Luận Văn Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty CP đầu tư xây dựng Ngân Hàng

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU


    Trong công cuộc đổi mới nền kinh tế,chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa,Việt Nam đã tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đặc biệt là việc đầu tư và phát triển các ngành truyền thống,điều này là cần thiết để hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và thế giới chuẩn bị cho việc gia nhập tổ chức thương mại(WTO).Tuy nhiên cơ chế thị trường với tính năng động vốn có đã tạo ra môi trường cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp với nhau.Để tồn tại và đứng vững trong cuộc cạnh tranh đó,đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm đến tất cả các khâu trong quá trình sản xuất,từ khi doanh nghiệp bỏ vốn ra đến khi doanh nghiệp thu hồi vốn về.Làm thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất? Là câu hỏi đối với tất cả các doanh nghiệp.Có như vậy doanh nghiệp mới đảm bảo có lãi,cải thiện đời sống lao động,thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước,tăng tích luỹ và thực hiện tái sản xuất mở rộng.

    Để thực hiện được điều đó,yêu cầu đặt ra đối với tất cả các doanh nghiệp là phải quản lý chặt chẽ toàn bộ chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trong các doanh nghiệp sản xuất thì chi phí nguyên vật liệu(NVL) chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh cũng như giá thành sản phẩm.Vì vậy các doanh nghiệp phải luôn luôn quan tâm đến việc tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu,giảm mức tiêu hao nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất song vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm,có như vậy sản phẩm làm ra mới đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

    Xuất phát từ thực tế đó, trong thời gian thực tập và tìm hiểu tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng ngân hàng em nhận thấy tầm quan trọng của công tác tổ chức kế toán nguyên vật liệu.Để nhằm hiểu rõ hơn việc thực tiễn công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty CPĐT xây dựng ngân hàng,với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Nguyễn Thị Quý cùng sự giúp đỡ và tạo điều kiện của các cô chú, các anh chị trong phòng kế toán của công ty CPĐT xây dựng Ngân Hàng, em đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu taị công ty CPĐT xây dựng Ngân Hàng”.



    Ngoài phần mở đầu và kết luận ra thì chuyên đề gồm 3 phần:



    ChươngI: Các vấn đề chung về kế toán nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ

    Chương II: Thực tế công tác kế toán nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng ngân hàng

    Chương III: Nhận xét và kiến nghị về công tác kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ











    PHẦN I

    CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN NL,VLVÀ CCDC


    I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA NL, VLVÀ CCDC TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH

    1. Khái niệm và đặc điểm của NL,VL và CCDC:

    a. Khái niệm của NL,VL và CCD:

    + Nguyên liệu, vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất là đối tượng lao động. Một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ là cơ sở vật chất cấu tạo nên cơ sở vật chất của sản phẩm.

    + Công cụ, dụng cụ là những tư liệu lao động không thỏa mãn định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định hữu hình. Ngoài ra những tư liệu lao động không có tính bền vững như đồ dùng bằng sành sứ, thủy tinh, giầy dép và quần áo làm việc dù thỏa mãn định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình nhưng vẫn coi là CC, DC.

    b- Đặc điểm của nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ:

    + Đặc điểm của NL,VL:

    Chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất chế tạo sản phẩm và cung cấp dịch vụ

    Khi tham gia vào một quá trình sản xuất NL,VL thay đổi hoàn toàn hình thái vật chất ban đầu và giá trị được chuyển toàn bộ một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh.

    + Đặc điểm của công cụ dụng cụ

    - Tham gia vào nhiều chu kì sản xuất chế tạo sản phẩm và cung cấp dịch vụ

    - Khi tham gia vào quá trình sản xuất vẫn giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu, giá trị bị hao mòn dần được dịch chuyển từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kì.

