quan niệm về tập đoàn kinh tế
    Quan niệm về tập đoàn kinh tế và nhận diện về loại hình tập đoàn kinh tế là rất đa dạng. Tập đoàn kinh tế ở các nước khác nhau được gắn với những tên gọi khác nhau. Nhiều nước gọi là group hay business group, Ấn Độ dùng thuật ngữ business houses, Nhật Bản gọi là keiretsu, Hàn Quốc dùng từ chaebol, Trung Quốc dùng thuật ngữ tập đoàn doanh nghiệp Sự đa dạng về tên gọi hay thuật ngữ sử dụng nói lên tính đa dạng của hình thức liên kết được khái quát chung là tập đoàn kinh tế.
    Quan niệm về TĐKT có sự thay đổi và khác nhau theo thời gian, điều kiện, trình độ phát triển kinh tế, sự phân công chuyên môn hoá, hợp tác hoá giữa các doanh nghiệp, cách tiếp cận và mục tiêu quản lý ở mỗi nước. Điều đó lý giải vì sao cho đến nay không có định nghĩa thống nhất về tập đoàn kinh tế.
    Tập đoàn kinh tế có thể được nhận thức như là “một tổ hợp các công ty độc lập về mặt pháp lý gồm một công ty mẹ và nhiều công ty hay chi nhánh góp vốn cổ phần chịu sự kiểm soát của công ty mẹ. Hoặc đó là một tập đoàn kinh tế và tài chính gồm một công ty mẹ và các công ty khác mà công ty mẹ kiểm soát hay tham gia góp vốn, mỗi công ty con cũng có thể kiểm soát các công ty khác hay tham gia tổ hợp khác” [19].
    Tập đoàn kinh tế cũng có thể được hiểu là “tổ hợp các công ty có tư cách pháp nhân, có mối liên kết với nhau về tài chính, công nghệ, thị trường và các mối liên kết khác xuất phát từ lợi ích của chính những công ty thành viên đó” [39].
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...