    2. Vai trò của kế toán NL,VLvà CCDC trong sản xuất kinh doanh:

    Để phát huy vai trò, chức năng của kế toán trong công tác quản lý NL,VLvà CCDC trong doanh nghiệp thì kế toán cần thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau:

    Tổ chức ghi chép phản ánh chính xác, kịp thời số lượng, khối lượng, phẩm chất, quy cách và giá trị thực tế của từng loại, từng thứ NL,VLvà CCDC nhập xuất và tồn kho.

    Vận dụng đúng đắn các phương pháp hạch toán, phương phát tính giá NL,VL và CCDC nhập, xuất, tồn.

    Mở các loại sổ (thẻ) kế toán chi tiết theo từng thứ NL,VLvà CCDC theo đúng chế độ và phương pháp quy định.

    Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch mua hàng, tình hình dự trữ và sử dụng NL,VL và CCDC.

    Tham gia kiểm tra đánh giá NL,VLvà CCDC theo chế độ quy định của nhà nước.

    Cung cấp thông tin về tình hình nhập, xuất, tồn kho NL,VLvà CCDCphục vụ cho công tác quản lý. Định kỳ phân tích tình hình mua hàng, bảo quản và sử dụng NL,VL và CC, DC.

    II- PHÂN LOẠI VÀ ĐÁNH GIÁ NL,VL VÀ CC, DC.

    1- Phân loại NL,VL và CCDC:

    Để tiến hnàh hoạt đọng sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải sử dụng rất nhiều loại NL,VL và CCDC có vai trò, chức năng và đặc tính lý hóa khác nhau để phù hợp với mục đích kinh doanh của mình. Để tiến hành công tác quản lý và hạch toán NL,VL và CCDC có hiệu quả thì phải tiến hành phân loại NL,VL và CCDC

    Căn cứ vào vai trò và chức năng của NL,VL trong quá trình sản xuất kinh doanh, NL,VL trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh được chia thành các loại sau:

    NL,VL chính là các loại NL,VL khi tham gia vào quá trình sản xuất cấu thành lên thực thể vật chất của sản phẩm.

    Vật liệu phụ là những loại NL,VL khi tham gia vào quá trình sản xuất không cấu thành lên thực thể của sản phẩm nhưng có vai trò nhất định và cần thiết cho quá trình sản xuất.

    Căn cứ vào công dụng vật liệu phụ được chia thành các nhóm:

    + Nhóm vật liệu làm tăng chất lượng NL,VL chính.

    + Nhóm vật liệu làm tăng chất lượng sản phẩm.

    + Nhóm vật liệu đảm bảo cho quá trình sản xuất

    Nhiên liệu là loại vật liệu phụ trong quá trình sản xuất có tác dụng cung cấp nhiệt lượng.

    Phụ tùng thay thế là những chi tiết, phụ tùng máy móc, thiết bị được dự trữ để sử dụng cho việc sửa chữa và thay thế cho các bộ phận của TSCĐ hữu hình.

    Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Là các loại vật liệu và thiết bị dùng cho công tác XDCB để hình thành lên TSCĐ

    Vật liệu khác bao gồm các loại vật liệu chưa được phản ánh ở các loại vật liệu trên.

    * CCDC trong doanh nghiệp sản xuất được phân như sau:

    - Dụng cụ giá lắp, đồ nghề chuyên dùng cho sản xuất

    - CCDC dùng cho công tác quản lý

    - Quần,áo, bảo hộ lao động

    - Khuân mẫu đúc sẵn

    - Lán, trại tạm thời

    - Các loại bao bì dùng để chứa đựng hàng hóa, vật liệu

    + Các loại CCDC khác được chia làm 3 loại:

    - Công cụ, dụng cụ

    - Bao bì luân chuyển

    - Đồ dùng cho thuê.

    Để phục vụ cho công tác quản lý và kế toán chi tiết NL,VL và CCDC trong các doanh nghiệp sản xuất ta có thể căn cứ vào từng đặc tính lý hóa của từng loại để chia thành từng nhóm, thứ NL,VL và CCDC cho phù hợp với mục đích kinh doanh của từng doanh nghiệp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...